3.1 .QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
3.3. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ
3.3.1. Giá bán điện còn thấp
Hiện giá mua điện gió ở Việt Nam quá thấp nên khó chứng minh tính khả thi của dự án với các ngân hàng để có thể vay vốn (bảng 13). Hiệp hội Điện gió Bình Thuận đã kiến nghị Bộ Công Thương, Chính phủ nâng giá mua điện gió lên 8,77UScent/kWh tương đương với 1.920đồng/kWh đối với điện gió trên bờ và 9,97UScent/kWh cho điện gió trên biển, nhưng đến nay chưa được phê duyệt.
Bảng 12: So sánh giá mua điện gió của Việt Nam và một số quốc gia [13]
Quốc gia
Giá mua điện gió (Uscents/kWh)
Điện gió trên đất liền Điện gió ngồi khơi
Năm mua Giá Năm mua Giá
Việt Nam 20 7,8 20 9,8
Trung Quốc 8,9 23,9
Tây Ban Nha 20 12,2 20 20,2
Đức 20 12,1 20 17,5
Bồ Đào Nha 15 10,0 15 13,1
Đan Mạch 20 20
Hy Lạp 20 11,8 20
Thái Lan 10 11,6 NA
Phi-lip-pin 12 24,6 NA
Một số kết quả phân tích tài chính (bảng 14) dự án điện gió Bình Thuận I (dự án điện gió nối lưới đầu tiên của Việt Nam đã đi vào vận hành) cho thấy giá mua điện gió hiện tại cịn rất thấp.
Bảng 13: Kết quả phân tích tài chính của dự án NMĐG Bình Thuận I [17]
Các chỉ tiêu tài chính đạt được Kết quả tính tốn FIRR = 12% FIRR = 13% FIRR = 14% FIRR = 15%
- Hệ số chiết khấu tài
chính if (%) 8,343 8,343 8,343 8,343
- FIRR đạt được (%) 12,00 13,00 14,00 15,00
- NPV (Tr. VNĐ) 207.364,24 262.718,36 317.245,80 371.067,71
- B/C 1,25 1,31 1,38 1,44
- Thời gian hoàn vốn
(năm) 14,00 13,00 12,00 11,00
- Tỷ suất lợi nhuận
(NPV/I) (%) 17,90 22,68 27,39 32,04
- Giá bán điện
(UScent/KWh) 11,67 12,15 12,62 13,09
Từ các kết quả trên cho thấy để FIRR đạt được các giá trị từ là 12% ÷ 15% thì dự án khả thi với giá bán điện ở mức 11,67 ÷ 13,09UScent/KWh.
Một ví dụ khác, hết năm 2017, Dự án điện gió Phú Lạc 24MW vận hành hơn 01 năm, với sản lượng 62,9 triệu kWh điện trong năm 2017, được mua với giá 7,8UScent chưa gồm VAT. Doanh thu khoảng 110 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi trả nợ, lãi cũng như tiền cho các khoản vận hành nhà máy, lương cho cơng nhân viên, dự án khơng có lãi. Mặc dù Dự án đã được vay vốn ODA với lãi suất ưu đãi thấp.
Dự án điện gió Bạc Liêu, quy mô 99,2MW, đã vận hành giai đoạn II từ tháng 6/2016 cũng phải tự đầu tư đường dây 110kV dài 17km và 1 trạm biến áp 110kV.
Bộ Công Thương vừa có văn bản trình Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển mức giá mua điện gió, đề xuất tăng giá mua điện gió của các dự án trên bờ lên mức giá 8,77UScent/kWh (tương đương khoảng 2.000đồng/kWh); với các dự án trên biển là mức 9,95UScent/kWh (tương đương khoảng 2.250đồng/kWh). Mức giá này được cho là hấp dẫn hơn so với mức giá hiện nay (7,8UScent/kWh). Theo Bộ Công Thương, các dự án điện gió đều gặp khó khăn khi thực hiện mức giá 7,8UScent/kWh. Cụ thể là khó thu xếp vốn vay, lợi nhuận thấp, dự án khơng hiệu quả. Hiện có 23 dự án điện gió khác đăng ký và có Báo cáo nghiên cứu khả thi được Bộ Công thương thu thập cũng đều đề nghị điều chỉnh tăng mức giá điện gió để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Hiệp hội Điện gió Bình Thuận đã đề xuất Bộ Cơng Thương, Chính phủ nâng giá mua điện gió lên 9,5UScent/kWh từ năm 2016. Tuy nhiên, đến nay giá mua điện vẫn chưa được thay đổi.