Đánh giá tác động đối với môi trường trong quá trình quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông cấm thành phố hải phòng (Trang 57)

2.3. Đánh giá tác động môi trƣờng

2.3.1. Đánh giá tác động đối với môi trường trong quá trình quy hoạch

2.3.1.1. Các nguồn tác động môi trường trong việc quy hoạch khu dân cư

Tổ chức kiến trúc các cơng trình xây dựng trong khu vực này bao gồm: Các cơng trình hành chánh cấp quận, các cơ quan chính trị, tổ chức quần chúng, xã hội cấp quận; các cơng trình giáo dục như trường học, trường dạy nghề, nhà trẻ, mẫu giáo...; các nhà văn hóa, các cơng trình thương nghiệp; y tế, TDTT, vui chơi giải trí, các cơng trình dịch vụ, các khu nhà ở. Khi triển khai qui hoạch khu dân cư tại đây, với việc hình thành cơ sở vật chất của đô thị giúp cho việc cải thiện chất lượng sống như cấp thoát nước, điều kiện vệ sinh. Tuy nhiên do việc gia tăng dần số, tổng lượng thải do sinh hoạt cũng sẽ gia tăng, nồng độ ô nhiễm về nước thải sinh hoạt, khí thải do đun nấu, tiếng ồn... Thực tế có thể thấy ở vùng ven đơ thị khi trở thành đô thị, mật độ dân cư cịn thấp hơn rất nhiều so với khu đơ thị nên các tác động môi trường do qui hoạch dân cư tại vùng là có thể chấp nhận được.

2.3.1.2. Trung tâm công cộng, dịch vụ:

Được xác định là khu quận trung tâm thành phố Hải Phòng do vậy các cơng trình tiện ích, dịch vụ công sẽ được trung tâm nhiều ở đây. Tại đây sẽ hình thành nên khu trung tâm bao gồm các cơng trình hành chính chính trị của thành phố như: UBND thành phố, Thành ủy, các cơ quan an ninh, pháp chế... cùng các cơng trình thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các trụ sở giao dịch trong nước và quốc tế, các văn phòng đại diện: các cơng trình văn hố nghệ thuật, các cơng trình TDTT.

Như vậy khi hình thành các khu này thì ảnh hưởng của nó khơng chỉ là khu vực đô thị mới mà cịn có cả thành phố. Đó là sự dịch chuyển trung tâm thành phố với các trung tâm hành chính, thương mại từ quận Hồng Bàng và Ngô

Quyền ra khu vực đô thị mới.

Việc bố trí này phù hợp với phát triển chung, khi mà quĩ đất trong các khu vực đô thị đã q chật hẹp khó phát triển các cơng trình hành chính, thương mại, dịch vụ cơng cho tương xứng với tầm cỡ một đô thị hiện đại như Hải Phòng trong tương lai. Khi triển khai quy hoạch khu vực trung tâm thành phố sẽ làm tăng mật độ giao thông tại đây cùng các vấn đề về nước thải và vệ sinh môi trường khác. chất lượng môi trường sẽ thay đổi đặc biệt là chất lượng môi trường khơng khí do ơ nhiễm giao thơng. Các vấn đề về nước thải và vệ sinh môi trường sẽ được giải quyết các dịch vụ công của đô thị và cơ sở hạ tầng đồng bộ [44].

Để giảm các tác động môi trường do qui hoạch khu dân cư là khu dịch vụ hành chính, thương mại... trung tâm thành phố, dự án có tổ chức các dải cây xanh đô thị và các công viên.

2.3.1.3. Du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí:

Khu vui chơi giải trí sẽ được quy hoạch nhằm đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh và hoạt động thể dục thể thao văn nghệ thơng qua các hoạt động văn hố nghệ thuật. Nhìn chung quy hoạch khu vui chơi giải trí này sẽ tạo được một cảnh quan thiên nhiên đẹp hấp dẫn khách du lịch, đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân thành phố cũng như của khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên các hoạt động này cũng có các yếu tố đe dọa đến môi trường và sinh thái tại đây do:

- Tập trung một lượng lớn khách du lịch và các dịch vụ kèm theo sẽ kéo theo các tác động về nước thải, chất thải rắn cho khu vực.

- Các hoạt động cải tạo khu vực, khai thác mặt nước có tiềm năng đe dọa đến hệ sinh thái.

- Các hoạt động bảo dưỡng như trồng trọt, chăm sóc cây xanh, thảm cỏ (công viên, cây golf) sẽ cần một lượng hóa chất nhất định (phân bón, thuốc trừ sâu) sẽ đe dọa và làm thay đổi chất lượng môi trường nước và hệ sinh thái dưới nước. Như ta đã biết, khu vực nằm trong vùng sinh thái khá nhạy cảm với nguồn gen rất đa dạng của vùng cửa sông ven biển, vùng đất ngập nước tự nhiên, do vậy việc triển khai các hoạt động khai thác du lịch ở đây cần tính tốn đến các giải

pháp bảo vệ môi trường sinh thái khu vực.

2.3.2. Dự báo chất thải sau qui hoạch

2.3.2.1. Khí thải

Lượng khí thải sẽ gia tăng cùng sự gia tăng của các hoạt động giao thông và đung nấu hàng ngày. Tải lượng ô nhiễm về khí thải sẽ gia tăng đáng kể. Các khí ơ nhiễm như CO, NOx, SO2 là các khí phát sinh phổ biến do đơ thị hóa. Khu vực được coi là ơ nhiễm khí nhiều nhất theo đồ án sẽ là khu vực dân cư và khu vực trung tâm.

Tuy nhiên theo như đánh giá hiện nay, vấn đề ơ nhiễm khí thải của đơ thị Hải Phòng chủ yếu là do bụi, ơ nhiễm khí thải ở mức thấp. Với quy hoạch mới, khơng có sự đột biến trong gia tăng giao thơng và khơng quy hoạch cơng nghiệp tại đây thêm vào đó là phát triển cơ sở hạ tầng, đơ thị hóa khu vực nơng nghiệp, phát triển cây xanh đô thị do vậy gia tăng tải lượng ơ nhiễm khơng khí ở mức thấp có thể chấp nhận được.

2.3.2.2. Nước thải

Tính tốn tải lượng ơ nhiễm trong nước mưa chảy tràn.

Theo Alexander. P.E.1993 ta có thể tính tốn tải lượng ơ nhiễm trong nước mưa chảy tràn của khu vực nghiên cứu với diện tích 30,3km2.

Hàm lượng các chất dinh dưỡng và hữu cơ từ nước mưa chảy tràn khu vực dự án

Bảng 2.5. Tổng hợp hàm lượng ô nhiễm từ nước thải của khu quy hoạch

Lượng thải kh/km2/năm 875,0 105,0 4,725 31,150 4,050 Lượng thải khu vực n/c

(kg/năm) 26512,5 3181,5 143168 943845 1940715

Nguồn [42].

Các hợp chất ô nhiễm này sẽ theo hệ thống thu gom và đổ vào sông Cấm. Theo Alexander.E, 1993 ta có thể tính tốn tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của khu đô thị Bắc sông Cấm với lượng dân cư 120.000 người, nước thải 175.000m3/ngày [42].

Bảng 2.6. Tổng hợp chất ô nhiễm từ nước thải của khu quy hoạch

Chất ô nhiễm Hệ số tải lượng ô nhiễm (kg/người/ngày) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

BOD5 0.045-0.054 5.400-6.480

COD 1.6-1.9*BOD5 8.640-10.260

Tổng các bon hữu cơ 0.6-1.0BOD5 3.240-5.400 Tổng chất rắn 0.17 - 0.22 20.400-26.400 Sạn (vô cơ 0.2mm hoặc

lớn hơn) 0.005-0.015 600 - 1.800

Mỡ 0.01-0.03 1.200-3.600

Kiềm như CaCO3 0.002-0.003 240 - 360

Cloride 0.004-0.008 480 - 960

Tổng nitơ 0.006 - 0.012 720 - 1.440

Nitơ hữu cơ 0.4 x total N 288

Amoniắc tự do 0.6 x total N 432 Nitrite 0.0 to 0.5 x total N 360

Phôtpho tổng 0.6 - 4.5 72.000 - 540.000 Phôtpho tổng hợp 0.3 x total P 21.600

Phôtpho hữu cơ 0.7 x total P 50.400 Kali, như K20 (trên

100ml nước thải) 0.002-0.006 240 - 780 Tổng vi khuẩn 109 - 1010 1.2 x 1014 - 1.2 x 1015 Colifom 106 - 109 1.2 x 1011 - 1.2 x 114 Fecal Streptococci 105 – 106 1.2 x 1010 - 1.2 x 1011 Salmonella typhosa 101 - 104 1.2 x 105 - 1.2 x 109 Protoozoan cysts tới 103

tới 1,2 x 108 Helminthic egg tới 103 tới 1,2 x 108 Viruts 102 – 104

1.2 x 107 - 1.2 x 109

Nguồn [42].

Bởi khu vực khơng có qui hoạch phát triển công nghiệp nên nước thải của khu vực mang đặc tính của nước thải sinh hoạt với hàm lượng các chất gây ô nhiễm hữu cơ cao với các thông số ô nhiễm như BOD5, COD, N, P, SS gia tăng nhiều nhất. Tuy nhiên với từng bước hình thành hệ thống thoát và xử lý nước thải như trong qui hoạch nước thải sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt cũng

như hệ sinh thái của sông Cấm [42].

2.3.2.3. Chất thải rắn:

Lượng dân cư đô thị gia tăng đáng kể chất thải rắn khu vực. Hơn nữa qui trình quản lý chất thải rắn sẽ thay đổi từ khâu thu gom và xử lý, khi triển khai qui hoạch sẽ có thu gom và xử lý. Do mức sống sẽ được tăng lên, thành phần chất thải rắn cũng thay đổi so với hiện nay, thành phần hữu cơ có thể phân hủy trong rác thải sẽ giảm trong khi tỉ lệ các hợp chất vô cơ và hữu cơ không phân hủy sẽ gia tăng.

Việc giải quyết chất thải rắn của khu đô thị Bắc sông Cấm cũng sẽ nằm trong chiến lược quản lý chất rắn của tồn thành phố trong đó bãi xử lý cuối cùng đối với rác được qui hoạch tại Tràng Cát với diện tích khoảng 60ha với thời gian hoạt động khoảng từ 15-20 năm, trong đó có cả xử lý tạo phân vi sinh.

2.3.2.4. Tiếng ồn:

Việc thiết kế mạng lưới giao thông như trong đồ án, cũng như các khu thương mại, dịch vụ sẽ làm tăng đáng kể mức ồn đơ thị. Dự đốn ồn tại các trục đường chính sẽ vào khoảng 70-80 dBA [42].

2.3.3. Kiến nghị về tác động môi trường

Quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm định hướng khu đô thị này là một khu đô thị hiện đại về hạ tầng và trong lành tiện nghi về môi trường sống. Đảm bảo cho vấn đề này, cần lưu ý trong dự án đầu tư xây dựng:

Cần phải có ranh giới rõ ràng và có chính sách bảo vệ khu vực đất ngập nước ven sông Cấm bằng các giải pháp:

- Nâng cấp và cải tạo đê sông Cấm thành một con đê vĩnh cửu.

- Quy hoạch vùng đất ngập nước ven sông Cấm và nghiêm cấm các hoạt động khai thác khu vực này cho các mục đích như ni trồng thủy sản, săn bắt chim, khai thác đất, bùn...

2.3.4. Kế hoạch quản lý và quan trắc môi trường:

2.3.4.1. Kế hoạch quản lý môi trường:

cùng các quận huyện và các cơ sở ban ngành khác trong thành phố, các công ty dịch vụ cơng như cấp thốt, vệ sinh mơi trường. Việc hình thành các cơng trình khi thực hiện quy hoạch với mức gia tăng dân số và mức tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực nghiên cứu sẽ dẫn đến các vấn đề môi trường phức tạp hơn, điều này địi hỏi hệ thống quản lý mơi trường cần phải được nâng cấp cho phù hợp. Trong đó các chương trình quản lý ơ nhiễm công nghiệp và đô thị được đưa ra với từng giai đoạn phát triển của đô thị.

2.3.4.2. Kế hoạch quan trắc môi trường:

Kế hoạch quan trắc mơi trường sẽ được phục vụ cho chương trình quản lý ơ nhiễm cũng như giúp cho các nhà quy hoạch, lập chính sách có các giải pháp điều chỉnh hoặc ra quyết định cho phù hợp. Như phần trên đã nêu, các yếu tố môi trường đáng được quan tâm nhất trong quy hoạch khu đô thị Bắc sông Cấm là việc bảo vệ hệ sinh thái khu vực vùng cửa sông ven biển. Các trạm quan trắc được thiết lập tại khu vực này như sau:

Quan trắc chất lượng nước mặt:

- Vị trí quan trắc: cửa xả của nước thải đơ thị trước khi thải ra sông Cấm. - Thông số quan trắc: BOD5, COD, DO, TSS, pH, Tổng N, tổng P kim loại nặng.

- Tần suất quan trắc: 6 lần/năm vào 2 mùa trong năm (3 lần/mùa)

2.3.4.3. Các chính sách mơi trường:

Cần tiếp cận các chính sách trong quản lý ơ nhiễm cơng nghiệp và đô thị: - Thay đổi theo phương pháp quản lý ô nhiễm từ kiểm sốt sang phịng ngừa ơ nhiễm là chính cùng với việc triển khai xã hội hóa trong cơng tác này. Các chính sách cụ thể sẽ được thể chế hóa trong các quy định của thành phố là:

- Thiết lập quĩ giảm thiểu ô nhiễm cơng nghiệp, trong đó khuyến khích các giải pháp sáng kiến giảm thiểu ơ nhiễm.

- Xã hội hóa trong thu gom và xử lý rác thải

- Các quy định về tự quản ô nhiễm (các cơ sở công nghiệp nhỏ, sinh hoạt) trong các khu dân cư đây cũng là tiêu chí đánh giá cho các cụm dân cư văn hố.

chun mơn của Sở TN & MT.

2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc sông Cấm thành phố Hải Phịng thị Bắc sơng Cấm thành phố Hải Phòng

2.4.1. Hiệu quả kinh tế thu được

2.4.1.1 Đánh giá hiệu quả thu, chi từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với phương án quy hoạch sử dụng đất

- Đô thị mới sẽ là chất xúc tác cho việc hoàn thiện và phát triển kinh tế, xã hội của Hải Phòng và của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ.

- Một khu trung tâm hành chính chính trị của thành phố tương xứng với tầm cỡ của một đô thị loại I, phù hợp với định hướng phát triển của Hải Phòng.

- Đem lại một tiêu chuẩn sống tiện nghi cho một bộ phận dân cư hiện hữu tại khu vực Thuỷ Nguyên với toàn bộ cơ sở hạ tầng đồng bộ theo tiêu chuẩn đô thị loại I.

- Nhằm giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước, con người, nâng cao dân trí và hồn thiện con người theo hướng chân thiện mỹ đồng thời góp phần đem lại nguồn thu cho thành phố.

- Tạo ra một không gian hoạt động thương mại dịch vụ cho thành phố Hải Phòng, tạo động lực phát triển kinh tế cho thành phố cảng.

- Hình thành một quỹ đất ở mới cho việc phát triển đô thị Hải Phòng theo quy hoạch chung đã được phê duyệt.

- Hải Phịng sẽ có được một nguồn lợi đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của khu vực, là động lực thu hút những nguồn vốn đầu tư khác, đem lại nhiều việc làm cho dân cư khu vực.

- Tạo lập một không gian thiên nhiên, thu hút khách du lịch trong thành phố nói riêng và khách du lịch trong nước, quốc tế và khách du lịch trong tuyến du lịch Hải Phòng - Cát Bà - Hạ long, các đối tượng phục vụ bao gồm từ các tầng lớp dân cư giàu nghèo, các lứa tuổi trẻ già tìm về từ mọi miền đất nước, quy tụ về dưới chân tượng đài thống nhất bên cạnh các làng văn hoá Việt Nam thu nhỏ.

- Tạo công ăn việc làm cho một bộ phận dân cư đô thị: Một vấn đề cần đề cập đến là nguồn sống và công việc của các cư dân mới trong khu đô thị này. Các khu

thương mại dịch vụ trong khu đô thị, các trung tâm tiện ích cơng cộng của khu ở và trong các khu cơng nghiệp lân cận của Hải Phịng.

2.4.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn khu đô thị

Phương án quy hoạch sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị Bắc sông Cấm thành phố Hải Phòng được xây dựng trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng đất, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã và của huyện Thủy Nguyên trong thời gian qua, những tiềm năng hiện có về tài nguyên thiên nhiên, con người cũng như định hướng phát triển cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực. Kết quả của phương án quy hoạch góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phịng và bảo vệ môi trường sinh thái của xã trước mắt cũng như lâu dài, thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật.

Tất cả các nghiên cứu, đề án nghiên cứu về tiềm năng đất đai và định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực đã được xử lý tổng hợp, xem xét cụ thể trên từng vùng đất. Trên cơ sở cân đối hài hồ cả mặt định tính và định lượng giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng về đất đai, điều hoà được quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu đô thị bắc sông cấm thành phố hải phòng (Trang 57)