Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển điện gió

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 57 - 65)

3.1 .QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ

3.2. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN

3.2.4. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển điện gió

3.2.4.1. Chính sách hỗ trợ điện gió nối lưới

Ngày 21 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030; theo đó Quy hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,… đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức khơng đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000MW vào năm 2020, khoảng 6.200MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030 [16].

Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triến điện gió, đặc biệt là đối với các dự án điện gió nối lưới. Theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2011 [17], các dự án điện gió nối lưới được hưởng các ưu đãi sau:

Thứ nhất, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí.

Huy động vốn đầu tư:

a) Nhà đầu tư được huy động vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện gió.

b) Các dự án điện gió được hưởng các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Thuế nhập khẩu:

Dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, ưu đãi về hạ tầng đất đai.

+ Các dự án điện gió và cơng trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

+ Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện gió. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

Thứ ba, ưu đãi về trợ giá:

Hiện nay, với xu hướng giá điện gió đang giảm và giá nhiệt điện chạy than, thủy điện đang tăng là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư vào điện gió. Tuy nhiên giá điện gió hiện tại vẫn ở mức cao [14,15]. Do đó, chính phủ đã và đang có những chính sách ưu đãi dành cho phát triển điện gió. Ngày 8 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ban hành thơng tư số 96/2012/TT-BTDC [5] về hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới thơng qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011

của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Cơ chế hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới như sau:

+ Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các Dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614đồng/KWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tương đương 7,8UScents/KWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

+ Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các NMĐG là 207đồng/KWh (tương đương 1,0UScents/KWh) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

Dự án NMĐG Bạc Liêu là dự án đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Châu Á được đầu tư xây dựng các trụ tua-bin gió trên vùng ven biển có địa chất tương đối phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên được hưởng cơ chế trợ giá theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg với mức giá đặc biệt là 9,8Uscents/KWh điện.

So sánh với bảng kết quả phân tích tài chính của dự án NMĐG Bình Thuận I, có thể thấy giá bán điện gió hiện tại của nước ta vẫn cịn thấp hơn nhiều so với tính tốn của chủ đầu tư. Do đó cần có những giải pháp tăng giá mua điện hay thay đổi cơ chế hỗ trợ giá thích hợp hơn nhằm kích thích thị trường điện gió phát triển.

3.2.4.2. Quy hoạch phát triển điện gió tại địa phương

Bình Thuận [2]:

Ngày 16/8/2012 Bộ Cơng Thương đã có Quyết định số 4715/QĐ-BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với các nội dung: Đến năm 2020, tổng công suất lắp đặt đạt xấp xỉ 700MW với sản lượng điện gió tương ứng 1.500triệukWh; đến năm 2030, dự kiến công suất lắp đặt tích luỹ đạt khoảng 2.500MW với sản lượng điện gió tương ứng là 5.475triệukWh. Danh mục phát triển dự án điện gió giai đoạn đến năm 2020 có các dự án ở 4 khu vực như sau:

Bảng 10: Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030

Khu vực Dự án Công suất (MW)

1 Điện gió phong điện 1 – Bình Thuận Điện gió Phú Lạc

Điện gió Phước Thể Điện gió Hịa Minh

120 50 28 14,5 2 Điện gió Phan Rí Thành

Điện gío Hịa Thắng 1.1 Điện gió Hồ Thắng 1.2 Điện gió Hịa Thắng 1.3 Điện gió Hịa Thắng 2

Điện gió Thuận Nhiên Phong Điện gió Hồ Thắng 4 30 85,5 30 20 40 32 30 3 Điện gió Hồng Phong 1

Điện gió Hồng Phong 2 Điện gió Thiện Nghiệp

40 20 40 4 Điện gió Tiến Thành 1

Điện gió Tiến Thành 2 Điện gió Tiến Thành 3 Điện gió Hàm Cường 1 Điện gió Hàm Cường 2 Điện gió Hàm Kiệm 1 Điện gió Hàm Kiệm 2

20 15 20 15 20 15 15

Ninh Thuận [3]

Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Bộ cơng thương đã kí quyết định số 2574/QĐ- BCT về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Năm khu vực quy hoạch cụ thể như sau:

Bảng 10: Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Vùng Phân bố Tổng diện tích (ha) Công suất dự kiến (MW) 1

Huyện Thuận Bắc (Xã Công Hải, Lợi Hải, Bắc Phong) và huyện Ninh Sơn (Xã Nhơn Sơn, Mỹ Sơn) và huyện Ninh Hải (Xã Xuân Hải) và huyện Bác Ái (Xã Phước Trung)

2.446 163

2 Huyện Ninh Hải và TP Phan Rang- Tháp

Chàm (Phường Văn Hải, Đông Hải) 3.926 262

3

Huyện Ninh Phước (Xã Phước Vinh, Phước Sơn, Phước Hậu, Phước Thái, Phước Hữu) Thuận Nam (Phước Minh, Phước Ninh, Nhị Hà)

5.664 378

4

Vùng ven biển huyện Ninh Phước (Xã Anh Hải, Phước Hải, Thị trấn Phước Dân, Phước Thuận) và Thuận Nam (Phước Nam, Phước Minh, Phước Dinh, Phước Diêm)

3.132 209

5

Huyện Ninh Sơn (Thị trấn Tân Sơn, Quảng Sơn) và Huyện Bắc Ái (Xã Phước Thắng, Phước Tiến)

6.264 418

3.2.4.3. Cơ chế hợp tác quốc tế

Việt Nam mới tham gia và thị trường năng lượng tái tạo này nên còn thiếu nhiều kinh nghiệm về cơng nghệ, trình độ quản lý cũng như năng lực thực hiện dự án, các hiểu biết về quy định quốc tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có sự hợp tác với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, nhất là trong những qui hoạch nghiên cứu lớn, các dự án đầu tư vốn nhiều, công nghệ cao.

Rào cản chính đối với những khoản đầu tư lớn của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng NLTT và HQNL bao gồm: i) giá điện thấp; ii) tiếp cận hạn chế với nguồn tài chính; iii) năng lực thấp trong phát triển dự án thương mại; iv) thiếu dữ liệu đáng tin cậy; v) cơ cấu quản lý và khuôn khổ pháp lý phức tạp.

Chương trình Hỗ trợ Năng lượng Bộ CT/GIZ đang hỗ trợ Chính phủ Việt

Nam xây dựng thị trường NLTT và HQNL thông qua giải quyết những rào cản nêu trên. Dự án Hỗ trợ Mở rộng Quy mơ Điện Gió tại Việt Nam thực hiện trong khoảng thời gian 2014-2018 thông qua hỗ trợ kỹ thuật. Dự án được thực hiện bởi Bộ Công

Thương, Tổng cục Năng lượng và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ). Dự án có

tổng ngân sách là EUR6,900,000 và được ủy quyền bởi Liên bang Bộ Phát triển Kinh tế và Hợp tác (BMZ) theo Sáng kiến Cơng nghệ Khí hậu Đức (DKTI) [11].

Đặc biệt, hai thỏa thuận hợp tác đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (điện gió) tại Bình Thuận và Sóc Trăng do doanh nghiệp của Ireland đầu tư đã được ký kết với tổng trị giá 2,2 tỷ USD. Trong đó, thỏa thuận hợp tác giữa tập đồn Phú Cường và cơng ty Mainstream Renewable Power và công ty General Electric Việt Nam về dự án điện gió cơng suất 800MW tại Sóc Trăng trị giá 2 tỉ USD. Thỏa thuận hợp tác cũng giữa công ty Mainstream Renewable Power của Ireland với công ty Thái Bình Dương xây dựng nhà máy điện gió cơng suất 140MW tại Bình Thuận trị giá 200 triệu USD.

GE là Công ty đã tạo dựng được danh tiếng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam, đặc biệt là về năng lượng gió, đồng thời cũng đã hỗ trợ rất nhiều về mặt kĩ thuật cho các dự án năng lượng tái tạo và sản xuất điện tại Việt Nam[25].

Cơng ty đã cung cấp hơn 62 tua-bin gió cho hai giai đoạn đầu của dự án điện gió Bạc Liêu ở Đồng bằng sông Cửu Long, và gần đây nhất là được chọn trở thành nhà cung cấp 14 tua-bin trong giai đoạn đầu tiên của dự án trang trại gió Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk. Năm 2013, GE và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) ký kết thỏa thuận về “Nghiên cứu tích hợp năng lượng tái tạo”, nhằm mục tiêu phát triển năng lượng gió trở thành một nguồn năng lượng đáng tin cậy sử dụng cho lưới điện Quốc gia.

3.2.4.4. Cơ chế CDM

Việc áp dụng CDM vào dự án có thể khiến các dự án năng lượng tái tạo có tính khả thi và tăng tính cạnh tranh cao hơn. Để có thể phát huy được lợi ích của cơ chế hỗ trợ này cho các doanh nghiệp, các cơ quản quản lý, tư vấn và chỉ đạo về CDM của Việt Nam cần phải tăng cường phổ biến thông tin, thúc đẩy quá trình chuẩn bị và đăng ký các dự án CDM tại Ban điều hành CDM (EB). Các nhà đầu tư cần được hỗ trợ về mặt phương pháp lý luận và số liệu thực tế tại Việt Nam để có thể chứng minh được tính bổ sung của dự án cũng như xây dựng đường cơ sở một cách chính xác và khoa học để có thể thuyết phục EB và đăng ký dự án CDM thành công.

Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khung tế liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCC) ngày 16 tháng 11 năm 1994 và Nghị định thư Kyoto ngày 25 tháng 9 năm 2002.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) được chỉ định làm cơ quan đầu mối quốc gia về UNFCC và thực hiện Nghị định thư Kyoto ở Việt Nam. Sau đó MONRE chỉ định Vụ Hợp tác Quốc tế (ICD) làm Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia (DNA) từ tháng 3/2003 đến tháng 4/2008. Vào tháng 3/2008, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu được thành lập và cục này bắt đầu đảm nhận vai trò làm DNA của Việt Nam từ tháng 5/2008 thay cho Vụ Hợp tác Quốc tế.

Ban điều hành và tư vấn quốc gia về CDM của Việt Nam (CNECB) được thành lập vào tháng 4/2003 với 12 đại diện từ 10 bộ và cơ quan của chính phủ.

Chức năng chính của UNEP, 2004. Thông tin và hướng dẫn về CDM CNECB gồm tư vấn cho MONRE về các chính sách liên quan đến phát triển, thực hiện và quản lý các hoạt động CDM cũng như tham gia quá trình thẩm định và đánh giá các văn kiện dự án (PDD) được nộp lên để phê duyệt. Sau đó CNECB được thay thế bằng Ban chỉ đạo quốc gia Việt Nam về UNFCC và Nghị định thư Kyoto vào ngày 4/7/2007 với 16 đại diện từ 15 bộ và cơ quan chính phủ.

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều tài liệu pháp lý và hướng dẫn về thực hiện UNFCC và Nghị định thư Kyoto. Trong đó có các tài liệu liên quan đến CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto là:

 Chỉ thị số 35/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong đó hướng dẫn các bộ và các cơ quan chính phủ cũng như UBND tỉnh/thành phố thực hiện CDM một cách hiệu quả;

 Quyết định số 47/2007/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007-2010;

 Quyết định số 130/2007/QD-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch;

 Thông tư số 12/2010/TT-BTNMT ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ tài nguyên Môi trường quy định việc xây dựng, cấp thư xác nhận, cấp thư phê duyệt dự án theo Cơ chế phát triển sạch trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto;

 Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực

hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch;

 Thông tư liên tịch số 204/2010/TTLT-BTC-BTN&MT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BTC-BTN&MT hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch.

Một trong số các dự án đã đi vào hoạt động và được áp dụng theo Quyết định số 130/2007/QD-TTg ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch [14]; đó là dự án phong điện I-Bình Thuận. Trong phạm vi dự án Phong điện 1-Bình Thuận, tổng lượng giảm phát thải GHGs hàng năm là 57.129,52 tấn CO2 tương đương với 57.129 CERs. Trong thời gian vận hành tua bin gió 25 năm, tổng lượng CERs được phát hành là 57129*25 CERs.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)