Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại trạm Ngân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực đèo gió, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn) (Trang 37 - 39)

Từ biểu đồ lượng mưa trung bình tháng có thể thấy được mưa trong khu vực Ngân Sơn xảy ra mạnh mẽ trong 3 tháng liên tục là 6,7,8 chiếm 54% lượng mưa của cả năm.

Độ ẩm trung bình năm trên 80%. Sự biến thiên độ ẩm khơng đều trong năm và ngay cả trong cùng một mùa. Những tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa phùn (tháng 3 - 4) và mưa ngâu (tháng 8), trong đó có những ngày độ ẩm khơng khí đến độ bão hồ (100%).

Ngồi mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Ngân Sơn như trên, nét đặc trưng cơ bản của chế độ khí hậu ở đây theo dân địa phương phản ánh là thường có gió mạnh thổi đặc biệt vào những ngày thay đổi thời tiết. Yếu tố này làm cho vùng khi mưa sẽ mưa lớn nhưng khi tạnh sẽ rất nhanh chóng bị kiệt nước vì gió góp phần làm tăng tốc độ bốc hơi của nước.

2.1.5. Địa tầng

a) Hệ Devon, thống hạ, hệ tầng Mia Lé (D1 ml)

Hệ tầng Mia Lé do J. Deprat xác lập năm 1915 và được Dương Xuân Hảo thành lập lại năm 1973. Mặt cắt chuẩn được chia làm 2 phân hệ tầng.

* Phân hệ tầng dưới (D1 ml1): lộ ra ở phần nhân nếp lồi, gần như thành một

dải kinh tuyến ở khu vực trung tâm, mặt cắt từ dưới lên gồm 5 tập: - Tập 1: cát bột kết màu xám xen các thấu kính đá phiến sét vơi; - Tập 2: đá phiến sét- sericit màu xám đen, phân phiến mạnh;

- Tập 3: đá phiến sét vôi màu xám xanh, xen đá phiến sét - sericit màu xám; - Tập 4: đá vôi xám phân lớp mỏng;

- Tập 5: đá phiến sét vôi màu xám xanh, xen đá phiến sét- sericit màu xám. Bề dày chung của phân hệ tầng dưới khoảng 350 m.

Phân hệ tầng dưới có quan hệ chuyển tiếp với phân hệ tầng trên và có quan hệ kiến tạo với đá vơi hệ tầng Nà Quản D1-2 nq.

* Phân hệ tầng trên (D1 ml2): phân bố ở phía tây, tây bắc, đơng, đơng nam,

nam vùng nghiên cứu thành 2 cánh của nếp lồi trung tâm. Mặt cắt từ dưới lên gồm các tập sau:

- Tập 1: đá vôi màu xám phân lớp trung bình, có xen các lớp kẹp phiến sét; - Tập 2: đá vôi màu trắng xám, xám xi măng, phân lớp dày, bị dập vỡ mạnh; - Tập 3: đá vơi bị hoa hóa, màu sáng, phớt hồng, có các mạch, ổ dolomit hóa. Bề dày chung của phân hệ tầng trên khoảng 550 m.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực đèo gió, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn) (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)