Thành phần lồi Cơn trùng huyện Lương Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới các hệ sinh thái huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 54 - 72)

3.3. Những đặc trưng cơ bản và tính đa dạng các h sinh thái huyn

Lương Sơn

Nếu khơng có sự tác động của con người, tất cả các diện tích trong khu vực đều thuộc các hệ sinh thái tự nhiên và đã từng che phủ bởi các hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa, từ vùng trũng ngập nước đến các đỉnh núi cao nhất trong khu vực. Ngày nay do tác động của con người, hầu hết diện tích trong khu vực đã trở thành các hệ sinh thái nhân tạo, hoặc các hệ sinh thái tự nhiên bị tác động mạnh, mang tính thứ sinh do nhân tác, chỉ cịn một số ít diện tích hệ sinh thái rừng của huyện Lương Sơn

STT Tên B S h S ging S loài

1. Bộ chuồn chuồn - Odonata 1 3 3

2. Bộđốt tre - Phasmida 1 1 1 3. Bộ cánh thẳng - Orthoptera 6 36 56 4. Bộ cánh da - Dermaptera 2 4 4 5. Bộcánh đều - Homoptera 8 27 36 6. Bộ cánh nửa - Hemiptera 12 74 115 7. Bộ cánh cứng - Coeloptera 28 120 176 8. Bộ cánh rộng - Megaloptera 1 1 2 9. Bộ cánh vẩy - Lepidoptera 12 39 45 10. Bộ hai cánh - Diptera 3 4 5 11. Bộ cánh màng - Hymenoptera 10 22 26 Tng s 84 331 469

47

ở gần phía nam vườn quốc gia Ba Vì vàmột số vùng núi phía tây huyện. Những nghiên cứu của luận văncho thấy tính đa dạng hệ sinh thái trong khu vực được đặc trưng như sau:

3.3.1. Các hệ sinh thái tự nhiên

Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới gió mùa thứ sinh trên vùng đồi núi

thấp (<600m), thường xanh cây lá rộng, đất được hình thành từ các loại đá mẹ

khác nhau (trừ đá Vơi)

Phân bố chủ yếu vùng phía bắc huyện, nơi gần tiếp giáp núi Ba Vì. Đây là hệ sinh thái độc đáo nhất, phát triển dưới điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến, có mùa đơng lạnh mưa mùa hè và khơng có giai đoạn khơ, đặc trưng cho vùng núi. Nhiệt độ bình quân năm trong khu vực là 23,4oC. Lượng mưa trung bình năm 2 500mm, phân bố không đều trong năm, tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Độẩm khơng khí 86,1%. Vùng thấp thường khô hanh vào tháng 12, tháng 1. Từđộ cao 400m trở lên khơng có mùa khơ. Đất feralit đỏvàng trên đá cát kết, bột kết, sét kết: Loại đất này phân bố chủ yếu ở trên các đồi cao từ 200m trở xuống. Ở những nơi có rừng trồng, có cây bụi thì có lượng mùi cao, lượng đạm, lân, kali, tương đối khá. Còn những nơi khơng có trảng cây bụi, chỉ có trảng cỏ thấp thì mùn, đạm, lân, kali đều nghèo. Ngồi ra cịn có những khối đất Bazan nâu đỏ phân bố trong khu vực. Trên một vài diện tích rất nhỏ, manh mún cịn sót lại được khảo sát cho thấy các quần xã rừng vùng nhiệt đới bao gồm 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thực vật thân thảo thấp. Tầng cây gỗvượt tán (tầng nhô) bao gồm những cây gỗ lớn trên 30m, số lượng không nhiều, thưa thớt đôi chỗ không rõ. Đường kính thân dao động khoảng 70cm – 110cm, đường kính tán thay đổi phụ thuộc vào cá thể các loài khác nhau dao động khoảng 7m – 14m. Mật độ cá thể trung bình khoảng 30 cây/ha.

Những lồi thống kê được gồm Gội Amoora gigantea Pierre, Cà Lồ Ba Vì

Caryodaphnopsis baviensis (Lecomte) Airy Shaw, Sấu Dracontomelum

duperreanum Pierre, Sến Madhuca pasquieri (Dub.) H.J.Lam., Các loài thuộc chi

Ficus spp… Nhiều cây có đường kính thân khá lớn nhưng khơng đạt được độ cao

trên thường có dạng cong queo bệnh tật. Sự có mặt của tầng cây gỗ này thể hiện tính ổn định lâu dài của quần xã trong các điều kiện tựnhiên xác định của vùng.

48

Kết quả xử lý số liệu và tính chỉ số đa dạng sinh học của quần xã cho thấy chỉ sốđa dạng sinh học ở mức trung bình. H’ = 1,4; Hmax = 1,5; E = 0,38;

Hệ sinh thái này là tiềm năng cho sự phục hồi trở lại các hệ sinh thái nguyên sinh vốn có trước đây, cần ưu tiên bảo vệ và có giải pháp quản lý phát triển đúng hướng.

Hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới gió mùa thứ sinh trên vùng đồi núi

thấp (<600m), thường xanh cây lá rộng, đất được hình thành từ đá Vơi

Các diện tích núi đá Vơi phân bố rải rác trong khu vực ngiên cứu, chúng được xem là phần kéo dài xuống phía đơng nam eủa các khối đá Vôi vùng tây bắc, vì vậy chúng mang nhiều đặc tính của hệsinh thái núi đá vôi vùng thấp của tây bắc. Cũng như nhiều vùng khác, Lương Sơn trước kia có hệ sinh thái rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa rất độc đáo trên núi đá vôi với nhiều nguồn gien quí hiếm. Đến nay, hầu như các quần xã rùng ngun sinh khơng cịn, thay thế vào đó là các quần xã thứsinh được hình thành chủ yếu do nhân tác. Hệ sinh thái này chiếm diện tích khoảng 15% khu vực nghiên cứu, chủ yếu còn tồn tại trên các núi đá vôi độc lập hoặc các dãy núi đá vơi có độ dốc lớn, hiểm trở khơng thuận lợi cho canh tác. Hiện nay, toàn bộ diện tích rừng trên núi đá đã bị tác động, khơng cịn tồn tại ởtrạng thái nguyên sinh, thay thế vào đó là các trạng thái thử sinh ở các mức độ tác động khác nhau.

Rừng ít bịtác động chỉ cịn dưới dạng các mảnh nhỏ, diện tích rất manh mún từvài trăm mét vuông tới khoảng 0,2 ha phân bố rất rải rác trên các sườn đá vơi cịn tầng đất tương đối liên tục. Các quần xã rừng này phân bố trên các dãy núi đá Vôi giáp Kim Bơi và KỳSơn.Rừng thường có 4 tầng gồm 2 tầng Cây gỗ, 1 tầngcây bụi, 1 tầng cỏ - khuyết thực vật.

Rừng bịtác động mạnh phổ biến hơn trong khu vực nghiên cứu, tất cả chúng là rừng thứ sinh với cây gỗ lá rộng, cứng và chịu hạn. Trên những diện tích này chỉ cịn thấy sót lại các loài cây gỗdưới tán (Streblus ilicifolius (Vidal) Corner; Streblus

macvophyllusBlume) trở thành các loài ưu thế cùng với các loài ưa sáng xâm nhập

như Bùm bụp Mallotus barbatus (Wall) Muell-Argent; Lá nến Macaranga

49

denticulataBlume) Muell-Argent; Sịi tía Sapium discolor(Benth.) Muell-Argent;

Hệ sinh thái trảng cây bụi nhiệt đới thứ sinh, thường xanh cây lá rộng

trên đất hình thành từ các loại đá mẹ khác nhau (trừ đá Vôi)

Phân bổ rải rác khắp các vùng đồi núi thấp, bao gồm chân núi ,vùng đồi và các thềm phù sa cổ. Các loài trong thành phần cấu trúc quần xã chủ yếu là cây gỗ dạng bụi cao từ 2m-5m, thường xanh, lá rộng. Các cây gỗ dạng bụi này là cây gỗ tham gia trong thành phần các quần xã rừng vốn có bị chặt phá, dạng tái sinh trở lại trạng thái cũ và những loài xâm nhập khác. Độ che phủ tán trên 70% (tính cả tầng cỏ mọc xen hoặc dưới tán). Những loài thường gặp như: Lá nếnMacaranga

denticulata (Blume) Muell - Argent, Bùng bục Mallotus apelta Muell - Argent,

Phèn đen Phyllanthus reticulatus Poir, các loài xâm nhập gồm Sim Rhodomyrtus

tomentosa (Aiton) Hassk. Mua Melastoma septemervium (Lour.) Merr.

Hệ động vật thường nghèo nàn, chủ yếu thích ứng cho các lồi thú nhỏ bộ gặm nhấm, Bị sát và một số nhóm cơn trùng. Quần xã cây bụi này rất thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên. Một số diện tích hệ sinh thái này đang bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác mỏ, nhất là khai thác đá Bazan, khai thác lớp đất sét làm vật liệu xây dựng.

Hệ sinh thái trảng cây bụi nhiệt đới thứ sinh, thường xanh cây lá rộng

trên đất hình thành từ đá Vơi

Thành phần lồi chính gồm Streblus ilicifolius (Vidal) Corner; Streblus

macvophyllusBlume; Bùm bụp Mallotus barbatus (Wall) Muell-Argent; Lá nến

Macaranga denticulataBlume) Muell-Argent; Cỏ lào Chronolaena odorata (L)

King et Robins; Trong quần xã này còn thấy xuất hiện các loài hoà thảo của họ Poaceae (dưới 25%) như Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) p. Beauv; Lau

Saccharum spontaneum L.; Chít Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze; Lách

Saccharum arundinaceum Retz.

Hệ động vật rất nghèo nàn, thường chỉ gặp các nhóm động vật đất, một vài nhóm cơn trùng, bị sát…Các quần xã này còn khảnăng tái sinh, nhưng rất chậm, có thể khoanh ni tự nhiên để giữ cảnh quan và duy trì nguồn gien tự nhiên. Đây là

50

một trong những đối tượng chính bị tác động bởi các hoạt động khai thác mỏ làm vật liệu xây dựng. Cần có kế hoạch sử dụng hợp lý.

Hệ sinh thái trảng cỏ nhiệt đới thứ sinh

Gồm các loài cỏ dạng thân lúa, cao trung bình 0,5m - 2m, phân bố trên diện tích từng bị chặt phá, canh tác nương rẫy sau đó bỏ hoang hố khắp các vùng đồi núi thấp. Các loại cỏ chiếm ưu thế như: Cỏ Tranh Imperata cylindrica L., Lau

Saccharum spontaneum L. đơi chỗ thấy các lồi Chè vè Miscanthus sinensis

Andres, Lách Neyraudia reynaudiana (Kunth) Keng ex Hitchc. Cây bụi xâm nhập ít hoặc khơng có, độ phủ tán của cây bụi không vượt quá 10% hoặc khơng có.

3.3.2. Các hệ sinh thái nhân tạo

a. Hệ sinh thái nông nghiệp  Hệsinh thái lúa nước:

Ruộng lúa nước thường phân bốở hai bên suối và vùng đất thấp, lầy thụt, ẩm ướt chân núi được hình thành đo đất bồi tụ phù sa từ sông suối và đất dốc tụ từ các dãy núi xung quanh thung lũng . Các diện tích canh tác chuyên canh và thâm canh chủ yếu trên đất phù sa sông suối thuộc lưu vực hệ thống sông suối trong khu vực, đã được cải tạo về thủy lợi, chủđộng tưới tiêu trong thời vụ canh tác. Phần lớn diện tích trồng 2 vụ lúa, những diện tích chưa chủ động được tưới tiêu nước thì lúa được trồng xen canh với Rau màu vào mùa ít mưa. Cây trồng chính gồm nhiều giống, chủng lúa của loài Oryza sativa L., năng suất chất lượng phụ thuộc nhiều vào chế độcanh tác, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.

Về chức năng hệ sinh thái: Quan hệ dinh dưỡng ở đây không phức tạp lắm, các chuỗi thức ăn trung bình 3-4 mắt xích. Lúa là vật cung cấp chủ yếu của hệ sinh thái và là cơ sở thức ăn cho nhiều vật tiêu thụ bậc 1, chủ yếu là các lồi cơn trùng, thân mềm chân bụng, chuột và gia súc, gia cầm. Vật tiêu thụ bậc 2 chủ yếu là các loài chim. Hệsinh thái này đang chịu tác động của hóa chất nơng nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật….

Tuy đã có nhiều cố gắng, năng suất bình qn vẫn cịn khá thấp do các nguyên nhân:

51

+ Thiếu nước, chưa chủđộng được nước tưới; + Đất bị xói mịn;

+ Thường xuyên xuất hiện sâu hại, chuột;

+ Phụ thuộc vào thời tỉết hàng năm (bảo, sương muối, khô hạn,...); + Giống cây trồng chưa thật thích hợp, vốn đầu tư rất hạn chế; + Trình độ canh tác chủ yếu dựa theo kinh nghiệm.

Để có thể duy trì ổn định và nâng cao năng suất cây trồng ở đây, cần lưu ý đến các biện pháp kỹ thuật như: bảo đảm phân bón, cung cấp đủ nước, tìm chọn giống thích hợp hơn, phịng trừ sâu bệnh, chuột bằng các biện pháp tổng hợp.

 Hệsinh thái đô thị và cảnh quan cây xanh

Phân bố chủ yếu ở thị trấn Lương Sơn và các thị tứ nhỏ trong huyện. Hệ sinh thái đô thị chỉ bao hàm ý nghĩa nơi cư trú sinh hoạt, làm việc và khoảng không cây xanh thiết kế phục vụ cho nhân tố chính của hệ sinh thái là con người. Quy hoạch phát triển đô thị thực chất là hai quá trình phát triển, cải tạo cơ sở hạ tầng song song với bảo tồn cảnh quan tự nhiên và nhân tạo…Theo số liệu thống kê thực tếban đầu thì có khoảng 27 lồi thực vật thân gỗ của lớp hai lá mầm và 10 loài thực vật cảnh và cây xanh có thân hóa gỗ của lớp 1 lá mầm. Những loài cây truyền thống như Cây

Sấu, Cây Bàng, Phượng vĩ, Xà cừ, Hoa sữa, Lộc vừng, Liễu thì nhiều lồi đang

được nhập trồng từ địa phương khác hoặc từ nước ngoài như Keo lá tràm, Keo tai tượng, Muồng đen, Trứng cá, Bằng lăng Ấn, Chuối rẻ quạt, Cọ dầu,…

Về cấu trúc cảnh quan cây xanh đô thị, cho thấy: thành phần lồi cây có chiều cao 10m- 20m chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên cảnh quan cây xanh tác động tới sức khoẻ của con người không chỉ những lồi cây có lợi là các lồi cây cho bóng mát và cho quảnhư Sấu, hồng xiêm, nhãn,… bên cạnh đó do sự tập trung lớn về mật độ cây hay qui hoạch không hợp lý cũng đã gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của người dân. Có thể lấy ví dụ về sự tập trung quá cao cây Hoa sữa gây khó chịu và dị ứng hơ hấp đối với một số người dân, hay là một số lồi cây có mủ độc gây dị ứng viêm da như cây Trúc đào. Ngồi ra, cây xanh đơ thịđược nhập trồng với quá nhiều

52

loài xa lạ với khí hậu, điều kiện tựnhiên và sinh thái nhân văn cũng làm giảm đi nét đặc sắc của khu vực.

b. Các hệ sinh thái thủy vực

 Hệ sinh thái thủy vực nước tĩnh:

Các quần xã ngun sinh khơng cịn, thay thếvào đó là các quần xã thứ sinh, gặp ởnơi đất trũng, được cung cấp nước ngọt thường xuyên hoặc phần lớn thời gian trong năm. Các thủy vực nước ngọt tĩnh của Lương Sơn đươc cung cấp nguồn nước từ các thủy vực nước chảy sông suối trong khu vực tới các hồ, ao, đầm trong vùng. Ngoài ra là một số thủy vực trong các vùng trũng chân núi đá Vôi, chủ yếu phân bố ở phía nam huyện. Lồi ưu thế là Phragmites vallatoria (L.) Veldk. Các lồi mọc cùng có thể là Cỏ Gừng Panicum repensL., Mồm Đắng Ischaemum sp, Isachne sp…

tạo thành các vệt thảm cỏ ven bờ. Quần xã này khá phổ biến trong khu vực, ….chúng có ý nghĩa cho chỉ thị chất lượng nước và cải thiện chất lượng nước bị ô nhiễm.

Đây là một trong những hệsinh thái có ý nghĩa cho nơng nghiệp và du lịch, cần chú ý phục hồi, bảo tồn cho sự phát triển kinh tế của huyện.

 Hệ sinh thái thủy vực nước chảy:

Hệ thống sông suối trong huyện phân bố khá dày, chủ yếu là các suối chảy thường xuyên và tạm thời theo các mùa trong năm. Các suối này là nguồn nước quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong huyện. Có hai hệ thống suối chính, một là hệ thống suối từ các lưu vực núi đất và hai là hệ thống suối đầu nguồn từ hệ thống núi đá vôi (với nhiều suối ngầm). Trên các suối chảy thường xuyên, những thống kê cho thấy chúng có chiều ngang trung bình là 15m, uốn khúc và chẻ dịng nhiều chỗ, hình thành nhiều vực sâu. Độ sâu trung bình của suối là lm, nhiều chỗ nơng có thể lội qua dễ dàng vào mùa khô.

3.4. Tác động ca khai thác mlàm vt liu xây dựng tới biến động đa

dng sinh hc h sinh thái

3.4.1. Đánh giá sự suy giảm đa dạng sinh học bởi sự mất đi các diện tích hệ sinh thái hệ sinh thái

53

3.4.1.1. Mỏđất sét sản xuất gạch Tuynel - công ty Khải Hưng

Khu vực khai thác mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hịa Bình, có tọa độ địa lý trung tâm là 20050’35” vĩ độ Bắc và 105030’49” kinh độ Đơng. Diện tích đất khai thác đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch, ngói là 5,92 ha. Theo nhu cầu nguyên liệu để sản xuất 30 triệu viên gạch, công suất của mỏ là 28.400 m3/năm. Trên diện tích khai thác nằm ở địa hình dương trên mực nước mặt địa phương, khơng có suối, chỉ có các khe cạn nhỏkhơng có nước. Tồn bộđịa hình khai thác là địa hình đồi núi thấp kéo dài theo phương Bắc Nam được bao bọc xung quanh diện tích khai thác bởi các thung lũng và các dãy núi thấp. Phần thấp nhất của khu vực khai thác giáp ruộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới các hệ sinh thái huyện lương sơn, tỉnh hòa bình và đề xuất các giải pháp quản lý (Trang 54 - 72)