Hiện trạng phát triển điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 49)

3.1 .QUY TRÌNH XÂY DỰNG MỘT DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ

3.2. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN

3.2.2. Hiện trạng phát triển điện gió tại Ninh Thuận, Bình Thuận

Với tiềm năng gió lớn nhất cả nước, Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh được đầu tư các dự án điện gió cũng như xây dựng các quy hoạch phát triện điện gió của tỉnh. Các dự án đã xây dựng và đang đi vào hoạt động tại khu vực hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận (trình bày cụ thể ở phần sau) tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các dự án trong tương lai. Những kinh nghiệm khi đầu tư xây dựng một dự án điện gió nối lưới được đúc rút từ những dự án thực hiện trước đó, các thiết bị vận chuyển, lắp đặt chuyên dụng cũng như sự nâng cấp đường xá, trạm điện, đường dây tải điện góp phần giảm bớt những khó khăn khi mở rộng quy mơ phát triển điện gió trong khu vực hai tỉnh.

Tại Ninh Thuận, đã có 3 dự án điện gió được chính thức khởi cơng. Dự án Nhà máy Điện gió (NMĐG) Trung Nam là dự án đầu tiên khởi công ngày 27/8/2016 nằm trên địa bàn hai xã Lợi Hải và Bắc Phong (Thuận Bắc), đã đánh dấu bước ngoặt của cuộc “cách mạng” năng lượng sạch cũng như về tiềm năng gió ở tỉnh Ninh Thuận. Dự án NMĐG Trung Nam do Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam làm chủ đầu tư có 45 tua-bin, với quy mơ cơng suất 90MW, tổng vốn đầu tư 3.965 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2018 hoàn thành, với sản lượng điện hằng năm khoảng 259,7triệukWh. NMĐG Mũi Dinh là dự án thứ hai khởi công ngày 30/08/2016 do Cơng ty EAB (Cộng hịa Liên bang Đức) làm chủ đầu tư. Dự án nằm tại thôn Từ Thiện (xã Phước Dinh, Thuận Nam) gồm 16 tua-bin, với tổng công suất 37,6MW, được xây dựng trên diện tích 12ha, với nguồn vốn đầu tư 1.272 tỷ đồng. Thứ ba, Nhà máy điện gió Đầm Nại quy mơ 9,6ha (16 tua-bin) tại vùng tứ giác xã Bắc Sơn, Bắc Phong (huyện Thuận Bắc) và xã Tân Hải, Phương Hải (huyện Ninh Hải) có vốn đầu tư 1.523 tỉ đồng đã chính thức khởi cơng ngày 28/4/2017, do liên doanh giữa doanh nghiệp Việt Nam là Công ty Cổ phần TSV Investment và đối tác nước ngồi là Cơng ty The Bule Circle làm chủ đầu tư.

Tại Bình Thuận, tính đến giữa năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 19 dự án điện gió với tổng cơng suất đăng ký đầu tư 1.192,5MW được UBND chấp thuận chủ

trương khảo sát, nghiên cứu và cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư. Trong 19 dự án, có 05 dự án đã được UBND cấp Giấy chứng nhận đầu tư với diện tích 186,9ha, tổng cơng suất 236MW; 11 dự án đang hồn chỉnh hồ sơ theo góp ý của các Sở, ngành, địa phương trình xin phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư với diện tích 8.862ha, tổng cơng suất 706,5MW, thu hồi 01 chủ trương khảo sát với công suất 100MW (IMPSA); 03 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư với tổng công suất dự kiến 150 MW. Đối chiếu với các vị trí “Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030” được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 4715/QĐ-BCT ngày 16/8/2012, hiện nay đã lấp đầy với tổng diện tích 11.825,9ha. Đến nay, đã có 03 dự án đi vào hoạt động với tổng cơng suất 60MW đã hồn thành, phát điện, đó là dự án Phong điện 1 – Bình Thuận (giai đoạn 1 – 30MW), dự án điện gió đảo Phú Quý (6MW), dự án điện gió Phú Lạc (giai đoạn 1- 24MW).

3.2.3. Cơng nghệ tua-bin gió phát triển

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất tua-bin gió với cơng suất và giá thành khác nhau. Mỗi một dự án, tại mỗi khu vực, với tiềm năng gió, điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn khác nhau sẽ có loại tua-bin phù hợp. Chủ dự án có thể dựa vào những chỉ tiêu sau để lựa chọn tua-bin phù hợp điều kiện cụ thể từng dự án [23,26].

* Các chỉ tiêu chung

+ Đường đặc tính cơng suất phát ra của tua-bin gió phù hợp với chế độ gió của vùng thực hiện dự án

+ Vận hành an tồn, chính xác

+ Sản lượng điện hàng năm phát ra cao, chất lượng điện sản xuất ra phải bảo đảm các yêu cầu của Người mua điện (như các thông số về điện áp danh định, độ dao động điện áp, tần số phát của dịng điện, độ sai lệch tần số, cơng suất yêu cầu…) + Giá thành thiết bị hợp lý, thiết bị thay thế (spare pats) phải sẵn có, …

+ Hiệu ứng bóng râm nhấp nháy và tiếng ồn phát ra trong quá trình làm việc phải ở trong dải phạm vi cho phép

+ Độ tin cậy, uy tín của Nhà sản xuất, hãng sản xuất

+ Khả năng độ bền, sự chịu đựng của thiết bị trong điều kiện làm việc như nhiệt độ cao, gió bão, độ ẩm, hơi muối nước biển…

+ Thuận lợi trong việc vận chuyển, lắp dựng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa + Hình dáng có tính thẩm mỹ cao

+ Chịu được cấp động đất tại khu vực xây dựng nhà máy.

* Các căn cứ cụ thể

+ Khả năng đầu tư của Chủ đầu tư: Công ty CP Năng lượng tái tạo Việt Nam; Công ty TNHH Xây dựng - Thương Mại - Du lịch Công Lý, công ty TNHH Thuận Bình... + Qui mơ diện tích đất, vị trí kích thước hình học của khu vực dự án.

+ Kết quả khảo sát địa hình, địa chất tại khu vực xây dựng dự án.

+ Điều kiện gió tại địa điểm xây dựng dự án (kể cả bão, gió xốy, gió giật…) + Điều kiện vận chuyển và khả năng thi công lắp dựng tua-bin tại Việt Nam. + Độ an toàn, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chỉ tiêu kinh tế, giá mua và dịch vụ sau bán

hàng của hãng sản xuất.

+ Khả năng sản xuất, điều kiện và thời hạn giao hàng của các hãng chế tạo tua-bin. + Kích thước hình học cũng như đặc tính kỹ thuật của tua-bin gió phát điện.

Hiện nay, các hãng sản xuất tua-bin gió đều có thể đáp ứng đa số các chỉ tiêu trên, việc cần cân nhắc lựa chọn là giá cả, gam cơng suất có phù hợp với điều kiện và khả năng vận chuyển, lắp dựng thi công để thực hiện dự án[24].

Để chọn loại tua-bin phù hợp với dự án, nhà đầu tư có thể sử dụng phần mềm WAsP để tính tốn cơng suất lắp đặt phù hợp và đưa ra quyết định. Dưới đây là một vài ví dụ tính tốn sản lượng điện thu được trung bình năm tại các vị trí khác nhau khi lắp đặt các loại tua-bin khác nhau. Các giá trị tổng lượng năng lượng lý thuyết thu được và độ hao hụt được sử dụng chính để so sánh hiệu quả lắp đặt của

các loại tua-bin khác nhau đối với dự án, nhằm giúp chủ đầu tư có cơ sở, căn cứ cụ thể để quyết định loại tua-bin phù hợp.

Hình 18: Sự phát triển của các thế hệ tua-bin theo thời gianNinh Thuận AEP (FLMD77) Ninh Thuận AEP (FLMD77)

Hình 19: Kết quả AEP với tua-bin FL MD 77 tại Phước Minh, Trung Nam, Ninh Thuận

Ninh Thuận Vetas AEP V100 2MW

Hình 20:Kết quả AEP với tua-bin V100 tại Phước Minh, Trung Nam, Ninh Thuận

Hình 21: Kết quả tính tốn AEP với tua-bin FL MD 77 (trái) và V100 (phải) (chạy WAsP) cho Ninh Thuận

Trong hình 19, 20 là kết quả tính tốn sản lượng điện một năm thu được của một tua-bin khi thử nghiệm tính với hai loại tua-bin FL MD 77 1,5MW và tua-bin V100 tại điểm đo gió Phước Minh, Trung Nam, Ninh Thuận. Có thể thấy sản lượng điện thu được của tua-bin V100 là 10,151 GWh, lớn hơn nhiều so với 6,679GWh của tua-bin FL MD 77. Sự chênh lệch này là do công suất của tua-bin V100 là lớn hơn FL MD 77, các giới hạn trên và dưới về tốc độ gió cho hoạt động là khác nhau. Đây là một yêu tố quan trọng trong việc lựa chọn loại tua-bin cho phù hợp với điều kiện của dự án.

Từ kết quả tính tốn tại điểm đo, tác giả sử dụng phần mềm WAsP để tính tốn giá trị AEP cho tồn khu vực. Qua hình 21 có thể thấy sản lượng điện thu được đối với tua-bin FL MD 77 tại Ninh Thuận khoảng 5,5-9,5GWh/năm và đối với tua- bin V100 khoảng 6,0-11,5GWh/năm. Từ những số liệu và bản đồ về tiềm năng sản lượng điện lớn trên toàn vùng, nhà đầu tư hồn tồn có thể lựa chọn được những khu vực có khả năng thu được sản lượng điện cao đồng thời có vị trí địa lý thích hợp cho việc thi cơng xây dựng dự án.

Bình Thuận AEP FL MD 77

Bình Thuận AEP Vetas V100

Hình 23: Kết quả AEP với tua-bin V100 tại Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình Thuận

Hình 24: Kết quả tính tốn AEP với tua-bin FL MD 77 (trái) và V100 (phải) (chạy WAsP) cho Bình Thuận

Trong hình 22, 23 là kết quả tính tốn sản lượng điện một năm thu được của một tua-bin khi thử nghiệm tính với hai loại tua-bin FL MD 77 1,5MW và tua-bin V100 tại điểm đo gió Bình Thạnh, Tuy Phong, Bình Thuận. Sản lượng điện thu được của tua-bin V100 là 8,113 GWh, lớn hơn nhiều so với 5,082GWh của tua-bin FL MD 77. Số liệu AEP tại điểm đo Tuy Phong, Bình Thuận thấp hơn so với số liệu thu được khi tính cho điểm đo tại Ninh Thuận. Kết quả này tương đồng với những nghiên cứu đã có trước đây.

Từ kết quả tính tốn tại điểm đo, tác giả sử dụng phần mềm WAsP để tính tốn giá trị AEP cho tồn khu vực. Qua hình 24 có thể thấy sản lượng điện thu được đối với tua-bin FL MD 77 tại Bình Thuận khoảng 2-7,8GWh/năm và đối với tua-bin V100 khoảng 4,0-11,0GWh/năm.

Từ các ví dụ trên có thể thấy Việt Nam hồn tồn có thể sử dụng các chương trình phần mềm (như WAsP) để phân tích tình hình, điều kiện khu vực, thay đổi vị trí điểm đặt tua-bin hay thơng số kĩ thuật, loại tua-bin sử dụng để xây dựng một dự án Điện gió, mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư. Một tín hiệu đáng mừng cho thị trường điện gió Việt Nam đó là nội địa hóa sản xuất tua-bin gió và cột cho tua- bin gió (wind tower). Một số nhà sản xuất hiện nay tại Việt Nam như:

 Tập đồn GE Mỹ có nhà máy sản xuất máy phát cho tua-bin gió đặt tại khu cơng nghiệp Nomura, TP Hải Phòng (vốn đầu tư lên tới 61 triệu USD).

 Công ty TNHH CS Wind Tower (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc) ở khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đang sản xuất và xuất khẩu tháp gió.

 Cơng ty TNHH Công nghiệp Nặng VINA HALLA15 (100% vốn đầu tư của Hàn Quốc) ở khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năng lực sản xuất hàng năm của cơng ty là khoảng 400 tháp gió và được xuất khẩu đi các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Bỉ, Brazil, Hoa Kỳ, cung cấp cho các dự án ở Hàn Quốc, Ả Rập Saudi, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Hoa Kỳ, và Việt Nam.

 Công ty TNHH MTV tháp UBI (UBI Tower Sole Membe Co., Ltd.; 100% vốn của Việt Nam) đặt ở xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty là 300 cột tháp và được xuất khẩu ra các thị trường Đức (15 cột tháp năm 2011), Ấn Độ (35 cột tháp năm 2010 và 125 cột tháp năm 2011) và các nước khác.

3.2.4. Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển điện gió

3.2.4.1. Chính sách hỗ trợ điện gió nối lưới

Ngày 21 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1208/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030; theo đó Quy hoạch phát triển nguồn điện tại Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển các nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,… đưa tổng cơng suất nguồn điện gió từ mức khơng đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000MW vào năm 2020, khoảng 6.200MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030 [16].

Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ cho phát triến điện gió, đặc biệt là đối với các dự án điện gió nối lưới. Theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2011 [17], các dự án điện gió nối lưới được hưởng các ưu đãi sau:

Thứ nhất, ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí.

Huy động vốn đầu tư:

a) Nhà đầu tư được huy động vốn dưới các hình thức pháp luật cho phép từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án điện gió.

b) Các dự án điện gió được hưởng các ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Thuế nhập khẩu:

Dự án điện gió được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án, hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu và các quy định của pháp luật hiện hành về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án điện gió được thực hiện như đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư quy định tại Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, ưu đãi về hạ tầng đất đai.

+ Các dự án điện gió và cơng trình đường dây và trạm biến áp để đấu nối với lưới điện quốc gia được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư.

+ Căn cứ vào quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giao đất để chủ đầu tư thực hiện các dự án điện gió. Việc bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về đất đai.

Thứ ba, ưu đãi về trợ giá:

Hiện nay, với xu hướng giá điện gió đang giảm và giá nhiệt điện chạy than, thủy điện đang tăng là một tín hiệu tích cực cho các nhà đầu tư vào điện gió. Tuy nhiên giá điện gió hiện tại vẫn ở mức cao [14,15]. Do đó, chính phủ đã và đang có những chính sách ưu đãi dành cho phát triển điện gió. Ngày 8 tháng 6 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ban hành thơng tư số 96/2012/TT-BTDC [5] về hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới thơng qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam theo quy định tại Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011

của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam. Cơ chế hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới như sau:

+ Bên mua điện có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các Dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614đồng/KWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tương đương 7,8UScents/KWh. Giá mua điện được điều chỉnh theo biến động của tỷ giá đồng/USD.

+ Nhà nước hỗ trợ giá điện cho Bên mua điện đối với toàn bộ sản lượng điện mua từ các NMĐG là 207đồng/KWh (tương đương 1,0UScents/KWh) thông qua Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

Dự án NMĐG Bạc Liêu là dự án đầu tiên tại Việt Nam và khu vực Châu Á được đầu tư xây dựng các trụ tua-bin gió trên vùng ven biển có địa chất tương đối phức tạp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nên được hưởng cơ chế trợ giá theo Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg với mức giá đặc biệt là 9,8Uscents/KWh điện.

So sánh với bảng kết quả phân tích tài chính của dự án NMĐG Bình Thuận I,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng phát triển điện gió nối lưới tại khu vực ven biển ninh thuận và bình thuận (Trang 49)