3.1 .QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
3.3.2. Quy hoạch chưa đồng bộ
Tính đến 2017, Bình Thuận có 3 dự án điện gió nối lưới đã đi vào hoạt động. Đa số các dự án còn lại đều triển khai chậm tiến độ so với yêu cầu của UBND tỉnh Bình Thuận. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế về chun mơn và năng lực tài chính. Việc giải quyết về chồng lấn giữa các khu vực Quy hoạch phát triển điện gió của tỉnh với ranh giới điều tra và vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan trong tầng cát đỏ của Bộ Tài nguyên và Mơi trường cịn
chậm đã ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện của các dự án điện gió. Việc ban hành giá đất để áp giá đền bù của tỉnh còn chậm ảnh hưởng đến tiến độ cho thuê đất để triển khai dự án. Một số hộ dân có đất đền bù trong dự án, đi làm ăn xa và một số không phải là người địa phương nên việc tiếp cận để thỏa thuận đền bù gặp khó khăn.
Theo Quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (chỉnh sửa năm 2016) đưa ra mục tiêu phát triển cụ tthể là đưa tổng cơng suất nguồn điện gió từ 140MW hiện nay lên khoảng 800 MW vào năm 2020, khoảng 2000MW vào năm 2025 và khoảng 6000MW vào năm 2030. Điện năng sản xuất từ điện gió chiếm tỷ trọng khoảng 0,8% vào năm 2020, khoảng 1% năm 2025 và khoảng 2,1% trong năm 2030. Tuy nhiên, do 4000MW điện mặt trời mới được bổ sung vào quy hoạch và 15.000MW đang chờ bổ sung nên việc bổ sung thêm công suất về điện gió vào quy hoạch điện lực trong tương lại sẽ gặp khó khăn.
Việc xây dựng quy hoạch lưới điện dựa trên công suất nguồn phát và cơng suất lưới. Do đó việc phát triển các dự án điện gió tại khu vực sẽ phụ thuộc vào sự quy hoạch lưới điện, các trạm biến áp và nâng cấp đường dây tải điện. Tuy nhiên, dựa trên sơ dồ lưới điện và hiện trạng nâng cấp lưới điện tại Ninh Thuận và Bình Thuận chưa đúng tiến độ so với quy hoạch, do đó các dự án có liên quan đến lưới điện trong khu vực sẽ bị chậm tiến độ.