1.2. Phương pháp đánh giá rủi ro tai biến trượt lở
1.2.4. Đánh giá tổn thương
Khả năng tổn thương là một phần cơ bản trong đánh giá rủi ro trượt lở đất. Tổn thương, trong bối cảnh hiện tại, có thể được định nghĩa như là mức độ phá hủy tiềm năng, hay mức thiệt hại, của các yếu tố nhất đinh (thể hiện trên một thang tỷ lệ từ 0 đến 1) chịu tác động của trượt lở có cường độ nhất định (Fell, 1994; Leone, 1996; Wong, 1997). Đánh giá tổn thương bao gồm việc hiểu rõ sự tác động giữa một vụ trượt lở nhất định và các đối tượng bị tác động. Nhìn chung, khả năng tổn thương do trượt lở có thể phụ thuộc vào (a) khoảng lăn xa; (b) thể tích và tốc độ trượt; (c) các đối tượng chịu rủi ro (các tịa nhà và cơng trình), trạng thái tự nhiên và khoảng cách đến khối trượt; và (d) các đối tượng chịu rủi ro (con người). Khả năng tổn thương của con người và của cải đối với trượt lở có thể khác nhau. Ví dụ, một ngơi nhà có thể chịu khả năng tổn thương cao đối với cả trượt lở dịch chuyển chậm và trượt lở xảy ra nhanh chóng, nhưng con người đang sống trong ngồi nhà đó có thể có khả năng tổn thương thấp đối với trượt lở dịch chuyển chậm nhưng có khả năng tổn thương cao đối với trượt lở xảy ra nhanh.
Việc đánh giá tổn thương có phần chủ quan và phần lớn dựa vào các ghi nhận trong lịch sử. Ví dụ, khả năng tổn thương của một ngơi nhà ở ngay chân của
một sườn dốc đứng mà dịng bùn đá có thể xảy ra cao hơn đối với một ngơi nhà ở rìa vùng tích tụ (bởi vận tốc của dịng nhỏ hơn nhiều). Với mỗi dạng dịch chuyển và mỗi dòng vật liệu vụn tại vị trí riêng, các nhân tố bị tổn thương thích hợp có thể được đánh giá một cách hệ thống bằng kinh nghiệm của chuyên gia. Phương pháp đánh giá tổn thương của người và (hoặc) của cải đối với trượt lở là dựa trên các thống kê những vụ trượt lở được ghi nhận một cách chi tiết trong lịch sử. Finlay (1996) đã đưa ra ví dụ đánh giá tổn thương xét đến các tài liệu lịch sử.
Bảng 1.3. Ví dụ đánh giá tổn thương về con người (Finlay, 1996)
Trƣờng hợp Tổn thƣơng về con ngƣời Ghi chú Khoảng giá trị Gia trị khuyến nghị Người trong không gian mở 1. Nếu bị đá đổ vào người 0.1-0.7 0.5* Có thể bị thương nhưng không gây chết người 2. Nếu bị vùi lấp bởi
vật liệu vụn
0.8-1.0 1.0 Bị chết ngạt
3. Nếu không bị vùi lấp 0.1-0.5 0.1 Cơ hội sống sót cao Người
trong xe
1. Nếu xe bị vùi lấp/ đè bẹp
0.9-1.0 1.0 Hầu như chắc chắn gây chết người
2. Nếu xe chỉ bị hư hại 0-0.3 0.3 Khả năng chết người cao Người
trong nhà
1. Nếu nhà bị sập 0.9-1.0 1.0 Hầu như chắc chắn gây chết người
2. Nếu nhà ngập đất đá và người bị vùi lấp
0.8-1.0 1.0 Khả năng chết người cao
3. Nhà ngập đất đá và người không bị vùi lấp
0-0.5 0.2 Cơ hội sống sót cao 4. Đất đá chỉ va đập
vào nhà
0-0.1 0.05 Hầu như không nguy hiểm
* Tùy vào từng trường hợp cụ thể, xét đến khoảng cách giữa người với phần bị ảnh hưởng của tòa nhà
Một lựa chọn thay thế dựa trên các thống kê về những vụ trượt lở trong lịc sử là phương pháp ma trận tổn thương được đưa ra bởi Leone và nnk (1996). Phương pháp này linh hoạt và có thể sử dụng đối với nhiều trường hợp khác nhau và có thể giảm tính chất chủ quan so với các phương pháp đã đề cập ở trên. Với phương pháp
độ bền kỹ thuật của tòa nhà, như là loai nhà, đặc điểm, tuổi thọ, v.v. Ví dụ, hình 1.8 đưa ra sự tương quan giữa các yếu tố lộ thiên và đặc điểm của trượt lở. Việc áp dụng phương pháp này cũng địi hỏi phân tích thống kê chi tiết những tài liệu trượt lở và hậu quả của chúng. Khi đánh giá rủi ro trượt lở trong điều kiện thực tế, ngoài thiệt hại trực tiếp, ta phải tính đến các chi phí gián tiếp, điển hình như là sự gián đoạn hoạt động kinh tế.
Hình 1.7. Ví dụ về cấu trúc ma trận tổn thương