Các điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 27)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.2. Các điều kiện kinh tế-xã hội

a. Dân cư, lao động

- Đông dân là một trong những lợi thế cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Thái Bình. Tính đến hết năm 2011, số dân Thái Bình là 1.786,3 nghìn người, với mật độ 1.138 người/km2[5]. Dân số đông, tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp và của các ngành kinh tế khác.

- Nguồn lao động của tỉnh khá đông. Năm 2011, số lao động làm việc trong các ngành kinh tế là 1.010,1 nghìn người, chiếm 56,5% dân số của tỉnh. Trong cơ cấu lao động theo ngành ở Thái Bình, nhóm ngành nơng-lâm- thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4% (600 nghìn người) và tỷ lệ lao động nữ làm việc trong nhóm ngành này cũng rất cao (chiếm 54,6% so với tổng số lao động nữ đang làm việc trong các ngành kinh tế)[5].

Nguồn lao động nơng nghiệp có trình độ thâm canh cao so với cả nước vì đây là mảnh đất của nghề trồng lúa nước và các sản phẩm chăn nuôi. Người lao động Thái Bình cần cù, chịu khó, lao động có khả năng tiếp thu, tiếp cận với tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang tăng dần qua các năm. Nếu tỉnh có chiến lược đầu tư giáo dục- đào tạo một cách đồng bộ để nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ tạo được một đội ngũ cán bộ đơng đảo có trình độ và tay nghề cao. Đồng thời lại có chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, sẽ là động lực, là lợi thế cho phát triển nơng nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

Tuy nhiên, sức ép về dân số ở Thái Bình hiện đang là vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Vì sự gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh đã gây ra các hiện tượng như thất nghiệp, sự nghèo đói, giáu dục và bảo vệ sức khỏe kém, thu nhập không công bằng và sự thiếu hụt về tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Đặc biệt dân số gia tăng sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, ruộng đất sẽ sử dụng quá độ, đất đai bị thối hóa, làm giảm diện tích canh tác,…

b) Các ngành kinh tế khác

Sự phát triển của mỗi ngành kinh tế là điều kiện, tiền đề cho ngành kia phát triển. Nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ tạo mối liên kết vững chắc và có tác động qua lại với nhau. Sản phẩm của một số ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến tồn bộ ngành nơng nghiệp đó là máy móc, thiết bị, hóa chất và các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp khác. Dịch vụ thì ngồi việc tạo mối quan hệ sâu sắc giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp, nó cịn đáp ứng kịp thời u cầu nhiều vẻ các mặt sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất nơng nghiệp. Nhờ có dịch vụ mà các sản phẩm của ngành nơng nghiệp được tiêu thụ trong và ngồi khu vực, đặc biệt ở các thị trường ngoài nước.

- Đối với ngành cơng nghiệp tỉnh Thái Bình, những năm qua giá trị sản xuất của riêng ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm luôn giữ ở mức tương đối ổn định. Năm 2011, giá trị sản xuất của loại ngành công nghiệp này chiếm 7,9% so với tổng giá trị sản xuất cơng nghiệp theo ngành cơng nghiệp[5]. Theo đó, các cơ sở sản xuất cơng nghiệp của Thái Bình trong lĩnh vực chế biến nơng thủy sản hầu như chiếm tuyệt đại đa số với các ngành công nghiệp quy mô vừa và nhỏ phục vụ nông nghiệp ở các địa điểm như thị trấn Đông Hưng :chế biến lương thực xuất khẩu, chế biến hoa quả; thị trấn Quỳnh Côi: chế biến lương thực thực phẩm; thị trấn Kiến Xương: chế biến lương thực thực thực phẩm, v.v…Sản phẩm của ngành công nghiệp được chế biến từ các nông, thủy sản khá đa dạng như muối, thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh, nước mắm, sợi đay, thảm len,…

- Các sản phẩm của ngành nông nghiệp, công nghiệp nói chung và cơng nghiệp chế biến nói riêng được tiêu thụ khơng chỉ ở trong khu vực nội địa mà còn xuất khẩu ra nước ngồi thơng qua các hoạt động dịch vụ. Các mặt hàng nông thủy sản như thịt lợn, tôm đông lạnh., gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh Thái Bình. Năm 2011, các mặt hàng này đã mang lại cho Thái Bình 12.855 nghìn USD[5]. Tuy nhiên, do năng lực quản lý, kinh doanh hạn chế nên các sản phẩm thường bị chèn ép về giá, bị các tư thương chiếm dụng vốn nên hiệu quả kinh doanh chưa cao. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, người lao động không yên tâm nên chưa mạnh dạn đầu tư lớn cho sản xuất.

1.2.3. Đặc điểm sản xuất nơng nghiệp ở Thái Bình

Với đặc điểm tự nhiên là tỉnh ven biển, Thái Bình là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề, nhất là đối với ngành nông nghiệp do tác động của biến đổi khí hậu. Nước biển dâng cao khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, làm cho quy mô sản xuất bị co lại; nhiệt độ tăng cũng làm cho nhu cầu nước cho sản xuất tăng theo, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Thực tế những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thái Bình do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên các hiện tượng thời tiết như: bão, lụt, áp thấp nhiệt đới xảy ra thất thường đã trực tiếp ảnh hưởng, gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhiều ngành sản xuất và đời sống của người dân. Những cơn bão với cường độ ngày càng mạnh đã tàn phá nhiều cánh rừng ngập mặn cũng như rừng phịng hộ, làm suy thối hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng lớn tới kinh tế thủy hải sản của địa phương. Đặc biệt là cơn bão số 8 đổ bộ trực tiếp vào Thái Bình vào cuối năm 2012 đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản mà nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; trong đó thiệt hại nặng nề nhất là ngành nơng nghiệp với 6.000 ha lúa mùa đã chín bị đổ, ngập sâu trong nước, gần 30.000 ha hoa màu, cây vụ đông bị hư hỏng nặng, hàng vạn cây lấy gỗ, cây ăn qủa bị đổ; trên 8.000 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập, trong đó 2 huyện ven biển Thái Thụy và Tiền Hải có gần 2.500 ha ngao bị thiệt hại nặng nề [19].

Các đợt rét đậm, rét hại bất thường kéo dài vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012 tại Thái Bình cho thấy sự gia tăng của thiên tai và các hiện tượng cực đoan của khí hậu, thời tiết làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Sâu bệnh phát sinh trên diện rộng, dịch bệnh gia súc, gia cầm bùng phát ở nhiều nơi gây tâm lý lo ngại, người nông dân không yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, cây trồng sinh trưởng chậm, ảnh hưởng thời vụ. Nắng nóng kéo dài do tác động của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, dẫn đến nước biển xâm nhập sâu vào đất liền làm cho đất canh tác tại các địa phương ven biển trong tỉnh bị mặn hóa.

Theo Sở Tài ngun và Mơi trường Thái Bình, nếu mực nước biển dâng 50 cm thì diện tích đất có nguy cơ ngập lụt trên địa bàn tỉnh là 11,8%; nếu dâng lên 100 cm thì sẽ có khoảng 31,4% diện tích có nguy cơ bị ngập lụt. Trong đó, 2 huyện ven biển Thái Thụy, Tiền Hải chịu tác động nặng nề nhất với diện tích ngập tương ứng là 31,86 km2 và 35,91 km2,... Dự báo đến năm 2100, Thái Bình sẽ bị xâm nhập mặn sâu thêm vào đất liền từ 3 - 9 km, uy hiếp trực tiếp đến an toàn hệ thống hồ chứa và hệ thống đê. Bên cạnh đó, sự diễn biến phức tạp của khí hậu, sự thay đổi các dịng chảy của sơng, mực nước biển dâng đã và đang gây ra các hiện tượng sạt lở, xói mịn các bờ sơng, bờ biển, phá hủy nhiều cơng trình cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây, hầu hết các con sơng chính chảy qua địa bàn tỉnh là sông Hồng, sông Trà Lý, sơng Luộc… đều diễn ra q trình sạt lở bờ sông, không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân mà cịn đe dọa đến tính mạng của con người.

Thời gian tới, biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục tác động mạnh mẽ và rõ nét đối với các vùng ven biển như: Nước biển dâng, mất đất sản xuất nơng nghiệp tại các khu vực ven biển, tình trạng xâm nhập mặn. Thời tiết diễn biến ngày càng thất thường, nắng nóng và mưa bão ngày càng phức tạp, không những gây thiệt hại về người mà đáng lo ngại hơn là biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi tính thích hợp của nền sản xuất nơng nghiệp. Khi khí hậu thay đổi, nhiều loại cây trồng truyền thống khơng cịn thích nghi với điều kiện khí hậu mới, nên sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất

nông nghiệp trên địa bàn tồn tỉnh. Có thể thấy, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh đến hầu hết các lĩnh vực KT-XH của Thái Bình.

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đánh giá hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình theo các khía cạnh động lực, áp lực, hiện trạng, tác động và đáp ứng; những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với mơi trường tỉnh Thái Bình; đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường và biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp của tỉnh Thái Bình. Từ đó, đề xuất một số định hướng phát triển nơng nghiệp tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát chung về khu vực nghiên cứu;

- Đánh giá hiện trạng mơi trường của tỉnh Thái Bình:

o Đánh giá hiện trạng mơi trường nước tỉnh Thái Bình;

o Đánh giá hiện trạng mơi trường khơng khí tỉnh Thái Bình;

o Đánh giá hiện trạng mơi trường đất tỉnh Thái Bình;

o Đánh giá hiện trạng mơi trường đất do sản xuất nơng nghiệp tỉnh Thái Bình;

o Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Thái Bình;

o Đánh giá hiện trạng, nguồn phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn tỉnh Thái Bình;

- Đánh giá tình hình phát triển nơng nghiệp tỉnh Thái Bình; - Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tỉnh Thái Bình;

- Đánh giá sự ảnh hưởng của mơi trường và biến đổi khí hậu đối với ngành nơng nghiệp tỉnh Thái Bình;

- Đề xuất một số định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Phương pháp kế thừa, tổng quan tài liệu

Phương pháp này nhằm kế thừa, tổng hợp các tài liệu đã có để thống kê, phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, môi trường, hiện trạng KT-XH tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp tổng hợp tài liệu, kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố để thống kê, phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu. Sử dụng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng đã công bố của Việt Nam và các nguồn số liệu khác trong phân tích đánh giá ảnh hưởng BĐKH tới các hệ sinh thái.

- Thu thập thông tin về đặc điểm khí tượng của tỉnh Thái Bình. Những số liệu khí tượng liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp như: nhiệt độ, lượng mưa, số cơn bão, số ngày rét đậm, rét hại từ Trung tâm khí tượng Thủy Văn tỉnh Thái Bình.

- Thu thập số liệu thống kê về hiện trạng sản xuất nơng nghiệp (diện tích, giống lúa, lịch thời vụ, năng suất lúa,...) từ số liệu thống kê hàng năm của Chi cục Thống kê Tỉnh Thái Bình, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội trong năm tại địa phương.

- Qua Internet để thu thập thêm các số liệu thống kê về biến đổi khí hậu; Các nguồn số liệu: về nông - lâm nghiệp - thuỷ sản ở Cục Thống kê Thái Bình và Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản, về khí tượng ở Bộ Tài Nguyên và Mơi Trường và Viện Khoa học khí tượng thuỷ văn và mơi trường,...

- Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài để thu thập thêm những số liệu có liên quan.

2. Phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR

Phương pháp Đánh giá tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mơ hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân - kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mơ hình bao gồm các thơng số chỉ thị về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chi thành 5 hợp phần:

Hình 1. Sơ đồ mơ hình DPSIR

- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng (DRIVER indicators): các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng cho địa hình, hình thái, thủy văn, khí hậu,…cũng như các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội chính diễn ra trong vùng như cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,….

- Các thơng số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thơng số áp lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng diện tích canh tác,

lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử dụng,…Rõ ràng là cường độ của các áplực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thơng tin định tính và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hóa học và sinh thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, khơng khí, động thực vật hoang dã, hệ sinh thái thủy sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.

- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khỏe và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).

- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả mơi trường và xã hội (RESPONSE indicators).

Như thể hiện trên hình 1, 5 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều: chiều thuận và chiều phản hồi. Với các xây dựng mơ hình nhận thức theo chuỗi như vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý vùng và quốc gia nhằm đảm phát triển bền vững. Với các ưu điểm như vậy, DPSIR đã được sử dụng trong luận văn nhằm đánh giá hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nơng nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở Phương pháp Đánh giá tổng hợp DPSIR, kết quả nghiên cứu được xác định như sau:

Hình 2. Sơ đồ đánh giá hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình theo mơ hình DPSIR

Kết quả phân tích các thành phần của Phương pháp DPSIR chi tiết như sau:

3.1.Các động lực (D) chi phối tới môi trƣờng khu vực nghiên cứu

3.1.1. Thực trạng phát triển ngành kinh tế nông nghiệp tỉnh Thái Bình

Với đặc điểm một tỉnh thuần nơng nghiệp, so với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Thái Bình là tỉnh duy nhất có tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ lệ cao nhất so với tổng tỷ trọng cơ cấu kinh tế chung. Những năm qua, tỷ trọng của khu vực này đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt từ năm

Đáp ứng (R)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)