Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Hoàng Mai cuối năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn đầm hồng đến quốc lộ 1a, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 54)

Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy ngành cơng nghiệp – xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất (52,91%). Đây là kết quảcủa q trình đơ thị hóa, thực hiện xây dựng nhiều cơng trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và sự phát triển của một số ngành cơng nghiệp chính như: cơng nghiệp giấy đạt 816 tỷ đồng tăng 8,3%; thiết bị điện 617 tỷ đồng tăng 8%; chế biến lương thực, thực phẩm 392 tỷ đồng tăng 7,2%;... Khu vực kinh tế thương mại – dịch vụ đứng thứ hai với tỷ lệ là 46,40% vớicác dự án chợ, trung tâm thương mại dịch vụ đang được tập trung xúc tiến đầu tư. Thứ ba là ngành

52.91% 46.40%

0.69%

nông nghiệp đạt tỷ lệ khá thấp, tuy nhiên cũng đạt được những kết quả nhất định sau: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và chuyển đổi các loại cây trồng có giá trị cao hơn, được 31,36ha (đạt 54% kế hoạch năm); nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã dịch vụ tổng hợp nông nghiệp; đưa các mặt hàng nông sản vào chuỗi bán hàng thực phẩm an toàn của Thành phố.

Số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tăng qua các năm, mặc dù bị tác động bởi suy thối kinh tế thế giới nói chung và kinh tế trong nước nói riêng. “Theo thống kê năm 2015 thì có hơn 7.300 doanh nghiệp, tăng hơn 1.800 doanh nghiệp so với số liệu năm 2011” [1]. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Quận, tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương và lao động từ nơi khác chuyển đến, đóng góp cho ngân sách hơn 4.200 tỷ đồng.

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển bền vững, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương xứng đóng vai trị vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Quận đã huy động các nguồn lực để đối ứng với nhu cầu trên, diện mạo đô thị từng bước hình thành, phát triển trong suốt hơn 10 năm kể từ khi thành lập quận, cụ thể là: xây mới các trung tâm và nhà hội họp văn hóa, 14 trạm y tế phường, 05 trường học; cải tạo, sửa chữa lớn 24 trường học; xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, đường vành đai 2,5, đường vành đai 3, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn và các dự án đường sắt như tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Ga Hà Nội), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long),…

Bên cạnh đó, Quận Hồng Mai là quận có tốc độ đơ thị hóa trong số các quận huyện mới của thủ đô với hàng loạt khu đô thị như: Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim, Đền Lừ, Kim Văn - Kim Lũ, Đại Kim - Định Công, Tây Nam Kim Giang,… cùng hàng loạt chung cư như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp, The Manor Central Park,…

 Tình hình quản lý xã hội

Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng đối tượng. Lĩnh vực văn hoá được tổ chức với nội dung phong phú, thiết thực chào mừng các sự kiện chính trị lớn của đất nước, Thủ đơ như Đại hội Đảng tồn quốc và cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp. Ngành giáo dục đã tổng kết năm học 2015 -2016 với nhiều thành tích cao, giữ vững chất lượng dạy và học. Cơng tác y tế, dân số được duy trì ổn định. Thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị” với nhiều kết quả tốt. Xử lý các trường hợp trông giữ phương tiện trái phép lấn chiếm gầm cầu, lòng đường, kiểm tra, chấn chỉnh trật tự các bãi đỗ xe,...

Bên cạnh những kết quả đạt được, Quận cần tập trung khắc phục vấn đề cơng tác quản lý các dịch vụ văn hóa cịn chưa chặt chẽ. Tình hình tội phạm hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội tiềm ẩn phức tạp.

 Thực trạng môi trường

Quận Hồng Mai có diện tích mặt nước lớn, tạo cho quận cảnh quan đẹp, thích hợp cho điều kiện phát triển các khu vực công viên cây xanh, phục vụ cho việc nghỉ ngơi, giải trí và điều hịa khơng khí. Tuy nhiên, đây lại là khu vực tiêu thoát nước thải của thành phố, nước thải chảy qua các con sông vào hệ thống hồ trong khi chưa được xử lý triệt để đãgây ô nhiễm nặng, vấn đề này đang là mối quan tâm hàng đầu trên địa bàn quận.

Theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của Quận Hoàng Mai, đã có nhiều nghiên cứu điều tra khảo sát chất lượng môi trường trên các con sông, chỉ số về ô nhiễm BOD5 tại sông Sét và sông Lừ vượt quá tiêu chuẩn cho phép 6 - 8 lần, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là 10 - 12 lần (Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội) [35]. Hàm lượng COD, SS ở các sông cũng đã vượt ô nhiễm nặng tới hàng chục lần. Điều đáng lo ngại nhất là kết quả khảo sát cho thấy phần lớn chức năng lọc nước sạch tự nhiên ở các sơng này đã khơng cịn, yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mơi trường sống. Ngồi ra mơi trường khơng khí cũng

các cơng trình xây dựng trên địa bàn. Từ năm 2000 đến nay, nồng độ bụi tăng dần, vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 4,5 lần trong khu vực nội thành [35].

2.1.3. Nhận xét về thuận lợi và khó khăn của quận Hồng Mai

 Thuận lợi

Quỹ đất đai của quận có nhiều tiềm năng về vị trí địa lý, địa hình, địa chất và thủy văn phù hợp với q trình đơ thị hóa, thu hút đầu tư trong và ngồi nước. Với vị trí ở cửa ngõ phía Nam thành phố, Hồng Mai có nhiều lợi thế phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa với các trục giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy.Với nền địa chất phù hợp cho hoạt động xây dựng. Với nguồn tài nguyên diện tích mặt nước lớn giúp cân đối diện tích xây dựng cơng trình với khơng gian tự nhiên trong các thiết kế xây dựng.

Chất lượng nguồn nhân lực đang được quận chú trọng quan tâm thông qua việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục, y tế và quản lý trật tự an tồn xã hội. Từ đó, nâng cao nhận thức của người dân và đặt niềm tin vào chính quyền dẫn đến việc thực hiện cơng tác tư tưởng trong q trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được dễ dàng hơn.

 Khó khăn

Thuận lợi là vậy, song quận cũng gặp nhiều thách thức. Tốc độ đơ thị hóa nhanh cùng với sự tăng trưởng kinh tế làm cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra mạnh, thu hút nhiều dự án đầu tư và cần phải xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Giá đất thị trường theo đó mà tăng mạnh, thị trường bất động sản nhiều biến động. Đồng nghĩa với điều này là công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ ngày càng phức tạp hơn về quy mô và bản chất.

Dân số đông và ngày càng tăng cao theo từng năm là một khó khăn lớn cho cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Để triển khai dự án, phải tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho nhiều hộ dân và mỗi hộ lại có nhiều nhân khẩu mà càng nhiều người thì càng nhiều vấn đề phức tạp.

Dân số đơng tiềm ẩn nguy cơ phát sinh “điểm nóng” hoặc khiếu kiện đơng người về lĩnh vực đất đai.

Để xây dựng các cơng trình, dự án lớn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội thì cần phải thu hồi diện tích đất đai lớn. Trong khi đó, quỹ đất ở địa phương ngày càng hạn hẹp và dân số đơng đảo có nhu cầu về đất ở, nhà ở ngày càng cao. Như vậy, việc bố trí quỹ nhà tái định cư nếu khơng có sự chuẩn bị trước kỹ lưỡng, khơng được tính tốn chi tiết trong quy hoạch chung thì sẽ dẫn đến quỹ tái định cư khơng đáp ứng đủ cho người dân có đất bị thu hồi.

Vấn đề môi trường đang được chú trọng quan tâm trên địa bàn quận. Việc xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng là một trong những nguyên nhân lớn gây ô nhiễm các nguồn tài ngun đất, khơng khí, nguồn nước. Cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của dự án phải có sự cân đối giữa lợi ích kinh tế và lợi ích của người dân.

2.2. Khái quát tình hình quản lý đất đai trên địa bàn quận Hoàng Mai

2.2.1. Quy hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển nhà ở

Quy hoạch chi tiết Quận Hoàng Mai được ban hành năm 2005 và Quy hoạch chung của Thủ đơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là mục tiêu phát triển của quận. Quận Hoàng Mai đang trên đà quy hoạch đô thị mạnh mẽ, nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được hết sức quan tâm và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch đã đề ra còn gặp nhiều vướng mắc bởi nhiều yếu tố về quỹ đất, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường, con người,…

Theo phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 của UBND thành phố Hà Nội tại Quyết định số 371/QĐ- UBND ngày 16/01/2014 thể hiện ở bảng Phụ lục 01, có thể thấy tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hồng Mai tính đến năm 2020 khơng có sự thay đổi. Tuy nhiên cơ cấu các loại đất sẽ tiếp tục có sự chuyển dịch lớn: diện tích đất nơng nghiệp sẽ

634,74 ha, chiếm 86,69% vào năm 2020, diện tích đất chưa sử dụng sẽ giảm 35,57 ha, chiếm 0,24% vào năm 2020. Cũng theo quy hoạch thì diện tích đất phi nơng nghiệp sẽ dành cho các mục đích đất phát triển hạ tầng, đất ở tại đô thị và đất cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều này dự báo một khối lượng công việc lớn cho công tác GPMB trong giai đoạn 2016 - 2020 để đáp ứng được nhiệm vụ mà thành phố giao phó.

Ngày nay, đời sống của người dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng và nhu cầu về nhà ở tăng theo. Việc xây dựng và phát triển nhà ở đang rất sôi động và phong phú về các loại hình nhà ở, trở thành một nguồn lợi lớn cho các nhà đầu tư. Thị trường bất động sản trên địa bàn quận sơi động hơn, do đó quận phải có những cơng cụ quản lý chặt chẽ để điều tiết thị trường bất động sản minh bạch, ổn định.

2.2.2. Công tác giao đất, cho thuê đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở

Quận đã tiến hành giao đất, cho thuê đất cho nhiều cá nhân, tổ chức có điều kiện phù hợp nhưng có một số bộ phận cán bộ đã thực hiện giao đất, cho thuê đất sai mục đích dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Mơi trường quận Hồng Mai năm 2016, qua kiểm tra của UBND các phường, Hội đồng Bồi thường GPMB và các đơn vị liên quan đã phát hiện 34 dự án được nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai. Đối với các trường hợp vi phạm, UBND quận Hoàng Mai đã báo cáo và đề xuất UBND Thành phố Hà Nội xử lý từng trường hợp vi phạm theo quy định.

Cơng tác quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đã được ứng dụng tin học hóa nhiều, giúp cho cơng tác này đạt hiệu quả cao hơn trước đây. Tuy nhiên, với dân số đơng, việc quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận của quận gặp nhiều khó khăn và vẫn cịn nhiều trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận.

2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thu hồi đất

Hồng Mai là quận có tốc độ đơ thị hóa cao, trên địa bàn quận hiện nay đang triển khai 97 dự án với tổng diện tích thu hồi gần 1.200 ha (đã thu hồi được gần 600 ha) liên quan đến khoảng 22.000 hộ dân, thuộc nhiều lĩnh vực do các bộ ngành và UBND quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư [1].

Về thuận lợi, công tác GPMB tiếp tục được Quận ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Quận xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và lâu dài của quận Hồng Mai nói riêng và Thành phố nói chung, từ đó thường xuyên nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các lãnh đạo thành phố và quán triệt tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo Thành phố và các Sở, ban, ngành.

Về khó khăn và thách thức, các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai. Một số dự án vốn ngân sách có vướng mắc trong q trình thực hiện phải xin ý kiến tháo gỡ của Thành phố, Sở ban ngành, ảnh hưởng tiến độ dự án. Công tác GPMB cịn gặp nhiều khó khăn như việc bố trí nguồn vốn chưa kịp thời, quỹ nhà tái định cư thiếu, vướng mắc về chính sách GPMB, việc triển khai một số dự án chưa đạt tiến độ đề ra. Cơ chế chính sách của nhà nước về đất đai, GPMB, đầu tư còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, gây khó khăn cho quá trình tổ chức thực hiện. Một số chủ đầu tư dự án ngoài ngân sách thiếu chủ động, quyết liệt trong công tác GPMB.

2.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Quận Hoàng Mai đã tập trung, chú trọng nhiều vào công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo. Trong giai đoạn từ 2010 - 2016, UBND quận Hoàng Mai đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra của Quận và phối hợp với các sở, ngành của Thành phố kiểm tra về công tác quản lý đất đai trên địa bàn quận. Đề xuất, báo cáo UBND Thành phố biện pháp giải quyết đối với các vướng mắc trong quá trình quản lý đối với các dự án đang tiến hành và kiểm tra, kiểm soát về

án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và áp dụng các cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, có nơi có lúc cơng tác thanh tra kiểm tra không được thực hiện thường xun hoặc chỉ mang tính hình thức dẫn đến tình trạng khơng nắm bắt được thực tiễn.

Cơng tác giải quyết khiếu nại tố cáo thường kéo dài, không giải quyết được triệt để gây bức xúc cho người dân. Hàng năm, UBND quận Hoàng Mai phải tập trung giải quyết rất nhiều đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo (bình quân 500 đơn thư/năm) [1]. UBND quận Hoàng Mai đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung giải quyết đơn thư theo đúng thẩm quyền, chủ động báo cáo Thành phố tháo gỡ khó khăn về chính sách để làm giảm bớt bức xúc, tạo sự đồng thuận trong nhân.

Nhận xét chung:Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tác động

đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo nhiều phương diện.

Quy hoạch đô thị với nhiều dự án, cơng trình lớn sẽ mang đến một khối lượng lớn công việc cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quy hoạch sử dụng đất của từng ngành, lĩnh vực hoặc của từng dự án trên địa bàn có sự đồng bộ, chi tiết sẽ tạo điều kiện cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đảm bảo đúng tiến độ, tránh được những khó khăn, vướng mắc.

Cơng tác giao đất, cho thuê đất phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Nếu thực hiện giao đất, cho thuê đất sai mục đích sử dụng, vi phạm pháp luật sẽ dẫn đến những khó khăn trong việc xác minh nguồn gốc đất phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Bên cạnh đó, cơng tác cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn đầm hồng đến quốc lộ 1a, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 54)