Hàm lượng trungbình của NH4+ năm 2012-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 73)

Qua biểu đồ so sánh năm 2012 - 2014 cho thấy hàm lượng Fe tăng nhanh qua các năm, còn hàm lượng NH4+ có xu hướng giảm từ năm 2012 đến 2013, từ năm 2013 đến năm 2014 hàm lượng NH4+ có xu hướng tăng nhanh.

Như vậy, từ kết quả phân tích cho thấy mơi trường nước dưới đất bước đầu đã bị ô nhiễm. Việc khai thác nguồn nước dưới đất thiếu quy hoạch, không kiểm sốt sẽ gây hậu quả là tình trạng lún, sụt trên bề mặt. Quá trình khai thác bừa bãi làm cho tình hình càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là các giếng đã khai thác xong hoặc không sử dụng không được trám lấp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, bởi các chất độc hại như amoni, nước rác, nước thải... theo các giếng này xâm nhập vào lòng đất, khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khỏe của con người và động thực vật.

3.3.2. Hiện trạng mơi trường khơng khí tỉnh Thái Bình

a. Chất lượng khơng khí gần khu vực sản xuất

Hàm lượng bụi TSP tại các KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú năm 2013 cho thấy:

Bảng 18. Hàm lượng bụi TSP tại KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú năm 2013

(Đơn vị tính: mg/l) Thời gian Vị trí Đợt I Đợt II KCN Tiền Hải 457 378 CCN Phong Phú 156 192 QCVN 05:2013/BTNMT 300 300

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Biểu đồ 14. Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú năm 2014

Tại 3 vị trí được quan trắc thì chỉ có KCN Tiền Hải có hàm lượng bụi TSP vượt QCVN 05:2013/BTNMT 1,52 lần (vào đợt 1) và 1,26 lần (vào đợt 2).

+ Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại các KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú năm 2014.

Bảng 19. Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại các KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú, CCN Vũ Thư năm 2014

(Đơn vị tính: mg/l)

Thời gian

Vị trí Đợt I Đợt II

KCN Tiền Hải 323 330

CCN Vũ Thư, huyện Vũ Thư 207 220

CCN Phong Phú 211 230

QCVN 05:2013/BTNMT 300 300

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Biểu đồ 15. Hàm lượng bụi TSP quan trắc tại các KCN Tiền Hải, CCN Phong Phú, CCN Vũ Thư năm 2014

Tại 3 vị trí được quan trắc thì chỉ có KCN Tiền Hải có hàm lượng bụi TSP vượt nhẹ so với QCVN 05:2013/BTNMT 1,07 lần (vào đợt 1) và 1,1 lần (vào đợt 2), Còn lại 02 Cụm công nghiệp Vũ Thư và Cụm công nghiệp Phong Phú, hàm lượng bụi đều nằm trong giới hạn cho phép.

Từ kết quả phân tích chỉ tiêu bụi các năm 2013, 2014 cho thấy chỉ tiêu bụi trong mơi trường khơng khí xung quanh tại Khu công nghiệp Tiền Hải vẫn vượt quá giới hạn quy chuẩn cho phép. Nguyên nhân do KCN Tiền Hải là khu công nghiệp chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh, pha lê, xi măng… đa số các doanh nghiệp đều sử dụng lị nung, sấy, lị than hóa khí…nên lượng khí thải phát sinh kèm theo bụi đưa vào khơng khí lớn mặt khác một số doanh nghiệp lại đổ chất thải bừa bãi ven hai bên lề đường gây ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở nguyên vật liệu do tuyến đường 465 nối quốc lộ 39B vào KCN đã xuống cấp nghiêm trọng, đang trong q trình sửa chữa, tu bổ. Cụm Cơng nghiệp Phong Phú được quy hoạch là cụm cơng nghiệp sạch ít độc hại nên các ngành nghề đầu tư vào Cụm công nghiệp ít gây ơ nhiễm mơi trường, song hiện nay hoạt động của một số cơ sở như Nhà máy xi măng, Nhà máy gạch Tiền Phong, Nhà máy xử lý rác thuộc Công ty TNHH MTV Mơi trường và Cơng trình đơ thị,…hiện tại đang là nguồn gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí tại Cụm công nghiệp Phong Phú.

+ Hàm lượng các chỉ tiêu khác như khí SO2, CO, NOx tại các KCN, CCN hầu như đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn hiện hành, theo kết quả phân tích chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh năm 2012 thể hiện trên biểu đồ:

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)