KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới các hệ sinh thái huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 42 - 43)

3.1. Đặc trưng hợp phn thc vt trong các h sinh thái

3.1.1. Đa dạng loài thực vật

Trong ranh giới hành chính phần lục địa của Việt Nam, với diện tích khoảng 33triệu ha, hệ thực vật Việt Nam hiện đã thống kê được 11.611 loài thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch gồm 6 ngành Dương xỉ trần Rhyniophyta (Khuyết lá thông Psilotophyta), ngành Thông đất Lycopodiophyta, ngành Cỏ tháp bút Equisetophyta, ngành Dương xỉ Polypodiophyta, ngành Thông (Hạt trần) Pinophyta, ngành Ngọc lan (Hạt kín) Magnoliophyta (Phạm Hồng Hộ, 2000). Tính trung bình cứ khoảng 3000ha xuất hiện 1 lồi thực vật, trong khi đó diện tích huyện Lương Sơn có khoảng 36985,41 ha đã thống kê được ít nhất 1751 loài thuộc tất cả 6 ngành thực vật bậc cao có mạch (Dương xỉ trần Rhyniophyta (Psilotophyta), Thông đất Lycopodiophyta, Cỏ tháp bút Equisetophyta, Dương xỉ Polypodiophyta, Thơng Pinophyta, Ngọc lan Magnoliophyta ), trung bình khoảng 22ha xuất hiện 1 lồi. Số lượng lồi nói trên cho thấy huyện Lương Sơn là một trong những vùng phong phú lồi thực vật ở Việt Nam nói chung và Bắc Việt Nam nói riêng.

Những dẫn liệu điều tra trên cho thấy với diện tích chỉ bằng khoảng 0,16% diện tích tự nhiên của lục địa Việt Nam, nhưng số loài thực vật tập trung ở Lương Sơn lên tới trên 17% tổng số lồi có ở Việt Nam. Thậm chí, Lương Sơn có số lồi thực vật tập trung cao hơn nhiều so với các vườn quốc gia và khu bảo tồn khác trong cùng khu vực, cần được quan tâm bảo tồn.

3.1.2. Đa dạng dạng sống hệ thực vật

Tính thích ứng sinh thái của thực vật được hiểu là sự đa dạng về dạng sống nhằm thích ứng được với các điều kiện sống bất lợi nhất cho chúng để tồn tại và lặp lại chu ký sinh trưởng. Đểđánh giá được bản chất sinh thái của hệ thực vật cần phải tiến hành đánh giá phân loại dạng sống của các loài thực vật và phổ dạng sống do chúng tạo thành. Người đầu tiên đưa ra cách phân loại dạng sống là C. Raunkiaer, sau này được gọi là Raunkiær's plant life forms (phổ dạng sống của Raunkiaer –

35

1934). Sau này dạng sống của C. Raunkiaer được vận dụng cho nghiên cứu hệ thực vật và chi tiết hóa thêm như sau:

A. Phanerophytes (Ph): Là cây chồi trên, có chồi tái sinh cách mặt đất từ 25cm trở lên

1. Megaphanerophytes : Là cây gỗ cao từ 25m trở lên 2. Mesophanerophytes: Là cây gỗ cao từ 8m – 25m

3.Microphanerophytes : Là cây gỗ dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m 4.Nanophanerophytes : Là cây bụi lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m 5. Epiphytes : Gồm các lồi bì sinh sống lâu năm trên thân , cành cây và bám trên đá...

6. Liannes : Cây chồi trên dạng dây leo thân hoá gỗ hoặc thân thảo. 7.Herbaceous:Cây chồi trên thân thảo hóa gỗ

B.Chamaephytes (Ch): Cây chồi thấp cách mặt đất dưới 25 cm

C. Hemicryptophytes (He): Cây có chồi nằm sát mặt đất, được lá khô che phủ bảo vệ

D. Cryptophytes (Cr): Chồi nằm dưới đất hay đất dưới nước E. Therophytes(Th): Cây sống một năm, tái sinh bằng hạt…

Trên cơ sở thu thập số liệu và mẫu vật thực vật Lương Sơn, xác định dạng sống của từng lồi, có thể ghi nhận bảng thống kê tỷ lệ dạng sống các loài trong hệ thực vật Lương Sơn như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới các hệ sinh thái huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 42 - 43)