Một số nét về lịch sử, truyền thống nghề cá Hải Phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố hải phòng (Trang 39 - 42)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan về ngành thủy sản và hoạt động nuôi trồng thủy sản thành phố Hả

1.2.1.3. Một số nét về lịch sử, truyền thống nghề cá Hải Phòng

Do vị trí địa lý tự nhiên gắn với sơng - biển nên nói đến Hải Phịng, ngƣời ta thƣờng gắn địa danh này với yếu tố biển nhƣ thành phố Cảng, thành phố bên bờ biển Đông, vùng Hải tần phịng thủ.

Những năm đầu cơng ngun, dân cƣ đã khá đông, gồm ngƣời bản địa, ngƣời ở các trung tâm lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng bị tƣớng giặc Mã Viện đầy xuống để làm muối, đánh cá. Vì vậy, ngày ấy nhiều làng chạ, thơn ấp mở mang theo hƣớng khai hoang, lấn biển. Truyền thuyết về Lê Chân gắn liền với sự ra đời của ấp Vẻn ( sau đổi tên là Trang An Biên) nơi mà gần 2.000 năm sau trở thành cái nôi đầu tiên tạo nên đơ thị Hải Phịng.

Những làng xóm, vạn chài, phƣờng thợ, phố chợ, bến bn ở Hải Phịng đƣợc lập lên thƣờng trải qua bao gian khó, nhọc nhằn, địi hỏi ngƣời lao động, ngƣ dân ở nơi đây phải chung lƣng đấu cật, mới đƣơng đầu đƣợc với giông bão, hạn hán, với thú dữ với những tốn cƣớp biển, cƣớp sơng…. Truyền thống đồn kết, kiên cƣờng, bất khuất, trọng tín nghĩa của ngƣ dân vùng bảy huyện đã đƣợc ghi chép khá đậm nét trong sử sách từ lâu.

Những làng mạc sầm uất, những vƣờn xanh lƣng đồi ven suối, những vạn chài tấp nập nơi bãi bể, cửa sông, những vùng nuôi trồng thủy sản trù phú hiện đại… trên địa bàn Hải Phòng ngày nay đều thấm đƣợm mồ hôi, nƣớc mắt và cả máu xƣơng của nhiều thế hệ ngƣời dân Hải Phòng.

Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đơ thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô của công cuộc đầu tƣ khai thác thuộc địa đƣợc mở rộng. Tháng 7/1888 thành phố Hải Phòng đựơc thành lập. Hải Phòng trở thành điểm hội tụ dân cƣ và thu hút lao động. Nhiều thanh niên nông dân, ngƣ dân đƣợc đào tạo trở thành lực lƣợng cơng nhân cơng nghiệp. Hải Phịng trở thành một trong những “cái nôi” ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Công nhân Hải Phịng có nguồn gốc xuất thân chủ yếu là nông dân, ngƣ dân, thợ thủ công, dân nghèo ở khắp các miền quê Bắc kỳ hội tụ về. Họ là nông dân, ngƣ dân vùng Ninh Hải và các huyện Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, An Lão, An Dƣơng.

Nhƣ vậy, quá trình hình thành, quy tụ dân cƣ dọc bờ biển Hải Phịng cũng là q trình hình thành và phát triển của nghề cá.

Trong hoạt động kinh tế vùng biển với các lĩnh vực chủ yếu của khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, ngày nay một số nghề đã có sự ứng dụng của khoa học cơng nghệ tiên tiến, song nhìn chung vẫn trên cơ sở dựa vào các vốn nghề truyền thống.

Đối với lao động thủy sản khơng những địi hỏi phải trải qua cung đoạn truyền nghề, học nghề, thạo nghề mà còn địi hỏi phải có trình độ, kinh nghiệm nắm bắt, dự báo các diễn biến phức tạp của thời tiết, theo tiềm năng, nƣớc triều, hải lƣu.

Một số nghề truyền thống trong khai thác đến nay vẫn ứng dụng quanh năm nhƣ lƣới rê, lƣới kéo, lƣới giã, lƣới rút, nghề đáy, nghề te, lƣới xăm, lƣới quăng. Nghề nuôi trồng thủy sản cũng đã trải qua nhiều đời, từ nuôi cá nƣớc ngọt trong phạm vi ao nhỏ đến việc ni cá nƣớc lợ, ni các lồi hải sản có giá trị kinh tế cao ở các vùng nƣớc mặn, chủ động sản xuất các lồi giống thủy sản đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế thủy sản.

Do đặc điểm ở vùng biển “lắm tôm nhiều cá” nên ngƣ dân đã tìm tịi học hỏi để chế biến sản phẩm thu đƣợc. Sản xuất chế biến nƣớc mắm là một nghề truyền thống lâu đời của Hải Phòng. Trong dân ca có câu: “Dƣa na, húng láng, nem báng, tƣơng bần, nƣớc mắm Vạn Vân (Cát Hải), cá rô đầm sét”. Những hãng sản xuất nƣớc mắm nổi tiếng nhƣ mắm Vạn Vân (của ông Đồn Vạn Vân), Ơng Sao (của ông Ba Sao), ông Duyệt…. Với việc chế biến theo phƣơng pháp cổ truyền, hƣơng thơm tự nhiên độc đáo đã nổi tiếng trong cả nƣớc. Loại nƣớc mắm này để lâu năm còn đƣợc dùng làm thuốc chữa một số bệnh.

Với 125 km chiều dài bờ biển, 8 cửa sông lạch và vùng quần đảo rộng lớn đã hình thành một tuyến làng biển, nghề biển kéo dài. Có thể khẳng định Hải Phịng là một vùng giàu truyền thống nghề cá. Song trƣớc cách mạng tháng 8 đại đa số ngƣ dân là nghèo. Một số ít dựa vào thế lực phong kiến, đế quốc, hữu sản sắm thuyền lƣới, độc quyền chiếm những nơi nhiều cá tôm sinh sống làm của riêng trở thành ông chủ. Số đơng cịn lại là ngƣời làm th. Lớp chủ thuyền ngày càng giầu thêm, do bóc lột, ngƣời làm thuê phải sống cảnh đói cơm rách áo. Đó chính là mầm mống của những cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột, góp cùng vào truyền thống đấu tranh giữ nƣớc và chống cƣờng quyền áp bức của nhân dân Hải Phịng. Ngƣ dân Hải Phịng tự hào đã góp phần vào sự nghiệp vĩ đại bảo vệ vùng đất, vùng biển, giải phóng Hải Phịng. Kết thúc cuộc trƣờng chinh vĩ đại của dân tộc là chiến thắng Điện Biên (07/5/1954) chấn động địa cầu dẫn đến hiệp nghị Giơnevơ (20/7/1954): miền Bắc hồn tồn giải phóng. Cùng với

ngƣ dân cả nƣớc, lao động nghề cá Hải Phòng đi vào thời kỳ tái thiết đất nƣớc, quê hƣơng, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nƣớc nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố hải phòng (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)