Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 73)

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Biểu đồ 17. Chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh năm 2012

b. Chất lượng khơng khí ven các đường giao thơng lớn.

Như đã thống kê đánh giá ở trên, lượng xe tham gia giao thông càng ngày càng gia tăng đáng kể, lưu lượng xe trên các trục đường chính trên địa bàn tỉnh lớn.

Các phương tiện tham gia giao thông khơng chỉ gây ra tiếng ồn mà cịn phát sinh một lượng lớn khí thải như bụi, SO2, CO, NO2…Theo kết quả quan trắc mơi trường khơng khí xung quanh năm 2014 tại một số trục đường chính trên địa bàn tỉnh:

+ Hàm lượng bụi TSP quan trắc:

Bảng 20. Hàm lượng bụi tại một số trục đường chính

(Đơn vị tính: mg/l)

Thời gian Vị trí

Đợt I

(tháng 6) (tháng 11) Đợt II

Thị trấn An Bài trên đường QL10 - KCN Cầu Nghìn 501 510 Ngã ba Đợi trên đường 10 (giao huyện Đông Hưng -

huyện Quỳnh Phụ) 231 250

CCN Đông La, huyện Đông Hưng trên đường QL 10

(chân cầu Nguyễn về phía Hải Phịng) 253 280

Ngã tư Gia Lễ (xã Đông Quang và xã Đông Dương) trên

đường QL10. 309 318

KCN Sơng Trà tại chân cầu Hịa Bình (về phía đi Vũ

Thư) 224 230

Cụm công nghiệp Đồng Tu, huyện Hưng Hà (trên đường

39) 316 340

Ngã tư An Tập, thành phố Thái Bình 229 260

Ngã tư Lý Bôn - Trần Thái Tơng, thành phố Thái Bình 278 285

Ngã tư Thanh Nê, thị trấn Kiến Xương 246 260

Xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy (trên đường gần nhà máy

nhiệt điện) 215 230

Chân cầu Trà Lý tại Thái Thọ, huyện Thái Thụy 408 390 CCN và cảng cá Tân Sơn xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy 209 200

QCVN 05:2013/BTNMT 300 300

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Biểu đồ 18. Hàm lượng bụi tại một số trục đường chính

Kết quả cho thấy tại hầu hết các vị tríđược quan trắc, hàm lượng bụi TSP đều thấp hơn hoặc nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Có 4 vị trí vượt, trong đó có 2 vị trí tại ngã tư Gia Lễ và Cụm cơng nghiệp Đồng Tu, huyện Hưng Hà là vượt nhẹ so với quy chuẩn; 2 vị trí quan trắc tại thị trấn An Bài trên đường 10 và cầu Trà Lý tại Thái Thọ là vượt quy chuẩn cho phép từ lần (vào đợt 1) và 1,26 - 1,33 lần (vào đợt 2), tuy nhiên số lần vượt là không đáng kể.

+ Hàm lượng các khí thải SO2, CO, NOx:

Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Từ biểu đồ nhận thấy, tại tất cả các vị trí trong cả 2 đợt quan trắc, hàm lượng các khí thải SO2, NOx, CO đều thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT, cụ thể: SO2 thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 4,6 - 9,2 lần (vào đợt 1) và 5 - 10,3 lần (vào đợt 2); NOx thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 3,4 - 7,7 lần (vào đợt 1) , và 3,4 - 8 lần (vào đợt 2); CO thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 6,67 - 12,38 lần (vào đợt 1) và 6,63 - 12,3 lần (vào đợt 2). Chứng tỏ, chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khu vực đường giao thông và đường giao thông giao với KCN, CCN vẫn cịn khá tốt, mơi trường chưa bị ơ nhiễm bởi các khí thải do các phương tiện giao thông vận tải gây ra.

3.3.3. Hiện trạngmôi trường đất tỉnh Thái Bình

Các dữ liệu về chất lượng đất tại nhiều địa điểm trong tỉnh cho thấy, đất đai các khu vực canh tác nơng nghiệp của Thái Bình hiện chưa bị ơ nhiễm các yếu tố asen, chì khi so sánh với Quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, đã xuất hiện những vấn đề sau đây:

a. Hàm lượng cadimi

Hàm lượng Cd trong đất tại nhiều khu vực đã vượt ngưỡng cho phép. Tính trên hàm lượng trung bình, trong tổng số 13 xã lấy mẫu đánh giá mức ơ nhiễm thì có 6 xã có hàm lượng Cd trung bình vượt ngưỡng cho phép (chiếm 46,15%), 01 xã có hàm lượng Cd xấp xỉ ngưỡng. Các xã còn lại tuy chưa vượt ngưỡng nhưng cũng có hàm lượng khá cao (từ >1 mg/kg đất khô đến >1,5 mg/kg đất khơ). Có 35/62 mẫu đất có hàm lượng Cd vượt ngưỡng cho phép (chiếm 56,45%). Trong đó, mẫu có hàm lượng cao nhất là TN03-1 (xã Tây Ninh) với 3,45 mg/kg đất khô (vượt ngưỡng 1,72 lần). Rõ ràng đã có sự tích lũy Cd trong tầng đất mặt tại các khu vực lấy mẫu.

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Biểu đồ 20. Hàm lượng trung bình của kẽm (Zn) trong đất

Khơng giống như cadimi, hàm lượng kẽm trong các mẫu đất hầu hết đều thấp hơn ngưỡng cho phép. Tính theo hàm lượng trung bình, chỉ có mẫu đất khu vực xã Tây An có hàm lượng kẽm bằng ngưỡng cho phép (xem đồ thị). Mẫu có hàm lượng kẽm cao nhất là TH64 tại xã Tây An với 258,31 mg/kg đất khô (vượt ngưỡng 1,29 lần).

b. Hàm lượng đồng

Hàm lượng đồng của tất cả các mẫu trong khu vực nghiên cứu đều vượt ngưỡng cho phép, trong đó có mẫu vượt ngưỡng nhiều lần.

Tính trên hàm lượng trung bình có 9/13 xã vượt ngưỡng cho phép từ 2 lần trở lên. Mẫu có hàm lượng cao nhất là TT10 (xã Thái Xuyên - Thái Thụy) với 185,61 mg/kg đất khơ. Mẫu có hàm lượng thấp nhất tại xã Hợp Tiến - Đông Hưng với 62,42 mg/kg đất khơ. Có thể thấy rằng cùng với các khu vực đất chịu ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm khác, đất đai khu vực chịu ảnh hưởng của canh tác nông nghiệp cũng có mức ơ nhiễm đồng khá nghiêm trọng. Sự tích lũy đồng trong tầng

đất mặt có thể dẫn đến sự tích lũy ngun tố này trong nơng sản, thực phẩm và đe dọa đến sức khỏe của con người.

c. Sự xuất hiện của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất

Mặc dù chưa vượt qua ngưỡng cho phép nhưng nhiều mẫu trong khu vực nghiên cứu đã xuất hiện sự tích lũy các hợp chất độc hại có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật nhóm cơ - phốtpho. Trên tổng số 62 mẫu phân tích có 21 mẫu xuất hiện hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật (chiếm 33,87%). Như vậy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất với lượng ngày càng tăng đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đất, sự tích lũy chúng trong đất sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường bởi đây là các hợp chất độc hại với hầu hết sinh vật trong đất, trên mặt đất và gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người.

Theo số liệu thống kê hàng năm trung bình tồn tỉnh sử dụng gần 550.000 tấn phân bón hữu cơ, 210.000 tấn phân bón vơ cơ, trên 620 tấn hố chất thuốc bảo vệ thực vật các loại; vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật các loại (bao giấy tráng kẽm, túi nilon, các loại chai nhựa và thủy tinh) phần lớn vứt vương vãi trên đồng ruộng, kênh mương chưa được thu gom xử lý là nguồn ô nhiễm khá nghiêm trọng dẫn đến hậu quả ngộ độc nguồn nước, đất, đồng ruộng bị ơ nhiễm gây suy thối lớn tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp.

3.3.4. Hiện trạng đa dạng sinh học tỉnh Thái Bình

Thái Bình có 5 cửa sông lớn (Văn Úc, Diêm Điền, Ba Lạt, Trà Lý, Lân). Các cửa sông này tạo thành một vùng có giá trị đa dạng sinh học rất lớn với thảm thực vật khá đa dạng như: Thực vật vùng ven bờ, thực vật ngập mặn, thực vật vùng phụ cận sau đới ngập, thảm thực vật trong hệ sinh thái ven biển các nhóm sinh vật sống trong khu vực cửa sơng ven biển bao gồm các lồi chim, thú, lưỡng cư bò sát, đặc biệt là các nhóm thủy sinh vật vơ cùng phong phú trong hệ sinh thái này đã tạo nên giá trị đa dạng lớn có ý nghĩa cả về kinh tế, mơi trường và khoa học. Ngoài ra, các khu vực khác trong tỉnh cũng có những giá trị đa dạng sinh học nhất định tạo nên

châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của dân số và những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống, do sự phát triển công nghiệp đã gây nên sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu sinh sống thu hẹp dẫn dẫn tới sự suy thoái mạnh mẽ hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

a) Thảm thực vật ngập mặn

Đây là khu vực nằm trong vùng bồi tụ của hệ thống sông Hồng, sông Lân, sông Trà Lý, sơng Thái Bình, sơng Diêm Hộ. Lượng phù sa nhiều và giàu chất dinh dưỡng, bãi bồi rộng nhưng do địa hình trống trải, gió, sóng tác động mạnh nên dọc ven biển rừng mọc tự nhiên không nhiều, chủ yếu do trồng. Rừng ngập mặn tạo thành thảm có diện tích lớn tập trung tại khu vực ven biển Thái Thụy tại khu vực các xã Thái Đô, Thái Thượng, Thụy Hải, Thụy Xuân và Thụy Trường. Khu vực huyện Tiền Hải do nhu cầu phát triển nghề nuôi tôm ồ ạt nên rừng ngập mặn tại khu vực bị tàn phá nhiều, nhường chỗ cho các đầm nuôi. Hiện nay do các đầm nuôi không mang lại hiệu quả nên khu vực này đang thực hiện mơ hình đầm ni phục hồi sinh thái (trồng các loài thực vật ngập mặn trong đầm để cải tạo và dần đưa đầm trở lại gần với tự nhiên vốn có của khu vực). Các quần xã chủ yếu trong hệ sinh thái rừng ngập mặn:

+ Quần xã tiên phong: Mắm biển Avicennia marina (Forsk) dọc các bãi lầy gần cửa sông Bần (Sonneratia caseolaris), Trang Kandelia candel, Sú Aegiceras corniculatum.

+ Quần xã hỗn hợp đứng: Đước vòi Rhizophora stylosa - Trang Kandelia obovata và các loài khác như Vẹt Bruguiera gymnorhiza, Sú Aegiceras corniculatum.

+ Quần xã cây bụi thấp: Sú Aegiceras corniculatum chiếm ưu thế. Các loài phụ là Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza, mắm biển Avicennia marina

+ Quần xã cây nước lợ: Bần chua Sonneratia caseolaris chiếm ưu thế, dưới tán là Ơ rơ Acanthus ilicifolius, cói, có khi phân bố sâu vào đất liền xã biển đến 30, 40 km.

b) Thảm thực vật trên cát ven biển

+ Trảng cỏ tiên phong trên cát mới hình thành ven biển ưu thế Cỏ chông Spinifex littereus, Rau muống biển Ipomoea pes-caprea.

+ Trảng cây bụi thứ sinh, thường xanh nhiệt đới trên đụn cát và dải cát ven biển với quần xã cây lá rộng ưu thế Dứa dại Pandanus tectorius, Hếp Scaevola taccata, Tra Hibiscus tiliaceus...

c) Hệ động thực vật

* Hệ thực vật

Qua tham khảo tài liệu nghiên cứu về thực vật trong khu vực tỉnh Thái Bình đã thống kê được 236 lồi thuộc 64 họ thực vật có mạch thuộc hai ngành Dương xỉ (Pteridophyta) và ngành Hạt kín (Angiospermae). Trong đó, lớp hai lá mầm (Dicotyledones) thuộc ngành hạt kín có số lồi và họ nhiều nhất (171 loài thuộc 50 họ (chiếm 78% tổng số họ và 83% tổng số loài). Lớp một lá mầm mặc dù chỉ có 57 lồi thuộc 9 họ (chiếm 14% tổng số họ và 13% tổng số loài) nhưng chúng là những lồi có số lượng cá thể lớn trong các bãi cỏ và ruộng lúa. Ngành Dương xỉ có số lồi chiếm tỷ lệ thấp nhất với 8 loài thuộc 5 họ: Chân xỉ - Pteridaceae), Ráng lá chuối - Oleadraceae, Bòng bong - Schizeaceae, Ráng đăng tiết - Dennstaedtiaceae.

Bảng 21. Cấu trúc thành phần thực vật khu vực tỉnh Thái Bình

Taxon Họ Lồi Sốlƣợn g Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Pteridophyta (Dương xỉ) 5 8 8 4 Angiospermae (Hạt kín) 59 92 228 96 Dicotyledones (Lớp Hai lá mầm) 50 78 171 83

Taxon Họ Loài Sốlƣợn g Tỷ lệ (%) lƣợng Số Tỷ lệ (%) Monocotyledones (Lớp Một lá mầm) 9 14 57 13 Tổng cộng 64 100 236 100

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

* Hệ động vật

Qua tham khảo các tài liệu đã cơng bố về chim, ếch nhái, bị sát ở vùng ven biển đồng bằng sông Hồng của các tác giả trong nước và nước ngoài, thống kê được 143 loài chim, 22 loài thú và 15 lồi bị sát ếch nhái.

d) Dự đoán mức độ diễn biến suy thoái đa dạng sinh học

Thái Bình là tỉnh có tính đa dạng sinh học rất lớn với thảm thực vật khá đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của dân số và những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống, do sự phát triển công nghiệp đã gây nên sức ép trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu sinh sống thu hẹp dẫn dẫn tới sự suy thoái mạnh mẽ hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Trong giai đoạn tới, nếu khơng có kế hoạch quản lý cụ thể về đa dạng sinh học thì sự suy thối đa dạng sinh học cao. Các loài động thực vật quý, hiếm sẽ biến mất hoàn toàn trên địa bàn tỉnh Thái Bình như: các lồi chim (Bồ nơng chân xám, Cị trắng Trung Quốc, Cị thìa, Choắt lớn mỏ vàng, Mịng bể đầu đen); các lồi bị sát (Tắc kè; rắn ráo; rắn cạp nong; Ba ba gai).

Cùng với đó là sự bng lỏng cơng tác quản lý của các cấp chính quyền địa phương, sự đánh bắt bừa bãi, phá rừng bừa bãi lấy đất xây dựng đầm nuôi tơm dưới mọi hình thức diễn ra ồ ạt sẽ dẫn đến mất môi trường sống của nhiều loài chim nước, chim nước di cư (chim Rẽ mỏ thìa) và mơi trường sinh sản của nhiều loài động vật thủy sinh; quá trình chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường đã tác động mạnh tới suy nghĩ của người nông dân áp dụng nhiều giống, lồi mới có năng suất và chất lượng mà thị trường yêu cầu, quá trình này cũng là mối đe doạ lớn cho

những giống, lồi canh tác truyền thống đã thích nghi lâu đời (Gà tò, Ổi Bo...) và sự xâm nhập các loài mới, loài ngoại lai xâm hại (ốc bươu vàng, cây mai dương, cỏ ngũ sắc,...).

3.4. Tác động (I) của mơi trƣờng và biến đổi khí hậu đối với ngành nơng nghiệp của tỉnh Thái Bình nghiệp của tỉnh Thái Bình

Ơ nhiễm mơi trường gây tác hại xấu tới sức khỏe của cộng đồng dân cư, làm tăng chi phí khám, chữa bệnh, làm giảm năng suất lao động, mất ngày công lao động do nghỉ ốm, và nghỉ để chăm sóc, thăm hỏi người bệnh,…phải tăng đầu tư cho lĩnh vực y tế từ con người, phòng khám, bệnh viện và các trang thiết bị kèm theo. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí, đặc biệt là khí thải từ các nhà máy công nghiệp, các làng nghề,… làm giảm năng suất sản xuất nơng nghiệp nhất là khí thải đúng vào thời kỳ cây trổ bông, ra hoa kết quả. Ơ nhiễm mơi trường nước làm nhiều ao hồ, sơng ngịi trước đây là nơi trồng rau, nuôi cá, nay phải bỏ hoang… gây thiệt hại kinh tế đối với sản xuất nơng nghiệp, thủy sản; tăng chi phí cho việc xử lý nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân nhất là đối với người nơng dân có thu nhập thấp, cuộc sống càng khó khăn hơn. Ơ nhiễm mơi trường làm giảm sức thu hút đối với du lịch, giảm lượng khách du lịch, dẫn đến các thiệt hại về kinh tế cho ngành du lịch; ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của địa phương, tác động tiêu cực đến khả năng thu hút đầu tư của tỉnh, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3.4.1. Tác động do ô nhiễm môi trường nước

a)Tác động do ô nhiễm môi trường nước mặt

Các tuyến sơng trên địa bàn tỉnh Thái Bình là nguồn cấp nước chủ yếu cho các nhà máy nước trong tỉnh. Khi bị ô nhiễm phải tăng chi phí xử lý, tăng giá bán nước cho nhân dân và các cơ sở sản xuất công nghiệp, ảnh hưởng đến tăng giá thành sản phẩm của các cơ sở sử dụng nhiều nước, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Hệ thống sông trục nội đồng là nguồn cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt của nhân dân nhiều địa phương trong tỉnh có diễn biến rất phức tạp. Mức độ ô nhiễm thay đổi lớn theo các mùa, ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép ở mức cao. Nếu so sánh với giai đoạn 10-20 năm trở về trước, các hộ gia đình có thể thường xun sử dụng nước của các tuyến sông nội đồng, tự xử lý để phục vụ sinh hoạt, nấu ăn thì hiện nay đa số thời gian trong năm không thể sử dụng nước của các tuyến sông này xử lý phục vụ ăn uống của người dân mà chỉ có thể dùng để tắm giặt và các nhu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 73)