Số lượng gia súc, gia cầm của tỉnh qua một số năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 39 - 44)

Đơn vị tính: Nghìn con Tên 2007 2008 2009 2010 2011 Trâu 5,8 5,6 5,5 5,5 5,1 Bò 67 64 65 64 60 Lợn 1.042 1.027 1.111 1.131 1.118 Gia cầm 7.772 7.962 8.550 9.062 9.261

Nguồn: NGTK Việt Nam 2005, 2011

Năm 2011, tổng đàn trâu bị trên tồn tỉnh có 65,1 nghìn con. Đàn lợn của Thái Bình nhìn chung tăng trước hết nhằm đáp ứng cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, đạt 1.118 nghìn con. Chăn ni gia cầm phát triển tương đối mạnh mẽ với 9.261 nghìn con. Tuy vậy, chăn nuôi trang trại, gia trại đang có xu hướng giảm mạnh. Xu thế chăn nuôi hộ trong khu vực dân cư cũng giảm mạnh do hiệu quả không cao và gây ơ nhiễm mơi trường. Năm 2010, tồn tỉnh có 1.001 trang trại chăn nuôi, tăng gấp 2 lần năm 2006 và đã hình thành được 7 khu chăn ni tập trung với tổng diện tích 91 ha [10].

Là một tỉnh đồng bằng ven biển có nhiều sơng ngịi, đầm hồ, ruộng nước là điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi vịt. Nghề nuôi ong cũng được phát triển mạnh ở một số ven biển có rừng ngập mặn, mỗi năm cả tỉnh thu được từ 40-60 tấn mật ong và hang chục kilo gam sữa ong chúa, phấn ong.

Tóm lại, sản xuất chăn ni vẫn đạt u cầu thấp: chuyển đổi cơ cấu vật ni cịn chậm; phát triển chăn ni theo hình thức trang trại, gia trại có quy mơ cịn nhỏ, chưa hiện đại.

Trong thời gian tới diện tích đất nơng nghiệp của tỉnh ngày càng bị thu hẹp do phát triển các KCN, CCN và xây dựng cơ sở hạ tầng. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp là: phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố, có năng suất chất lượng cao, tăng giá trị làm ra trên 1ha canh tác. Hình thành các vùng chuyên canh về lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi với khả năng thâm canh lớn. Chuyển đất trồng lúa vùng trũng, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thuỷ sản. Theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất nơng nghiệp cũng có sự thay đổi, theo đó đất trồng cây hàng năm, đất vườn tạp sẽ giảm, đất trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản sẽ tăng. Đất trồng cây hàng năm, mức độ thâm canh sẽ được nâng lên. Dựa trên các dữ kiện này cho thấy công tác phát triển tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn cần tiếp tục phát triển, đảm bảo tưới tiêu chủ động hơn, có đủ nước cho thâm canh, tăng hệ số quay vòng đất và phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hố cây trồng, phát triển cây trồng có giá trị hàng hố cao. Dự báo nhu cầu nước cho nông nghiệp giảm nhẹ 2-3% vào năm 2020.

b) Ngành lâm nghiệp

Với đặc thù về địa hình là tỉnh đồng bằng nên các hoạt động lâm nghiệp của Thái Bình khơng nhiều. Năm 2010, tổng diện tích đất có rừng là 7,3 nghìn ha (chiếm 1,7% so với tổng diện tích đất có rừng của vùng ĐBSH), tập trung chủ yếu là trồng, tu bổ rừng ngập mặn ở các huyện ven biển Tiền Hải, Thái Thụy và trồng cây phân tán [5].

Kết quả sản xuất lâm nghiệp của Thái Bình những năm qua thường phát triển không ổn định và có xu hướng giảm dần. Năm 1995, giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế của tỉnh đạt 53.309 triệu đồng, đến năm 2000 giảm xuống còn 21.101 triệu đồng và đến năm 2010, 2011, có giá trị tương ứng là 9.580 triệu đồng và 6.750 triệu đồng. Giá trị sản xuất này đạt lớn nhất ở huyện Thái Thụy (1.693 triệu đồng, chiếm 25%), sau đó đến Tiền Hải (1.084 triệu đồng (chiếm 16%), lần lượt tiếp theo là huyện Quỳnh Phụ (14,4%), huyện Vũ Thư (11,6%), huyện Kiến

Xương (11,4%), huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà và thành phố Thái Bình. Trong tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt được qua các năm thì phần giá trị sản xuất trồng và nuôi rừng chỉ chiếm tỷ trọng trên dưới 20%, phần giá trị khai thác và dịch vụ chiếm khoảng 80% [10].

Ngành lâm nghiệp Thái Bình những năm qua gặp nhiều khó khăn nhất là việc tranh chấp đất ngập mặn ven biển với ngành nuôi trồng thủy sản vốn mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy, việc quy hoạch rừng ngập mặn ven biển và bảo vệ khu dự trữ sinh quyển quốc gia là nhiệm vụ quan trọng của ngành.

c) Ngành thủy sản

Với 50km bờ biển kéo dài từ cửa sơng Thái Bình cho tới cửa Ba Lạt của sông Hồng thuộc địa giới hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, Thái Bình có nhiều lợi thế và tiềm năng to lớn trong phát triển ngành thủy sản nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

Ngành thủy sản có tốc độ tăng khá nhanh về giá trị sản xuất, khoảng 10%/năm, trong đó hoạt động ni trồng tăng nhanh hơn, khoảng 12%/năm.

Bảng 7. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (theo giá hiện hành)

Năm Tổng số

Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ thủy sản Tổng

(triệu. đ) Cơ cấu (%) (triệu. đ) Tổng Cơ cấu (%) (triệu. đ) Tổng Cơ cấu (%)

2000 355.671 182.491 51,3 165.432 46,5 7.748 2,2 2005 848.436 523.406 61,7 306.206 36,1 18.824 2,2 2007 1.192.000 767.000 64,34 396.000 33,22 29.000 2,43 2008 1560.000 1.002.000 64,23 522.000 33,46 36.000 2,31 2009 1.867.000 1.205.000 64,53 618.000 33,08 45.000 2,39 2010 2.176.000 1.427.000 65,56 704.000 32,33 46.000 2,11

Năm Tổng số

Nuôi trồng Khai thác Dịch vụ thủy sản Tổng (triệu. đ) Cơ cấu (%) Tổng (triệu. đ) Cơ cấu (%) Tổng (triệu. đ) Cơ cấu (%) 2011 3.112.000 2.145.000 68,92 879.000 28,25 88.000 2,83

Nguồn: NGTK tỉnh Thái Bình 2011 - Địa chí Thái Bình

Giá trị sản xuất của tất cả các hoạt động nuôi trồng, khai thác, dịch vụ thủy sản đều tăng dần, tuy nhiên xét về tỷ trọng thì lĩnh vực khai thác đang có xu hướng giảm (giảm 18,25 trong vịng 11 năm), thay vào đó là xu hướng tăng của lĩnh vực ni trồng (tăng 17,62%) [10].

Về sản lượng thủy sản nói chung những năm qua tăng khá nhanh, năm 2007 đạt 78 nghìn tấn, đến năm 2010 là 114,5 nghìn tấn và năm 2011 là 130,5 nghìn tấn. Trong đó hoạt động ni trồng là chủ yếu, chiếm khoảng từ 55% đến 65% tùy theo năm. Trong tổng số sản lượng thủy sản của tỉnh thì cũng vẫn tập trung chủ yếu ở hai huyện ven biển Tiền Hải (42,3% năm 2011) và Thái Thụy (36,8% năm 2011) [10].

Ngành nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ đang là ngành được phát triển mạnh ở tỉnh Thái Bình, đặc biệt hai vùng ven biển Thái Thụy và Tiền Hải. Diện tích ni trồng thủy sản của Thái Bình qua các năm vẫn giữ được nhịp độ phát triển tăng và ổn định. Nếu so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ tiêu số lượng diện tích ni trồng thủy sản của tỉnh trong vài năm gần đây thì Thái Bình xếp sau Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định nhưng lại nhiều hơn các tỉnh thành phố còn lại của vùng. Về chỉ tiêu số tương đối, diện tích ni trồng thủy sản của Thái Bình năm 2000 và 2010 chiếm 13,0% và 11,0% so với tổng diện tích ni trồng thủy sản của vùng đồng bằng sông Hồng ở năm 2000 và 2011. Nếu xét về vị trí thì trong số 12 tỉnh của vùng đồng bằng sơng Hồng, Thái Bình vẫn ln đứng ở vị trí thứ 4 cả về diện tích và sản lượng ni trồng thủy sản.

Hành chính DT NT(ha) Sản lƣợng (tấn) DT NT(ha) Sản lƣợng (tấn) DT NT(ha) Sản lƣợng (tấn) ĐBSH 68349,8 112957 107800 379300 126400 619649 Hà Nội 3373 7746 3100 10430 20900 64984 Hà Tây 7216 8724 10500 24012 - - Vĩnh Phúc 3907 5600 9877 7100 17845 Bắc Ninh 5544 4600 17607 5500 33231 Quảng Ninh 4192 18600 54864 19600 82597 Hải Dương 6747,3 11653 8600 30594 10300 57757 Hải Phòng 13076,9 19424 13500 70256 13000 91893 Hưng Yên 3070 5572 4100 12704 4400 26144 Thái Bình 9460 19016 12200 62529 13700 99924 Hà Nam 3930,4 4331 5400 12266 6200 20588 Nam Định 11592 17627 14000 60118 16000 92879 Ninh Bình 3720,4 5221 7600 14043 9700 31807

Nguồn: NGTK Việt Nam 2005, 2011

Trên địa bàn, hiện có 8.645 diện tích nước ngọt trong đó ni cá chiếm 98% và 4.845 diện tích nước mặn, lợ trong đó ni tơm chiếm 57%. Thái Thụy và Tiền Hải là hai huyện nuôi trồng chủ yếu và cũng là hai huyện có sản lượng khai thác lớn nhất, nhì của tỉnh (Tiền Hải: 52%, Thái Thụy: 21%). Các trang trại nuôi thủy sản đang phát triển nhanh. Tồn tỉnh hiện có khoảng 450 trang trại thủy sản với diện tích đạt khoảng 1500ha, sử dụng 1.450 lao động [5].

Hoạt động khai thác thủy sản tập trung chủ yếu ở hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải với sản lượng khai thác tương ứng chiếm 68,6% và 21,1% năm 2007; 66% và 25,4% ở năm 2011 [5]. Chủ yếu là khai thác biển với gần 90% sản lượng, khai thác nội địa chiếm hơn 10%. Nghề đánh cá biển từng bước được cơ giới hóa để tạo điều kiện cho các tàu thuyền mở rộng phạm vi hoạt động, đi đánh được xa, dài ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 39 - 44)