Diện tích, sản lượng cây lương thực có hạt của tỉnhThái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37 - 39)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

* Diện tích

Tổng số (Nghìn ha) 174,2 177,6 175,6 175,6 174,9

- Lúa 164,8 168,3 167,1 166,4 165,7

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 - Lúa 94,62 94,76 95,16 94,76 94,74 - Ngô 8,28 5,24 4,84 5,24 5,26 * Sản lượng Tổng số (Nghìn tấn) 1.062,6 1.154,2 1.150,7 1.153,8 1.140,8 - Lúa 1.014,7 1.105,2 1.105,8 1.104,4 1.091,3 - Ngô 47,9 49,0 44,8 49,3 49,5 Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100 - Lúa 95,49 95,76 96,10 95,72 95,66 - Ngô 4,51 4,24 3,90 4,28 4,34

Nguồn: NGTK Việt Nam 2005, 2011

Trong ngành trồng trọt, cây lương thực vẫn là cây trồng chủ yếu, chiếm 63,3% giá trị sản xuất của ngành. Lúa giữ địa vị ưu thế trong các loại cây lương thực. Diện tích lúa năm 2011 là 165,7 nghìn ha, sản lượng đạt 1.091,3 nghìn tấn. Lúa được phân bố hầu hết ở các huyện trong tỉnh. Từ những năm 1970 trở lại đây, năng suất lúa thường xuyên giữ vững ở vị trí hàng đầu cả nước và năng suất khá đồng đều ở các huyện trong tỉnh. Năng suất lúa năm 2011 đạt 65,86 tạ/ha, cao nhất cả nước. Ngồi lúa, Thái Bình cịn trồng các loại cây màu lương thực. Diện tích trồng màu tăng lên qua các năm. Cây màu chính gồm cây ngơ và khoai lang. Cây cơng nghiệp có đay, cói, dâu tằm, mía, lạc, thuốc lào [5].

Những năm qua, tỉnh đã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tạo ra các vùng, khu vực chuyên canh tập trung và hiệu quả hơn. Mỗi huyện đều đã hình thành và phát triển một số vùng trồng rau, màu tập trung, hiệu quả cao hơn 2-3 lần trồng lúa.

Sự phát triển của ngành trồng trọt đã có tác động mạnh mẽ đến ngành chăn ni. Trong điều kiện dịch bệnh khó kiểm sốt nhưng chăn ni của tỉnh vẫn giữ được tăng trưởng khá ổn định, bình quân khoảng 9%/năm. Số lượng gia súc, gia

cầm tăng nhanh, có nhiều tiến bộ cả về giống và phương thức chăn nuôi, chuyển từ chăn nuôi mang tính tận dụng là chủ yếu sang chăn ni cơng nghiệp hoặc bán công nghiệp, đầu tư thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)