Sơ đồ hiện trạng trượt lở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực đèo gió, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn) (Trang 51 - 53)

Khối trượt 1 (K1): Khối trượt 1 nằm ở Km 199 bên trái đường đi Ngân Sơn.

Khối này phát triển từ cầu Bản Mạch qua hộ Hứa Văn Thắng vòng qua sườn đồi xuống tận khe suối. Bề rộng khoảng 150m, bề sâu tính từ suối lên 110m. Bề dày của khối trượt khoảng 5- 7 m. Chiều cao khối trượt tính từ suối lên khoảng 45 m, từ mặt đường lên khoảng 20m. Góc dốc địa hình 20- 300. Thành phần khối trượt là sạn, cuội, cát gắn kết yếu có nguồn gốc trầm tích quạt sườn (nón phóng vật).Trong khối trượt 1 có điểm trượt K1/1 phía góc trái của khối trượt. Vết trượt có độ cao 10m, chiều rộng 20m dạng tam giác mở rộng phía đáy. Từ đỉnh trượt tới đường tới 55m. Góc dốc 350

. Bề dày 1,2- 2,5 m. Ngyên nhân của điểm trượt này là đào nền nhà tạo sườn dốc gây mất chân trượt lở. Đặc điểm của thành tạo này dễ bị trượt lở, có độ gắn kết yếu cho nên tạo sườn dốc quá 300 sẽ gây trượt lở.

Khối trượt 2 (K2): Khối trượt 2 nằm gần khối trượt 1. Chiều rộng khối trượt

50m, bề sâu khối trượt 20- 30 m. Chiều cao khối trượt 20 m, độ dốc 40- 450. Trong khối trượt này có 3 điểm trượt (K2/1, K2/2, K2/3) có bề dày trượt 1- 2,5 m. Đặc điểm khối trượt là đá phiến sericit màu xám bạc có độ dính kết yếu. Tại điểm trượt 1 (K2/1) tạo thành dạng nêm với chiều sâu 2,2 m, hướng trượt 2500. Nguyên nhân của khối trượt này là đá phiến có độ dính kết yếu, sườn dốc, có nhiều hệ thống khe nứt giao nhau tạo lòng máng trượt. Đối diện khối trượt qua quốc lộ 3 là hộ gia đình Vũ Thị Lý.

Khối trượt 3 (K3): Khối trượt 3 nằm ngay khúc ngoặt từ Km 199/2- 199/3.

Chiều rộng khối trượt 100 m, chiều sâu khối trượt 30 m, chiều cao khối trượt 12m. Góc dốc địa hình từ 50 đến 250

gần đỉnh. Cả khối trượt 3 bị trượt xuống 3,5m tạo thành bậc địa hình rõ rệt. Đáng lưu ý là thế nằm của đá 230< 30 phù hợp với hướng dốc địa hình.

Khối trượt 4 (K4): Khối trượt nằm ở Km 200 đến Km 200 + 70m. Bề rộng 50

m, chiều sâu 15m, cao 8m, góc dốc địa hình tới 700. Trong khối trượt có điểm trượt K4/1 rộng 6m, cao 8 m, dày 1- 1,2m. Thành phần đá gốc là đá phiến sericit màu xám bạc có độ dính kết yếu.

Khối trượt 5 (K5): Khối trượt nằm ở Km 200/3, rộng 95m, sâu tới 25m, cao

20m, góc dốc địa hình 600

. Trong khối trượt 5 có điểm trượt K5/1 dạng tam giác, đáy mở rộng tới 30m, bề dày tới 2m. Đá gốc là đá phiến sericit có độ dính kết yếu. Dọc

khối trượt 4 và 5 dài 350 m, sâu 50 m là vách đá vôi dốc đứng chạy theo hướng bắc Nam, cao 20- 40 m. Dọc đới này quan sát thấy nhiều tảng đá vôi bị trượt lở rơi rải rác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực đèo gió, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn) (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)