(thời kỳ quan trắc 1961- 2000) Tháng mƣa (mm) Lƣợng Tháng mƣa (mm) Lƣợng I 26,5 VIII 281,9 II 31,6 IX 159,3 III 58 X 93,9 IV 99,5 XI 50,5 V 207,5 XII 23,1 VI 267,5 X0 1630,9 VII 331,5
0 50 100 150 200 250 300 350
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
Th¸ng
mm
Hình 2.5. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại trạm Ngân Sơn
Từ biểu đồ lượng mưa trung bình tháng có thể thấy được mưa trong khu vực Ngân Sơn xảy ra mạnh mẽ trong 3 tháng liên tục là 6,7,8 chiếm 54% lượng mưa của cả năm.
Độ ẩm trung bình năm trên 80%. Sự biến thiên độ ẩm không đều trong năm và ngay cả trong cùng một mùa. Những tháng có độ ẩm cao nhất là khi thời tiết mưa phùn (tháng 3 - 4) và mưa ngâu (tháng 8), trong đó có những ngày độ ẩm khơng khí đến độ bão hồ (100%).
Ngồi mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Ngân Sơn như trên, nét đặc trưng cơ bản của chế độ khí hậu ở đây theo dân địa phương phản ánh là thường có gió mạnh thổi đặc biệt vào những ngày thay đổi thời tiết. Yếu tố này làm cho vùng khi mưa sẽ mưa lớn nhưng khi tạnh sẽ rất nhanh chóng bị kiệt nước vì gió góp phần làm tăng tốc độ bốc hơi của nước.
2.1.5. Địa tầng
a) Hệ Devon, thống hạ, hệ tầng Mia Lé (D1 ml)
Hệ tầng Mia Lé do J. Deprat xác lập năm 1915 và được Dương Xuân Hảo thành lập lại năm 1973. Mặt cắt chuẩn được chia làm 2 phân hệ tầng.
* Phân hệ tầng dưới (D1 ml1): lộ ra ở phần nhân nếp lồi, gần như thành một
dải kinh tuyến ở khu vực trung tâm, mặt cắt từ dưới lên gồm 5 tập: - Tập 1: cát bột kết màu xám xen các thấu kính đá phiến sét vơi; - Tập 2: đá phiến sét- sericit màu xám đen, phân phiến mạnh;
- Tập 3: đá phiến sét vôi màu xám xanh, xen đá phiến sét - sericit màu xám; - Tập 4: đá vôi xám phân lớp mỏng;
- Tập 5: đá phiến sét vôi màu xám xanh, xen đá phiến sét- sericit màu xám. Bề dày chung của phân hệ tầng dưới khoảng 350 m.
Phân hệ tầng dưới có quan hệ chuyển tiếp với phân hệ tầng trên và có quan hệ kiến tạo với đá vôi hệ tầng Nà Quản D1-2 nq.
* Phân hệ tầng trên (D1 ml2): phân bố ở phía tây, tây bắc, đơng, đơng nam,
nam vùng nghiên cứu thành 2 cánh của nếp lồi trung tâm. Mặt cắt từ dưới lên gồm các tập sau:
- Tập 1: đá vôi màu xám phân lớp trung bình, có xen các lớp kẹp phiến sét; - Tập 2: đá vôi màu trắng xám, xám xi măng, phân lớp dày, bị dập vỡ mạnh; - Tập 3: đá vơi bị hoa hóa, màu sáng, phớt hồng, có các mạch, ổ dolomit hóa. Bề dày chung của phân hệ tầng trên khoảng 550 m.
Trong khu vực Đèo Gió các thành tạo của hệ tầng Mia Lé phân bố rộng khắp chiếm gần 90% diện tích nghiên cứu. Mặt cắt tốt nhất là từ bắc Bản Mạch đến núi Nam Sơn (gần theo phương đông - tây).
b) Hệ Devon, thống hạ- trung, hệ tầng Nà Quản (D1-2 nq)
Hệ tầng Nà Quản do Dương Xuân Hảo, Rzonsnickaia xác lập năm 1968, sau đó Phạm Đình Long đổi thành điệp năm 1975, trên cơ sở nghiên cứu mặt cắt chuẩn ở khu vực đơng bắc ngã ba Gia Tịng, với thành phần thạch học gồm đá vôi, đá vôi silic màu đen, phân lớp mỏng, đá vơi có cấu tạo "khúc dồi", đá vôi đen tái kết tinh hạt nhỏ, đá vôi màu xám phân lớp mỏng, với chiều dày khoảng 500 - 600 m.
Trong khu vực Đèo Gió, các thành tạo của hệ tầng Nà Quản phân bố ở một diện tích nhỏ phía Tây Nam. Mặt Cắt ở đây gồm các tập đá vôi màu xám, phân lớp mỏng, đá vôi silic màu xám đen.
c) Lớp phủ Đệ Tứ (Q)
Trong vùng nghiên cứu phát triển hạn chế các thành tạo Đệ Tứ, phân bố dọc các suối nhỏ Nà Đeng, Bản Mạch và Lũng Lia. Trong đó lớn nhất là suối Nà Đeng, tiếp đến là suối Bản Mạch và nhỏ nhất là suối Lũng Lia. Trên cơ sở quan sát, nghiên cứu mặt cắt, vết trượt lở tự nhiên và nhân tạo có thể thấy dọc theo các thung lũng suối phát triển các bãi bồi, thềm bậc I, thềm bậc II phát triển không liên tục đan xen với các nón phóng vật nhỏ.
Các thành tạo này thường phát triển không liên tục, gồm 3 lớp:
- Phần thấp là các thành tạo trầm tích bở rời aluvi, proluvi gồm cuội lẫn sạn sỏi, cát thạch anh;
- Phần giữa là cát, bột, sét thành phần phức tạp; - Phủ trên chúng là cát hạt mịn, bột, sét màu xám.
2.1.6. Magma
Nền địa chất của khu vực là sét bột kết, đá phiến sét, đá phiến sét vôi và đá vôi của hệ tầng Mia Lé (D1 ml) cùng với sự phân bố của các thành tạo xâm nhập granitoid của phức hệ Ngân Sơn (aD3 ns) gồm 2 pha. Pha 1 tạo một khối nhỏ ở khu vực Nà Khoang, chủ yếu là các đá granit biotit, plagiogranit biotit hạt vừa, bị ép mạnh dạng gneis. Pha 2 tạo một khối nhỏ ở tây đỉnh Đèo Gió, chủ yếu là các đá
granit dạng porphyr, cấu tạo khối hoặc dạng dịng chảy. Ngồi ra rải rác cịn gặp các đai mạch nhỏ, bề dày 1- 3 m, thành phần là diabas, gabrodiabas.
Dựa vào điều kiện thành tạo và mối liên quan với các đá vây quanh, các nhà nghiên cứu đá xác định Granitoiđ phức hệ Ngân Sơn được xếp vào Paleozoi giữa.
2.1.7. Kiến tạo
Vùng nghiên cứu nằm trong phạm vi ranh giới của hai đới Lô - Gâm và sông Hiến, bao gồm các đá trầm tích lục nguyên, lục nguyên- carbonat và carbonat. Các thành tạo này bị biến chất yếu, đơi nơi bị sừng hóa do biến chất tiếp xúc với các thể xâm nhập granitoid phức hệ Ngân Sơn.
Hoạt động kiến tạo phá hủy xảy ra khá mạnh mẽ, đa dạng. Nhìn chung có hai hệ thống đứt gãy chính, đó là hệ thống đứt gãy á kinh tuyến và hệ thống á vĩ tuyến. Hai hệ thống này kéo dài trên toàn bộ vùng nghiên cứu. Trong đó, hệ thống đứt gãy phương á vĩ tuyến có trước và bị dịch chuyển bởi hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến. Các đá phân bố dọc theo đứt gãy bị cà nát mạnh mẽ. Các thành tạo trầm tích lục nguyên tuổi Paleozoi chịu ảnh hưởng nhiều của hoạt động kiến tạo nên bị nứt nẻ, dập vỡ mạnh, tạo điều kiện cho q trình phong hố phát triển, thường tạo nên các lớp vỏ phong hoá sét khá dày, trung bình 4-5 m, nhiều nơi đến vài chục mét.
Toàn vùng nghiên cứu gần như được cấu thành bởi một nếp lồi lớn, phương kinh tuyến.
2.1.8. Tính chất cơ lý của đất đá
Trong thời gian khảo sát thực địa đã tiến hành lấy 16 mẫu (hình 2.7), bao gồm mẫu đất nguyên trạng và phá hủy (bảng 2.3). Đá trong khu vực chủ yếu là sét bột kết, đá phiến sét, đá phiến sét vôi và đá vôi của hệ tầng Mia Lé (D1 ml) cùng
với sự phân bố của các thành tạo xâm nhập granit, granit hai mica của phức hệ Ngân Sơn (D3 ns). Trong thực tế, thành phần khống vật của nhóm đá này là sét sericit bị nén ép, phân lớp mỏng, mặt phân lớp nhiều nơi trùng với mặt dốc địa hình, vỏ phong hố của chúng chủ yếu là vụn thô. Đất là loại đất cát lẫn sạn, chưa bụi sét phong hóa từ đá gốc.