Tính chất đất san lấp đã đầm chặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực đèo gió, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn) (Trang 45 - 50)

Mẫu Thí nghiệm đầm chặt Thí nghiệm cắt bão hòa

Wtư (%) kmax (g/cm3

) bh (độ) cbh (KPa)

ĐG9 17,3 1,56 25,89 6,37

ĐG11 17,0 1,50 28,29 13,77

Wtư : độ ẩm tối ưu; kmax: dung trọng khô lớn nhất

Đất san lấp sau khi được đầm chặt tiêu chuẩn có dung trọng khơ lớn, góc nội ma sát bão hịa cao hơn so với các mẫu đất tự nhiên, song lưc dính vẫn ở mức trung bình thấp do tính chất của đá gốc là đá phiến bị phong hóa có độ dính kết yếu. Do đó, khi sử dụng loại đất này để làm taluy đường cần đầm chặt đúng tiêu chuẩn và không làm quá dốc. 0,8 0,9 1,0 1,1 1,2 1,3 1,4 1,5 1,6 1,7 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 Độ ẩm W (%) D u n g tr ọn g (k g/ cm 3 ) Hình 2.8. Biểu đồ đầm chặt mẫu ĐG 9

2.1.9. Các quá trình và hiện tượng địa chất động lực

Hiện tượng địa chất động lực là các quá trình địa chất dẫn đến hình thành hay phá hủy đất đá, biến đổi trạng thái vật lý và điều kiện thế nằm của đất đá trong khu vực, thay đổi địa hình trong khu vực, biến đổi cấu trúc vỏ trái đất. Qua khảo sát thực địa nhận thấy khu vực Đèo Gió phổ biến các hiện tượng địa chất động lực cơng trình là trượt lở, xói mịn và phong hóa.

Hiện tượng trượt lở

Trượt lở đất đá là một dạng tai biến tự nhiên xảy ra tương đối phổ biến ở vùng đồi núi Việt Nam, đặc biệt dọc theo các tuyến đường mới được xây dựng, các

tuyến đường đang được mở rộng hoặc nắn thẳng. Hậu quả của trượt lở đất đá dẫn đến vùi lấp đường giao thông, đe dọa cuộc sống của các khu dân cư dọc theo tuyến đường và dưới chân các sườn dốc.

Trong khu vực nghiên cứu, trượt lở xảy ra rất phổ biến ở các taluy dương và âm dọc theo quốc lộ 3. Trượt cũng xuất hiện nhiều tại các vách núi có độ dốc lớn do dân khai phá để làm nhà. Đặc điểm hiện tượng trượt lở được trình bày chi tiết ở chương 3.

Hiện tượng xói mịn

Xói mịn là hiện tượng đất đá trên bề mặt bị phá hủy và cuốn trôi dưới tác dụng của dịng chảy mặt. Với địa hình đồi núi cao, đất chủ yếu là tàn tích nên thuận lợi cho hiện tượng xói mịn phát triển. Xói mịn đặc biệt xảy ra nhiều vào mùa mưa lũ, khi đó lượng mưa lớn làm hình thành nhiều dịng chảy tạm thời trên mặt dẫn tới bào mòn đất bề mặt và cuốn trơi đất đi. Q trình này làm thay đổi địa hình, phá hủy đất đá, làm mất tính ổn định của đất. Trong khu vực nghiên cứu, xói mịn chủ yếu xảy ra tại các ta luy đường giao thơng và những khu vực có mật độ phủ thực vật thấp hoặc khơng có.

Hiện tượng phong hóa

Điều kiện khí hậu của Việt Nam nói chung và của huyện Ngân Sơn nói riêng rất thuận lợi cho phát triển q trình phong hóa.

Các thành tạo trầm tích lục nguyên tuổi Paleozoi trong vùng phân bố trên diện rộng, trong đó sản phẩm phong hoá từ các đá cát kết, đá phiến sét, đá phiến sét vôi thuộc hệ tầng Mia Lé dễ tham gia vào quá trình trượt lở đất. Thành phần thạch học chủ yếu của nhóm đá này là sét sericit bị nén ép, phân lớp mỏng, mặt phân lớp nhiều nơi trùng với mặt dốc địa hình và vỏ phong hố của chúng chủ yếu là vụn thơ. Ngồi ra, các thành tạo này lại chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động kiến tạo nên bị nứt nẻ, dập vỡ mạnh, tạo điều kiện cho q trình phong hố phát triển.

2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

2.2.1. Dân cư

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, do đặc điểm địa hình và điều kiện sản xuất, sinh hoạt ở các vùng khơng giống nhau vì thế mật độ dân cư trong các địa bàn hành

chính cũng chênh lệch nhau. Huyện Ngân Sơn có diện tích 644,4 km2

, số dân 29248 người, mật độ dân số vào khoảng 46 người/km2. So với trung bình tồn tỉnh, huyện Ngân Sơn có mật độ dân số vào loại thấp (bằng 0,8). Hiện có người của 7 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đơng nhất là người Kinh.

Dân cư phân bố dọc các thung lũng như thôn Lũng Lia, thôn Công Quân, thôn Nà Khoang, thôn Nà Nọi, bản Mạch và phân bố dọc quốc lộ thôn Cốc Xả. Các thôn dọc thung lũng dân cư đông đúc cịn dọc theo Đèo Gió dân cư phân bố thưa thớt. Phần lớn là dân tộc Tày, Nùng và một số dân tộc Kinh và Dao.

2.2.2. Điều kiện kinh tế

a) Nông -Lâm nghiệp

Nông lâm là ngành kinh tế chủ yếu của tỉnh Bă Kạn. Nông nghiệp với cây trồng chủ yếu là cây lương thực ngắn ngày (lúa, ngô), chăn nuôi nhỏ lẻ theo kiểu kinh tế hộ gia đình.

b) Cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ

Nền cơng nghiệp trong vùng cịn chưa phát triển, nền công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở quy mô nhỏ, sản xuất manh mún. Chủ yếu là ngành khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản. Khu vực gần thị trấn Nà Phặc có chợ, bệnh viện, trường học nên sinh hoạt khơng gặp nhiều khó khăn. Trong khu vực có lâm trường Ngân Sơn, khu du lịch sinh thái Nà Khoang, mỏ đá vôi Cây Si.

Do được sự quan tâm đầu tư của nhà nước và địa phương cũng như có sự tham gia đóng góp của nhân dân nên đến nay tất cả các xã phường trong huyện đều đã có điện, đường ơ tô, trường tiểu học, trung học và trung tâm y tế.

2.2.3. Giao thông vận tải

Giao thơng vận tải có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc. Mạng lưới giao thơng vận tải cịn đơn điệu. Trục giao thơng chính của huyện cũng như của tồn tỉnh là đường Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Cao Bằng. Tại Nà Phặc đường lên Cao Bằng chia làm 2 nhánh, nhánh quốc lộ 3 đi qua huyện lỵ Ngân Sơn, cịn nhánh Nà Phặc- Cơ Lia là quốc lộ 3B (212) đi sang huyện lỵ huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).

Chƣơng 3

ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN TRƢỢT LỞ KHU VỰC ĐÈO GIÓ

3.1. Hiện trạng trƣợt lở

3.1.1. Khảo sát nghiên cứu hiện trạng

Hiện trạng trượt lở tại khu vực nghiên cứu được xác định thông qua tổng hợp các tài liệu và qua hai đợt thực địa của học viên. Điều tra trực tiếp hiện trường là một phương pháp bắt buộc khi nghiên cứu các quá trình và hiện tượng địa chất. Đặc biệt là trong nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoạt động nhân sinh đến trượt lở đất. Các khối trượt được mô tả bằng phiếu điều tra gồm 11 thông tin cơ bản cần phải mô tả. Những thông số này cho phép đánh giá được quy mô, hiện trạng, mức độ ảnh hưởng của trượt lở đến điều kiện tự nhiên, đến hoạt động nhân sinh và ngược lại. Phiếu điều tra bao gồm các nội dung chính sau:

- Ký hiệu điểm khảo sát, thời gian khảo sát các khối trượt và vị trí của nó. - Mơ tả đặc điểm trượt lở và các thơng số hình học đo được tại điểm khảo sát: kích thước khối trượt, góc dốc vách trượt, biên độ dịch chuyển, độ dốc mái dốc ổn định lân cận, số bậc trượt,...

- Đo đạc mái dốc: độ dốc, chiều cao, phương vị hướng dốc, thế nằm của đá gốc, ... - Mô tả sơ bộ đất đá tại các điểm lộ bao gồm: mơ tả về màu sắc, tính chất đất đa, bề dày tầng sườn tàn tích và sơ bộ phân loại nó.

- Thảm thực vật, tuỳ thuộc vào mức độ phát triển, loại hình thảm thực vật và sự khác biệt của thảm thực vật xung quanh, từ đó đánh giá sơ bộ về tác dụng của thảm thực vật ảnh hưởng đến bờ dốc.

- Nước xuất lộ ở chân dốc: đánh giá vai trò của hệ thống thuỷ văn, sự nâng hay hạ của gương nước ngầm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền cơ lý của đất đá. Bao gồm mơ tả mực nước giếng và xem xét có nước lộ ở chân khối trượt hay không.

- Đặc điểm về các cơng trình xây dựng kế cận và các điểm lộ. Nghiên cứu đặc điểm này nhằm đánh giá mức độ nguy hiểm khi trượt lở xảy ra.

- Sơ bộ đánh giá các thiệt hại phát sinh nếu mái dốc mất ổn định và đưa ra đề xuất. - Hình minh họa tại những điểm lộ phức tạp mà ảnh không thể hiện được đầy đủ nội dung tại điểm lộ; mặt cắt vỏ phong hố.

PHIẾU MƠ TẢ THỰC ĐỊA KHU VỰC ĐÈO GIÓ TỈNH BẮC KẠN NĂM 2011 (các mục 1 đến 4 chỉ thực hiện đối với các đoạn mái dốc đã mất ổn định)

Điểm khảo sát số: ...ĐG5..Vị trí:.Taluy bên phải quốc lộ 3 đi Cao Bằng, Km 203+280.. Nhà dân: Chủ hộ:...khơng có nhà............... Ngày..30....tháng...4. năm....2011

Đặc điểm nhà:................................Người mô tả:.............................................. 1. Đặc điểm chung: Trượt lở trong vỏ phong hố......Sạt lở bờ sơng......Đổ lở................... 2. Hình thái mặt trượt: Dạng móng ngựa........ Trượt kéo dài (bề rộng lớn hơn chiều dài) ...........Trượt theo mặt lớp ........ Mặt trượt gãy khúc....... Mặt trượt phức tạp...................

3. Kích thước: Phần trên khối trượt rộng ....... Chiều rộng chân trượt...... Thể tích khoảng......

Góc dốc vách trượt....... Độ dốc mái dốc ổn định lân cận..........Biên độ dịch chuyển đứng.....

Khoảng cách từ chân dốc đến rìa ngồi khối trượt............... Góc dốc đất đá sau trượt lở..........

4. Số bậc trượt: ........Số lần trượt (nếu biết):..... Lưu ý khác............................................... 5. Đo đạc mái dốc: Độ dốc..650 ..Chiều cao (m)...6m........Mô tả khác.............................. 6. Phương vị hướng dốc của mái dốc...0565.....Thế nằm của đá gốc...16534.............. Hướng cắm của đá gốc: nghiêng theo mái dốc..............hướng vào trong mái dốc...... khác.............

7. Mô tả sơ bộ các lớp đất: .............Sét màu vàng nâu lẫn sạn…....................................... .......................................................................Bề dày tầng sườn tàn tích (m).......2,2m....... 8. Đá gốc (chú ý mức độ nứt nẻ, đo khe nứt):thuộc khu vực có mức độ nứt nẻ dập vỡ mạnh……………………………………………………………………………………... 9. Thảm thực vật: Phát triển......... ít phát triển....... khơng có.........Thảm thực vật là: cây to....... cây bụi .... hỗn hợp...... Thực vật tại mái dốc có khác xung quanh khơng: có..........khơng........

10. Nước xuất lộ ở chân dốc: có....... khơng có.......Giếng cách mái dốc (m) ........Mực nước ngầm.........

11. Các cơng trình dân dụng: a. trên mái dốc....khơng...b. Số cơng trình ở chân mái dốc..đường.. cách chân mái dốc (m)..........c. Trên đỉnh mái dốc. .......d. khác ....... .......................................................................................................................... 12. Thiệt hại phát sinh nếu mái dốc mất ổn định và đề xuất: ....................................... ............................................................................................

3.1.2. Kết quả nghiên cứu hiện trạng trượt lở

Khu vực Đèo Gió bị trượt lở nhều năm trước đây nhưng mạnh nhất là năm 2005, 2006. Dọc đường quốc lộ 3 có nhiều điểm trượt lở. Trong quá trình khảo sát thực địa đã thống kê được 23 khối trượt (bảng 3.1), mỗi khối có các điểm trượt lở bao gồm cả các thân khối trượt đất cổ nằm trên sườn núi và các thân trượt mới trên các vách dương và vách âm của đoạn đường này (hình 3.1). Dưới đây mơ tả đặc điểm của từng khối trượt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá rủi ro tai biến trượt lở ( lấy ví dụ khu vực đèo gió, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn) (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)