Kết quả chạy WAsP về tốc độ gió tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 48 - 52)

3.2.2. Hiện trạng phát triển điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận

Với tiềm năng gió lớn nhất cả nước, Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh được đầu tư các dự án điện gió cũng như xây dựng các quy hoạch phát triện điện gió của tỉnh. Các dự án đã xây dựng và đang đi vào hoạt động tại khu vực hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trình bày cụ thể ở phần sau) tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án trong tương lai. Những kinh nghiệm khi đầu tư xây dựng một dự án điện gió nối lưới được đúc rút từ những dự án thực hiện trước đó, các thiết bị vận chuyển, lắp đặt chuyên dụng cũng như sự nâng cấp đường xá, trạm điện, đường dây tải điện góp phần giảm bớt những khó khăn khi mở rộng quy mơ phát triển điện gió trong khu vực hai tỉnh.

Tại Ninh Thuận, đã có 3 dự án điện gió được chính thức khởi cơng. Dự án Nhà máy Điện gió (NMĐG) Trung Nam là dự án đầu tiên khởi công ngày 27/8/2016 nằm trên địa bàn hai xã Lợi Hải và Bắc Phong (Thuận Bắc), đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc “cách mạng” năng lượng sạch cũng như về tiềm năng gió ở tỉnh Ninh Thuận. Dự án NMĐG Trung Nam do Cơng ty Cổ phần Điện gió Trung Nam làm chủ đầu tư có 45 tua-bin, với quy mô công suất 90MW, tổng vốn đầu tư 3.965 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2018 hoàn thành, với sản lượng điện hằng năm khoảng 259,7triệukWh. NMĐG Mũi Dinh là dự án thứ hai khởi công ngày 30/08/2016 do Cơng ty EAB (Cộng hịa Liên bang Đức) làm chủ đầu tư. Dự án nằm tại thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, Thuận Nam) gồm 16 tua-bin, với tổng công suất 37,6MW, được xây dựng trên diện tích 12ha, với nguồn vốn đầu tư 1.272 tỷ đồng. Thứ ba, Nhà máy điện gió Đầm Nại quy mơ 9,6ha (16 tua-bin) tại vùng tứ giác xã Bắc Sơn, Bắc Phong (huyện Thuận Bắc) và xã Tân Hải, Phương Hải (huyện Ninh Hải) có vốn đầu tư 1.523 tỉ đồng đã chính thức khởi cơng ngày 28/4/2017, do liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam là Công ty Cổ phần TSV Investment và đối tác nước ngồi là Cơng ty The Bule Circle làm chủ đầu tư.

Tại Bình Thuận, tính đến giữa năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 19 dự án điện gió với tổng cơng suất đăng ký đầu tư 1.192,5MW được UBND chấp thuận chủ

trương khảo sát, nghiên cứu và cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư. Trong 19 dự án, có 05 dự án đã được UBND cấp Giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 186,9ha, tổng cơng suất 236MW; 11 dự án đang hoàn chỉnh hồ sơ theo góp ý của các Sở, ngành, địa phương trình xin phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư với diện tích 8.862ha, tổng cơng suất 706,5MW, thu hồi 01 chủ trương khảo sát với công suất 100MW (IMPSA); 03 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư với tổng công suất dự kiến 150 MW. Đối chiếu với các vị trí “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Bộ Cơng Thương phê duyệt tại Quyết định số 4715/QĐ-BCT ngày 16/8/2012, hiện nay đã lấp đầy với tổng diện tích 11.825,9ha. Đến nay, đã có 03 dự án đi vào hoạt động với tổng công suất 60MW đã hồn thành, phát điện, đó là dự án Phong điện 1 – Bình Thuận (giai đoạn 1 – 30MW), dự án điện gió đảo Phú Quý (6MW), dự án điện gió Phú Lạc (giai đoạn 1- 24MW).

3.2.3. Cơng nghệ tua-bin gió phát triển

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất tua-bin gió với cơng suất và giá thành khác nhau. Mỗi một dự án, tại mỗi khu vực, với tiềm năng gió, điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn khác nhau sẽ có loại tua-bin phù hợp. Chủ dự án có thể dựa vào những chỉ tiêu sau để lựa chọn tua-bin phù hợp điều kiện cụ thể từng dự án [23,26].

* Các chỉ tiêu chung

+ Đường đặc tính cơng suất phát ra của tua-bin gió phù hợp với chế độ gió của vùng thực hiện dự án

+ Vận hành an tồn, chính xác

+ Sản lượng điện hàng năm phát ra cao, chất lượng điện sản xuất ra phải bảo đảm các yêu cầu của Người mua điện (như các thông số về điện áp danh định, độ dao động điện áp, tần số phát của dịng điện, độ sai lệch tần số, cơng suất yêu cầu…) + Giá thành thiết bị hợp lý, thiết bị thay thế (spare pats) phải sẵn có, …

+ Hiệu ứng bóng râm nhấp nháy và tiếng ồn phát ra trong quá trình làm việc phải ở trong dải phạm vi cho phép

+ Độ tin cậy, uy tín của Nhà sản xuất, hãng sản xuất

+ Khả năng độ bền, sự chịu đựng của thiết bị trong điều kiện làm việc như nhiệt độ cao, gió bão, độ ẩm, hơi muối nước biển…

+ Thuận lợi trong việc vận chuyển, lắp dựng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa + Hình dáng có tính thẩm mỹ cao

+ Chịu được cấp động đất tại khu vực xây dựng nhà máy.

* Các căn cứ cụ thể

+ Khả năng đầu tư của Chủ đầu tư: Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt Nam; Công ty TNHH Xây dựng - Thương Mại - Du lịch Công Lý, cơng ty TNHH Thuận Bình... + Qui mơ diện tích đất, vị trí kích thước hình học của khu vực dự án.

+ Kết quả khảo sát địa hình, địa chất tại khu vực xây dựng dự án.

+ Điều kiện gió tại địa điểm xây dựng dự án (kể cả bão, gió xốy, gió giật…) + Điều kiện vận chuyển và khả năng thi công lắp dựng tua-bin tại Việt Nam. + Độ an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế, giá mua và dịch vụ sau bán

hàng của hãng sản xuất.

+ Khả năng sản xuất, điều kiện và thời hạn giao hàng của các hãng chế tạo tua-bin. + Kích thước hình học cũng như đặc tính kỹ thuật của tua-bin gió phát điện.

Hiện nay, các hãng sản xuất tua-bin gió đều có thể đáp ứng đa số các chỉ tiêu trên, việc cần cân nhắc lựa chọn là giá cả, gam cơng suất có phù hợp với điều kiện và khả năng vận chuyển, lắp dựng thi công để thực hiện dự án[24].

Để chọn loại tua-bin phù hợp với dự án, nhà đầu tư có thể sử dụng phần mềm WAsP để tính tốn cơng suất lắp đặt phù hợp và đưa ra quyết định. Dưới đây là một vài ví dụ tính tốn sản lượng điện thu được trung bình năm tại các vị trí khác nhau khi lắp đặt các loại tua-bin khác nhau. Các giá trị tổng lượng năng lượng lý thuyết thu được và độ hao hụt được sử dụng chính để so sánh hiệu quả lắp đặt của

các loại tua-bin khác nhau đối với dự án, nhằm giúp chủ đầu tư có cơ sở, căn cứ cụ thể để quyết định loại tua-bin phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 48 - 52)