Hàm lượng các khí thải tại một số trục đường chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 75 - 77)

Từ biểu đồ nhận thấy, tại tất cả các vị trí trong cả 2 đợt quan trắc, hàm lượng các khí thải SO2, NOx, CO đều thấp hơn QCVN 05:2013/BTNMT, cụ thể: SO2 thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 4,6 - 9,2 lần (vào đợt 1) và 5 - 10,3 lần (vào đợt 2); NOx thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 3,4 - 7,7 lần (vào đợt 1) , và 3,4 - 8 lần (vào đợt 2); CO thấp hơn quy chuẩn cho phép từ 6,67 - 12,38 lần (vào đợt 1) và 6,63 - 12,3 lần (vào đợt 2). Chứng tỏ, chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh khu vực đường giao thông và đường giao thông giao với KCN, CCN vẫn cịn khá tốt, mơi trường chưa bị ơ nhiễm bởi các khí thải do các phương tiện giao thông vận tải gây ra.

3.3.3. Hiện trạngmơi trường đất tỉnh Thái Bình

Các dữ liệu về chất lượng đất tại nhiều địa điểm trong tỉnh cho thấy, đất đai các khu vực canh tác nông nghiệp của Thái Bình hiện chưa bị ơ nhiễm các yếu tố asen, chì khi so sánh với Quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất. Tuy nhiên, đã xuất hiện những vấn đề sau đây:

a. Hàm lượng cadimi

Hàm lượng Cd trong đất tại nhiều khu vực đã vượt ngưỡng cho phép. Tính trên hàm lượng trung bình, trong tổng số 13 xã lấy mẫu đánh giá mức ơ nhiễm thì có 6 xã có hàm lượng Cd trung bình vượt ngưỡng cho phép (chiếm 46,15%), 01 xã có hàm lượng Cd xấp xỉ ngưỡng. Các xã còn lại tuy chưa vượt ngưỡng nhưng cũng có hàm lượng khá cao (từ >1 mg/kg đất khô đến >1,5 mg/kg đất khơ). Có 35/62 mẫu đất có hàm lượng Cd vượt ngưỡng cho phép (chiếm 56,45%). Trong đó, mẫu có hàm lượng cao nhất là TN03-1 (xã Tây Ninh) với 3,45 mg/kg đất khô (vượt ngưỡng 1,72 lần). Rõ ràng đã có sự tích lũy Cd trong tầng đất mặt tại các khu vực lấy mẫu.

Nguồn: Báo cáo hiện trạng mơi trường tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh thái bình làm cơ sở khoa học cho định hướng phát triển nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 75 - 77)