CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.4. Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến ngƣời dân
Việc thu hồi đất nơng nghiệp làm cho diện tích đất đai canh tác nông nghiệp bị thu hẹp tạo ra sức ép việc làm đối với ngƣời lao động. Thu hồi đất nông nghiệp làm nguy cơ thất nghiệp lớn, ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời nông dân (Nguyễn Thị Trâm, 2014). Do khơng có việc làm ở nơng thơn sau khi bị thu hồi đất, dịng ngƣời đi vào thành phố kiếm việc làm ngày một tăng gây ra nhiều hiện tƣợng tiêu cực tiềm ẩn sự bất ổn trong xã hội. Khi bị thu hồi đất nông nghiệp họ phải chuyển sang nghề khác, nhƣng do trình độ học vấn của những hộ này khơng cao nên chƣa có kế hoạch sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ một cách hợp lý; khó tìm đƣợc việc làm thích hợp hơn so với khi cịn làm nơng nghiệp. Vì vậy, Nhà nƣớc rất chú trọng cơng tác hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho ngƣời có đất nơng nghiệp bị thu hồi
Căn cứ theo Quyết định 528/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Dự án đã thực hiện hỗ trợ đào đạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm theo hình thức là hỗ trợ bằng tiền với mức bằng 5 lần giá đất nông nghiệp (350000đ/m2) đối với tồn bộ diện tích đất nơng nghiệp thu hồi.
2.4.1. Hình thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của người dân
Sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, các hộ nhận đƣợc khoản tiền bồi thƣờng, hỗ trợ theo quy định. Mỗi hộ đều có những cách thức và mục đích sử dụng khác nhau đối với số tiền đó. Thể hiện qua bảng 2.7 dƣới đây:
Bảng 2.7: Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân
Nhóm 1: Hộ gia đình, cá nhân sử được bồi thường, hỗ trợ đất NN lâu dài (số tiền >50.000.000 đồng)
Nhóm 2: Hộ gia đình, cá nhân sử được bồi thường, hỗ trợ đất NNlâu dài (số tiền <50.000.000 đồng)
Nhóm 3: Hộ gia đình, cá nhân sử được bồi thường, hỗ trợ đất NN tạm giao (số tiền <25.000.000 đồng)
Việc bồi thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời dân có đất bị thu hồi là một chính sách nhằm đỡ thiệt thòi cho ngƣời dân, giúp ngƣời dân chuyển đổi nghề nghiệp, phần nào ổn định cuộc sống sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên, số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ khi đến tay ngƣời dân thì họ sử dụng nguồn tiền đó nhƣ thế nào và có hiệu quả không? Theo điều tra cho thấy, do nhiều hộ có trình độ học vấn chƣa cao nên chƣa định hƣớng đƣợc việc sử dụng vốn sao cho hiệu quả dẫn đến tình trạng sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ một cách hoang phí cho con cái nhiều tiền chi tiêu mà khơng biết rằng chính điều đó làm hƣ hỏng con cái, gây thêm nhiều tệ nạn xã hội. Nhìn vào kết quả điều tra ở bảng số liệu trên ta dễ dàng thấy đƣợc số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ dành cho việc xây dựng nhà cửa; chi tiêu, mua sắm đồ dung lớn hơn so với lƣợng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ chi cho việc học nghề. Lý do chủ yếu là do ý thức sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ của hộ dân chƣa đúng. Sau khi nhận đƣợc tiền chƣa có hƣớng kinh doanh, phát triển sản xuất nên chỉ nghĩ đến việc tiêu xài. Rất ít trong số họ nhận
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Số phiếu điều tra Ý kiến Tỷ lệ Số phiếu điều tra Ý kiến Tỷ lệ Số phiếu điều tra Ý kiến Tỷ lệ
1. Đầu tƣ vào sản xuất,
kinh doanh 65 21 32,31 25 1 4,00 62 0 0,00
2. Gửi tiết kiệm 65 32 49,23 25 2 8,00 62 0 0,00
3. Mua sắm đồ dùng 65 12 18,46 25 16 64,00 62 60 96,77
4. Xây dựng nhà cửa 65 45 69,23 25 2 8,00 62 0 0,00
5. Học nghề 65 8 12,31 25 0 0,00 62 0 0,00
thức đƣợc việc cho con học nghề, đầu tƣ sản xuất mới sẽ tạo cuộc sống ổn định về sau.
Đối với nhóm hộ 2 và 3: các hộ ở nhóm này sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ nhiều vào việc mua sắm đồ dùng gia đình. Một phần nguyên nhân là do số tiền bồi thƣờng, hỗ trợ của họ ít khơng đủ đầu tƣ cho việc sản xuất kinh doanh
Đối với nhóm hộ 1 chủ yếu sử dụng tiền vào mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa đầu tƣ sản xuất kinh doanh và gửi tiết kiệm. Lý do mà nhóm 1 sử dụng đồng tiền có hiệu quả cao một phần là do số tiền họ đƣợc bồi thƣờng nhiều hơn hai nhóm cịn lại. Đặc biệt do vị trí gần khu công nghiệp, nên một số hộ gia đình sau khi có tiền bồi thƣờng, hỗ trợ đã xây dựng phịng trọ cho cơng nhân của khu công nghiệp Yên Phong thuê trọ, một số khác thì đầu tƣ kinh doanh, bn bán nhỏ
Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng tiền bồi thƣờng, hỗ trợ nhiều cho mục đích xây dựng nhà cửa và mua sắm đồ đạc một phần là do cơ quan Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng hầu nhƣ khơng có hƣớng dẫn cũng nhƣ tƣ vấn ngƣời dân mong muốn xây đƣợc một mái nhà kiên cố, vững chắc vì vậy khi có đƣợc tiền bồi thƣờng họ nghĩ ngay đến việc sửa sang nhà cửa khang trang, mua sắm đồ dùng trong nhà. Nếu nhìn bề ngồi những tƣởng đời sống nhân dân đƣợc cải thiện nhƣng về thực chất đó là sự thay đổi đầu tiên của hộ nông dân khi chuyển sang một lĩnh vực, ngành nghề đầy khó khăn. Số tiền còn lại sau khi xây dựng và mua sắm cịn lại rất ít mới nghĩ đến đầu tƣ sản xuất, tìm việc làm mới.
Nhƣ vậy, việc sử dụng nguồn tiền bồi thƣờng, hỗ trợ không hợp lý dẫn đến hậu quả không tốt về sau, khi mà số tiền đền bù đã sử dụng hết trong khi khơng cịn hoặc cịn rất ít đất nơng nghiệp để sản xuất. Một số ngƣời do thiếu kiến thức, lƣời nhác, khơng biết tính tốn trong chi tiêu, khi nhận đƣợc tiền bồi thƣờng thì khơng đầu tƣ vào những việc nên làm nhƣ đã trình bày ở trên mà tiêu xài hoang phí, thậm chí cịn chơi cờ bạc, nghiện hút vì vậy chẳng mấy chốc số tiền đƣợc bồi thƣờng đã tiêu hết, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập. Một số thanh niên trong độ tuổi lao động thích ăn chơi, khơng chịu tìm việc làm,
đến tình hình an ninh trật tự xã hội chung trên địa bàn huyện. Đây là thực trạng của các hộ có đất bị thu hồi. Vì vậy, việc định hƣớng sử dụng vốn sau bồi thƣờng hỗ trợ cho các hộ dân là nhiệm vụ cấp thiết mà các cấp lãnh đạo cần quan tâm thực hiện.
2.4.2. Về điều kiện cơ sở hạ tầng, phúc lợi công cộng, an ninh trật tự xã hội
Ngoài nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc, hầu hết các dự án trên địa bàn đều có đóng góp rất lớn cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình phúc lợi xã hội của địa phƣơng. Đƣờng sá đƣợc trải nhựa và bê tơng hóa hồn tồn; các cơng trình nhà văn hóa, y tế, giáo dục,… cũng đƣợc xây dựng khang trang. Hầu hết các hộ trong vùng nhận thấy có sự thay đổi hơn về cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội ở đây. Tuy nhiên, tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng lại gia tăng đáng kể. Do địa bàn 2 xã nằm gần khu công nghiệp yên phong, tập trung nhiều lao động ở các địa phƣơng khác đến cƣ trú dẫn đến lƣợng rác thải hằng ngày chƣa đƣợc thu gom, xử lý làm gia tăng tình trạng ơ nhiễm. Ơng Nguyễn Trọng nh, cán bộ địa chính-nơng nghiệp-mơi trƣờng xã Long Châu cho biết: “Mỗi tháng, địa phƣơng xả ra môi trƣờng khoảng hơn 120 tấn rác. Địa phƣơng đã nhiều lần kiến nghị nhƣng vẫn chƣa đƣợc giải quyết”.
Tại thơn Ơ Cách, xã Đơng Tiến hơn 3 năm nay, khu bãi tập kết rác trung chuyển của làng đã chật kín rác, vì thế mà địa phƣơng phải đổ rác trên đƣờng đi kéo dài hơn 200 m, tràn xuống cả kênh mƣơng
Bảng 2.8: Ý kiến của người dân về thực trạng cơ sở hạ tầng, môi trường và an ninh trật tự STT Chỉ tiêu Ý kiến Tổng số phiếu Tốt hơn Kém
hơn Không thay đổi
1 Cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội 152 98,70% 0% 0%
2 An ninh trật tự, xã hội 152 23,70% 76,30% 0%
3 Vấn đề môi trƣờng 152 31,20% 68,50% 0,30%
Khảo sát thực tế cho thấy, hơn 76 % ý kiến nhận xét tình trạng an ninh, trật tự trên địa bàn bị ảnh hƣởng xấu. Quá trình thu hồi đất nơng nghiệp đã có tác động khơng nhỏ đến việc gia tăng các tệ nạn xã hội nhƣ nghiện hút, cờ bạc, cá độ …tình hình an ninh, trật tự xã hội tại bị ảnh hƣởng. Tình hình an ninh, trật tự xã hội sẽ
ngày càng phức tạp hơn nếu khơng có giải pháp quản lý, ngăn chặn. Theo ơng Trƣơng Văn Đại, trƣởng thơn Ơ Cách cho biết: hiện nay thanh niên lứa tuổi từ 1989 đến 1992 trên địa bàn khơng có việc làm, chủ yếu là nam giới dẫn đến tình trạng chơi bời lêu lổng, vƣớng mắc vào các tệ nạn xã hội. Theo thống kê của ông Trƣơng Văn Vƣợng – phó chủ tịch xã Đơng Tiến, chỉ tính riêng địa bàn thơn Ơ Cách, hiện có gần 20 thanh niên nghiện; nghi nghiện trên 30 ngƣời và hơn 10 thanh niên có dấu hiện nghiện.
2.4.3. Sự thay đổi về lao động, việc làm của người dân
Lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hơi. Lao động mang lại thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Thời gian làm việc phản ánh lên sự ổn định việc làm của lao động trong tất cả các ngành, xác định lao động ổn định hay lao động thời vụ.
Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp đã làm thay đổi cả về lao động và việc làm của các hộ. Các lao động dơi dƣ khá nhiều, diện tích đất nơng nghiệp cịn lại ítsau thu hồi đất. Số ngƣời khơng có việc làm đã tăng lên đặc biệt là độ tuổi 35 tuổi trở lên, những ngƣời này trƣớc kia làm nông nghiệp, sau khi thu hồi đất thì có xin đi làm công nhân ở các công ty tại các khu công nghiệp nhƣng do đã lớn tuổi nên không đƣợc nhận.
Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của ngƣời bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của đơ thị hóa, thƣơng mại dịch vụ chƣa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, bản thân ngƣời lao động vốn xuất phát từ nơng dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hố cũng nhƣ trình độ chun mơn nghề nghiệp, tuổi đã cao so với tuổi tuyển dụng nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động. Khơng ít ngƣời, sau một thời gian đƣợc nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng đƣợc yêu cầu nên lại phải xin đi làm các công việc thời vụ hoặc bị thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của
chính bản thân ngƣời lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay của ngƣời dân bị thu hồi đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề rất đáng lo ngại là nhận thức của ngƣời lao động cịn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc, vào tiền đền bù mà khơng tự tìm cho mình một cơng việc, khơng cố gắng vƣợt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ƣu đãi từ Nhà nƣớc và các doanh nghiệp mà khơng có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở ngƣời lao động. Ngồi ra cịn có một số ngƣời đủ điều kiện xin đƣợc việc làm nhƣng sau khi nhận tiền bồi thƣờng không chuyển đổi nghề nghiệp mà hƣởng thụ dẫn đến quen lối sống hƣởng thụ, an nhàn, không chịu đi làm.
Chất lƣợng lao động là nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới biện pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp. Do vậy, nhu cầu đào tạo nghề của lao động là rất cao, nhƣng phần lớn lao động lại không tham gia đƣợc. Nguyên nhân là do một phần lao động thật sự khó khăn về kinh tế, một phần là ngại học. Để chính sách đào tạo nghề có hiệu quả Nhà nƣớc cần hỗ trợ bằng ngân sách để đào tạo con em ngƣời nơng dân có trình độ vào lao động trong các khu công nghiệp, hỗ trợ ngân sách để đầu tƣ hạ tầng của khu vực ngƣời dân đã sống, tạo ra việc làm mới để đáp ứng cho số lƣợng không nhỏ những ngƣời không thể vào làm việc ở các nhà máy xí nghiệp do đã quá 35 tuổi hoặc không chuyên môn nghề nghiệp.