.Hồ sơ tuyên truyền dựán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn đầm hồng đến quốc lộ 1a, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 84)

Theo đó, thành phần trong 02 tổ bao gồm lãnh đạo của các phòng ban thuộc tất cả các lĩnh vực, tổ chức chính trị xã hội và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Hoàng Mai.

giao ban, kênh dư luận xã hội, báo chí, hội diễn văn nghệ, tổ chức đối thoại với nhân dân và với các nhân vật đặc biệt, nêu tấm gương sáng,…với sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội.

Theo Thơng báo số 2314/TB-UBND ngày 09/9/2016 của UBND Quận Hoàng Mai về Ý kiến thống nhất của các Sở, ban, ngành và UBND quận Hoàng Mai tại hội nghị trao đổi, đối thoại với các hộ dân thuộc dự án, có thể thấy ban lãnh đạo cấp có thẩm quyền đã tổ chức các hội nghị trao đổi đối thoại với các hộ dân, từ đó đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến, giải đáp các kiến nghị một cách cụ thể và ban hành các văn bản chỉ đạo trả lời kiến nghị của người dân, ví dụ: Văn bản số 550/STNMT- CCQLĐĐ ngày 20/01/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc trả lời ý kiến của các hộ dân có dất bị thu hồi để thực hiện dự án trên địa bàn phường Định Công.

+ Công khai thông tin cho người dân:

Sở Giao thông Vận tải ban hành Văn bản số 4450/SGTVT-KHĐT ngày 02/11/2016 về việc thông tin cho các hộ dân liên quan đến dự án, theo đó đã làm rõ các nội dung về chỉ giới đường đỏ, hướng tuyến đường cho người dân nắm được.

- Thật vậy, công tác tư tưởng trong GPMB đóng vai trị rất quan trọng:

+ Góp phần phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao niềm tin của người dân vào chủ trương, chính sách của Nhà nước. Đồng thời, nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng đểgiải quyết kịp thời.

+ Góp phần rèn luyện đội ngũ cán bộ có tác phong sâu sát thực tế, có năng lực phát hiện và giải quyết các tình huống, có năng lực tổ chức thực hiện chính sách.

+ Góp phần xây dựng củng cố hệ thống chính trị thơng qua việc phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành. Tiến hành kiểm tra, thanh tra và kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cơng tác tư tưởng có nơi có lúc chưa triệt để, chưa đạt hiệu quả cao nhất. Công tác tư tưởng phải được thực hiện thường xuyên, tồn diện, triệt để thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mới được người dân đồng thuận, giảm được những vướng mắc, khó khăn.

2.5. Đánh giá thực trạng bồi thƣờng hỗ trợ, tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất tại dự án nghiên cứu từ kết quả các phiếu điều tra

2.5.1. Những thuận lợi trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ dự án

 Nhận thức rõ những lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại

- Công tác GPMB đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện qua các số liệu thứ cấp ở mục trên, tuy là chậm so với tiến độ nhưng những kết quả đó cũng đã làm thay đổi nhiều về đời sống kinh tế - xã hội, môi trường và cảnh quan không gian của địa phương:

+ Kinh tế: Tạo điều kiện cho ngành công nghiệp, dịch vụ thương mại phát triển mạnh. Thị trường bất động sản sôi nổi. Cơ sở hạ tầng hiện đại hóa.

+ Xã hội: Nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đời sống an sinh xã hội được bảo đảm.

+ Môi trường: Tạo không gian mở trong môi trường sống của con người

+ Giao thơng: Góp phần giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông

- Thực hiện điều tra phỏng vấn người dân và cán bộ chuyên môn thông qua câu hỏi “Xin ông (bà) cho biết, việc thực hiện xây dựng tuyến đường 2,5 sẽ mang lại lợi ích gì cho người dân và địa phương ?” và nhận được kết quả sau:

Bảng 2.12.Kết quả điều tra về lợi ích dự án mang lại

Đơn vị: %

STT Lợi ích dự án mang lại Đánh giá của

ngƣời dân

Đánh giá của cán bộ

1 Phát triển kinh tê 83,3 92,0

2 Giải quyết vấn đề giao thông 85,6 100,0

3 Nâng cao chất lượng cuộc sống 45,6 72,0

4 Thuận lợi cho môi trường 3,3 36,0

Từ bảng trên, có thể thấy phần lớn người dân đều nhận thức được dự án mang lại lợi ích lớn trong việc giải quyết vấn đề giao thông (86,6%), phát triển kinh tế (83,3%) và làm cho thị trường bất động sản sôi động hơn (68,9%). Sự lựa chọn của người dân có khác lựa chọn của cán bộ chun mơn ở chỗ các cán bộ đánh giá cao lợi ích mà dự án mang lại là nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương (72%). Ngoài ra, một số cán bộ chun mơn góp ý thêm nội dung là dự án cịn góp phần làm đẹp hơn khơng gian đơ thị. Có thể dự án chưa hồn thành nên người dân chưa nhận thấy chất lượng cuộc sống của mình được nâng lên tầm mới như tầm nhìn của các cán bộ chun mơn, nhưng bước đầu người dân đã nhận thức được những lợi ích trên và đó chính là cơ sở để họ tự nguyện, tự giác chấp hành trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

 Xác định đúng tầm quan trọng của các chủ thểtrong công tác GPMB

- Khi điều tra về tầm quan trọng của các chủ thể (hệ thống chính trị, chủ đầu tư, người dân), người dân đã có những đánh giá như sau:

Bảng 2.13. Kết quả điều tra về tầm quan trọng của các chủ thể liên quan

Đơn vị: %

Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng

Hệ thống chính trị 77,8 20,0 2,2

Chủ đầu tư 6,7 13,3 80,0

Người dân 81,1 15,6 4,4

Nguồn: Tổng hợp từ 90 phiếu điều tra người dân

Mức độ đánh giá Chủ thể

Để đánh giá được chi tiết hơn, luận văn trình bày các số liệu ở bảng trên thành các biểu đồ dưới đây:

Hình 2.6. Kết quả điều tra về tầm quan trọng của các chủ thể trong công tác GPMB

Theo các số liệu trình bày phía trên, hệ thống chính trị và người dân được đánh giá có vai trị rất quan trọng tác động đến tiến độ GPMB (77,8% và 81,1%). Hệ thống chính trị là chủ thể quyết định, chỉ đạo thực hiện công tác GPMB. Bên cạnh đó, phải có sự hy sinh của người dân thì cơng tác GPMB mới có thể thành cơng được. Người dân là đối tượng có đất bị thu hồi đồng thời cũng được coi là chủ thể trong cơng tác GPMB bởi họ có quyền “dân là chủ, dân làm chủ”, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong phạm vi cho phép.

- Tương tự câu hỏi trên, các cán bộ chuyên môn cũng đã đánh giá mức quan

trọng của người dân là rất quan trọng (80%), quan trọng (20%) và khơng có ai đánh giá mức bình thường. Tuy nhiên, theo ý kiến của một số cán bộ chuyên môn được phỏng vấn thì vai trị của chủ đầu tư cũng rất quan trọng bởi chủ đầu tư là người (hoặc tổ chức) sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình; là người phải chịu trách nhiệm tồn diện trước người dân, Nhà nước và pháp luật về các mặt chất lượng, tiến độ, chi phí vốn đầu tư và các quy

20,0 % 77,8 % 2,2% Hệ thống chính trị Rất quan trọng Quan trọng Bình thường 6,7% 13,3 % 80% Chủ đầu tư Rất quan trọng Quan trọng Bình thường 81,1 % 15,6 % 4,4% Người dân Rất quan trọng Quan trọng Bình thường

định khác của pháp luật trong quá trình triển khai dự án.

Như vậy, tuy người dân chưa hiểu rõ và nắm được tầm quan trọng của chủ đầu tư nhưng trước mắt người dân đã xác định được tầm quan trọng của mình và của hệ thống chính trị. Điều này khiến người dân đặt niềm tin vào cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội và nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định pháp luật.

 Công tác công khai thông tin liên quan đến GPMB của dự án

Tiến hành lập bảng thống kê số liệu liên quan đến các nguồn công khai thông tin GPMB đến người dân. Số liệu gồm số liệu tham khảo từ cuộc điều tra thăm dò ý kiến trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2015 của Ban Tuyên giáo Thành ủyvới 1500 phiếu điều travà số liệu điều tra xã hội học của luận văn với câu hỏi “Xin ông (bà) cho biết những thông tin về nội dung GPMB ở địa phương được biết đến thông qua những nguồn nào?”.

Các số liệu trong bảng dưới đây nói lên rằng việc công khai những thông tin liên quan đến GPMB cho người dân qua hệ thống chính quyền được thực hiện tương đối tốt. Thực hiện điều tra xã hội học với người dân, nhận được sự đánh giá cao về việc thông tin được cung cấp chủ yếu qua sự phổ biến của cán bộ chính quyền, cán bộ dự án (78,9%) và qua thông báo, niêm yết cơng khai tại trụ sở chính quyền (65,6%). Về phía cán bộ chuyên môn, 100% cán bộ đồng nhất với ý kiến thông tin được cung cấp đến người dân qua sự phổ biển của cán bộ và 96% lựa chọn ý kiến thông tin được cung cấp qua thông báo, niêm yết cơng khai tại trụ sở chính quyền. Bên cạnh đó, ý kiến thông tin được biết đến thông qua họp thôn, tổ dân phố cũng được đánh giá cao (72,7% người dân và 88,0% cán bộ). Ngồi ra, thơng tin cịn được cung cấp qua báo chí, sự trao đổi với người khác và các nguồn khác. Các số liệu luận văn điều tra được tương ứng với các số liệu tham khảo của Ban Tuyên giáo Thành ủy, điều này thể hiện độ đáng tin cậy của số liệu điều tra và giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về vấn đề này.

Bảng 2.14.Kết quả điều tra về các nguồn công khai thông tin liên quan đến GPMB

Đơn vị: %

STT Nguồn thông tin Số liệu

tham khảo Số liệu điều trangƣời dân Số liệu điều tra cán bộ 1 Phổ biến của cán bộ chính quyền, cán bộ dự án 67,1 78,9 100,0

2 Thông báo, niêm yết công khai

tại trụ sở chính quyền 63,6 65,6 96,0

3 Họp thôn, tổ dân phố 58,0 72,2 88,0

4 Thông tin đăng tải trên báo chí 38,2 47,8 52,0

5 Tự tìm hiểu, trao đổi với người

khác 26,2 37,8 36,0

6 Những nguồn khác 17,2 8,9 8,0

7 Người dân không nắm được

thông tin 2,2 0,0

Nguồn:Kết quả điều tra của Ban Tuyên giáo Thành ủy với 1500 phiếu điều

tra và kết quả điều tra xã hội học với 90 phiếu điều tra người dân,25 phiếu điều tra cán bộ.

Tuy nhiên, trong q trình điều tra người dân, tác giả có đưa thêm lựa chọn “Người dân khơng nắm được thơng tin” tức là người có đất bị thu hồi khơng nắm được thơng tin gì, thu được kết quả là có 02 người dân lựa chọn đáp án này, cán bộ chun mơn giải đáp rằng trên thực tế cũng có những người cố tình nói khơng biết để khơng phải di dời hoặc khơng muốn hợp tác vì một lợi ích nào đó.

Tóm lại, việc cơng khai thông tin trong GPMB được thực hiện qua nhiều nguồn, nhiều phương thức nhưng công khai thông tin qua hệ thống chính quyền đến có vai trị rất quan trọng. Người dân sẽ nắm rõ được các thông tin về dự án, quy

hoạch, chỉ giới xây dựng, mức bồi thường,… Từ đó, người dân đặt niềm tin vào chính quyền, giảm được sự chống đối, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác GPMB.

2.5.2. Những vướng mắc, khó khăn trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ dự án

 Hệ thống chính sách pháp luật cồng kềnh, chồng chéo, khơng ổn định, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế

- Tổng hợp thông tin với câu hỏi “Trong những nguyên nhân sau đây, theo ông (bà) đâu là nguyên nhân có ảnh hưởng tiêu cực tới q trình thực hiện GPMB?”, đạt được kết quả là 2/8 nguyên nhân về chế độ, chính sách và mức giá bồi thường được người dân và cán bộ lựa chọn nhiều. Kết quả được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Bảng 2.15. Kết quả điều tra về nguyên nhân ảnh hƣởngtới quá trình GPMB

Đơn vị: %

STT Nguyên nhân Đánh giá của ngƣời dân của cán bộ Đánh giá

1 Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư luôn thay

đổi, điều chỉnh 77,8 44,0

2 Mức giá bồi thường, hỗ trợ không thỏa đáng 96,7 52,0

3 Chính quyền thiếu kiên quyết xử lý những trường

hợp chống đối 12,2 4,0

4 Thiếu phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền 73,3 8,0

5 Trình độ và đạo đức của cán bộ làm công tác

GPMB 66,7 0,0

6 Người dân thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm 14,4 84,0

7 Điều kiện tái định cư không đảm bảo chất lượng 82,2 28,0

8 Chịu ảnh hưởng từ dự án khác có liên quan 16,7 100,0

Thể hiện số liệu trong bảng trên vào biểu đồ 2.7 dưới đây để có sự so sánh dễ dàng hơn giữa ý kiến của người dân và cán bộ chun mơn. Nhìn vào biểu đồ ta thấy, người dân cho rằng yếu tố chính sách bồi thường, hỗ trợ (77,8%) và mức bồi thường không thỏa đáng (96,7%) là hai nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ GPMB bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người có đất bị thu hồi. Khoảng ½ số cán bộ đánh giá nguyên nhân là do liên quan đến chính sách (44% và 52%), số cán bộ còn lại lựa chọn nhiều nguyên nhân khác như do sự thiếu ý thức, trách nhiệm của người dân và do chịu ảnh hưởng từ dự án khác. Như vậy, hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến cơng tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất còn nhiều bất cập đã trở thành nguyên nhân chính ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ GPMB.

Hình 2.7.Biểu đồ kết quả điều tra về nguyên nhân ảnh hƣởng đến quá trình GPMB 77.8 44 96.7 52 12.2 4 73.3 8 66.7 0 14.4 84 82.2 28 16.7 100 0 20 40 60 80 100 120 Người dân Cán bộ Tỷ lệ (%)

Đối tượng điều tra

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ln thay đổi, điều chỉnh Mức giá bồi thường, hỗ trợ khơng thỏa đáng

Chính quyền thiếu kiên quyết xử lý những trường hợp chống đối Thiếu phối hợp đồng bộ giữa các cấp chính quyền

Trình độ và đạo đức của cán bộ làm cơng tác giải phóng mặt bằng Người dân thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm

Điều kiện tái định cư không đảm bảo chất lượng Chịu ảnh hưởng từ dự án khác có liên quan

- Có thể nói, hệ thống chính sách pháp luật liên quan đến công tác GPMB của dự án đang gặp phải những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, hệ thống chính sách pháp luật cồng kềnh, chồng chéo, khơng ổn định.

Trong q trình thực hiện các công tác, các khâu phục vụ cho dự án, rất nhiều các quyết định, văn bản pháp lý được ra đời, trong đó có cả những quyết định được ra đời với mục đích để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quyết định khác. Hệ thống các văn bản ngày càng nhiều lên, chồng chéo giữa các bộ, ngành gây khó khăn cho cán bộ thực hiện công tác GPMB. Dưới đây là bảng liệt kê một số quyết định, văn bản pháp lý chủ chốt liên quan đến công tác GPMB của dự án:

Bảng 2.16.Các văn bản pháp lý liên quan đến công tác GPMB của dự án

Nội dung Các văn bản pháp lý

Quy hoạch

- QĐ số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/06/1998 của Thủ tướng Chính Phủ

- QĐ số 1259/QĐ-TTg ngày 26/07/2011 của Thủ tướng Chính Phủ

Thẩm quyền

- QĐ số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014 của UBND Thành phố

- QĐ số 32/2015/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND Thành phố

(Sửa đổi QĐ số 23) Phê duyệt chỉ giới đường đỏ và hướng tuyến đường

- QĐ số 104/2002/QĐ-UB ngày 24/07/2002 của UBND Thành phố

- Văn bản số 6432/LN-QHKT-VQH ngày 27/10/2016 của Liên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại dự án xây dựng tuyến đường 2,5 đoạn đầm hồng đến quốc lộ 1a, quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)