Kết quả phân tích một số cation trao đổi của các mẫu đất nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 60 - 63)

Loại mẫu

Ca Mg Na

ldl/100g đất

Dƣa chuột hữu cơ 1 10,32 1,56 4,75

Dƣa chuột hữu cơ 2 15,01 2,44 4,92

Dƣa chuột hữu cơ 3 15,92 1,87 4,95

Dƣa chuột thông thƣờng 1 11,52 1,94 4,93

Dƣa chuột thông thƣờng 2 12,29 1,67 4,51

Dƣa chuột thông thƣờng 3 13,02 1,58 4,34

Bí đao hữu cơ 1 14,19 2,72 5,38

Bí đao hữu cơ 1 14,91 2,64 5,42

Bí đao hữu cơ 1 15,38 2,35 5,12

Bí đao thơng thƣờng 1 9,49 1,64 4,66

Bí đao thơng thƣờng 2 12,00 1,54 4,53

Bí đao thơng thƣờng 3 12,78 1,36 3,98

Rau cải hữu cơ 1 17,61 2,71 4,95

Rau cải hữu cơ 2 25,92 3,74 4,79

Đối chứng 1 8,09 1,74 4,81

Hình 3.11. Kết quả phân tích một số cation trao đổi của các mẫu đất nghiên cứu các mẫu đất nghiên cứu

Kết quả phân tích đã chỉ ra rằng, hàm lƣợng cation trao đổi riêng lẻ nhƣ: Ca, Na, Mg trong các mẫu đất hữu cơ đều cao hơn mẫu đất sản xuất thông thƣờng và mẫu đất đối chứng.

Qua hình 3.11cho thấy trong các mẫu đất nghiên cứu thì hàm lƣợng Ca lớn nhất và nhỏ nhất là hàm lƣợng Mg, hàm lƣợng Na tƣơng đối ổn định trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây. Đặc biệt là hàm lƣợng Ca, thay đổi lớn qua các giai đoạn khác nhau của cây trồng, thƣờng có xu hƣớng tăng lên, tăng mạnh nhất trong mẫu đất sản xuất rau cải hữu cơ.

Nhƣ vậy, kết quả phân tích các tính chất lý, hóa, sinh học của đất đã cho thấy hệ thống cây trồng cùng với các biện pháp kỹ thuật canh tác có tác động rất lớn đến tính chất đất. Trong tất cả các mẫu đất nghiên cứu, mơ hình canh tác hữu cơ thể hiện rất rõ ƣu thế của nó trong việc cải tạo đất: tăng hàm lƣợng chất hữu cơ, NPK – dễ tiêu, pH đất trung tính, hàm lƣợng limon đƣợc cải thiện hơn, số lƣợng vi sinh vật có ích lớn...Ngồi ra, chất lƣợng nông sản đƣợc đảm bảo, đa dạng sinh học trên đồng ruộng đƣợc duy trì, an tồn cho ngƣời sản xuất và tiêu dùng...Mơ hình sản xuất nơng nghiệp hữu cơ cần phải đƣợc phát triển và nhân rộng diện tích, thay thế cho các mơ hình sản xuất thơng thƣờng (truyền thống) trong thời gian tới.

3.3. Hiệu quả kinh tế – xã hội

Từ một xã nghèo của huyện Sóc Sơn – Hà Nội, nhiều gia đình ở Thanh Xuân đã trở nên khấm khá nhờ dự án “trồng rau hữu cơ nhằm xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trƣờng” do trung tâm hành động vì sự phát triển đơ thị thực hiện, dƣới sự tài trợ của ADDA. Dù mới triển khai đƣợc vài năm nhƣng mơ hình rau hữu cơ ở Thanh Xuân thực sự đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể mà nổi bật nhất là những lợi ích kinh tế mà nó đem lại. Nếu so sánh với việc trồng lúa và trồng rau thơng thƣờng thì việc trồng RHC đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, do chi phí đầu vào của RHC chủ yếu là phân bón hữu cơ hủ hoai mục. Vì vậy, nếu chúng ta tận dụng đƣợc những nguyên liệu chính tại gia đình hoặc các trang trại của mình thì đầu vào khơng đáng kể. Trong khi đó đầu vào của sản xuất nông nghiệp thông thƣờng khá tốn kém khi nó yêu cầu một lƣợng khá lớn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu…Hơn nữa RHC có giá bán cao hơn nhiều lần so với trồng rau thông thƣờng, đồng thời khả năng chống chịu đối với thời tiết và sâu bệnh hại cũng tốt hơn. Do đặc thù của sản xuất RHC, việc thu hoạch đƣợc thực hiện hàng ngày nên thu nhập của ngƣời dân rất ổn định và liên tục, khác hẳn với việc trồng rau bình thƣờng khi họ chỉ nhận đƣợc tiền vào cuối mùa vụ của các loại rau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến môi trường đất tại xã thanh xuân, huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 60 - 63)