Xuất giải pháp phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 90)

Quán, Hà Đông đang phát triển tốt về mặt xã hội, con ngƣời, góp phần phát triển nền bóng đá Việt Nam. Mức độ phát triển kinh tế của hoạt động bóng đá cộng đồng cịn chƣa cao và yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng chƣa đạt đƣợc. Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động này đã gần đạt đến phát triển bền vững thể hiện định hƣớng phát triển đúng đắn, đề cao mục tiêu chính là phát triển xã hội, con ngƣời và nền bóng đá Việt Nam. Những mục tiêu này đạt đƣợc sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế và cùng với việc nâng cao chất lƣợng bảo vệ mơi trƣờng sẽ đƣa hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em đạt đến mức phát triển bền vững.

3.3. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trẻ em

Kết quả nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng, hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em phát triển bền vững khi đạt đƣợc tất cả các tiêu chí về xã hội, con ngƣời, phát triển nền bóng đá, kinh tế, mơi trƣờng. Cùng với thực trạng trên, để hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phƣờng Văn Quán phát triển bền vững

cần tiếp tục hoàn thiện, phát huy tối đa các tiêu chí ở mức bền vững và có giải pháp cải thiện các tiêu chí chƣa bền vững; đề tài đề xuất một số giải pháp nhƣ sau:

3.3.1. Giải pháp về phương diện xã hội

Nhằm hƣớng tới phát triển bền vững xã hội, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xã hội, cộng đồng trong các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phƣờng. Cụ thể, các trung tâm cần:

- Tham gia các hoạt động xã hội, cộng đồng do các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác tổ chức;

- Tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, từ thiện... nhằm hỗ trợ, chia sẻ với những ngƣời có hồn cảnh đặc biệt. Và trong chính nội bộ từng trung tâm cũng cần quan tâm, chia sẻ đối với các cá nhân, học viên có hồn cảnh đặc biệt.

3.3.2. Giải pháp về phát triển con người

Thực trạng cho thấy, về phát triển con ngƣời thì hoạt động bóng đá cộng đồng cịn hạn chế về các hoạt động ngoại khóa, vui chơi nên cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động này, các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phƣờng cần:

- Tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa bổ ích cho học viên;

- Lồng ghép các trò chơi trong các buổi tập, có thể áp dụng khi khởi động hoặc thời gian giải lao.

3.3.2. Giải pháp về phát triển nền bóng đá Việt Nam

Bóng đá cộng đồng là nền tảng của nền bóng đá quốc gia. Do đó, để phát triển nền bóng đá Việt Nam cần chú trọng phát triển chất lƣợng của bóng đá cộng đồng. Cụ thể, với thực trạng hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên trên địa bàn phƣờng Văn Quán, đề tài đề xuất nhƣ sau:

Thứ nhất, Nhà nƣớc cần có cơ chế, chính sách và hƣớng dẫn cụ thể đối với

- Hình thức hoạt động và điều kiện hoạt động của các tổ chức (trung tâm, CLB…) hoạt động bóng đá cộng đồng phải phù hợp và đúng quy định pháp luật về: doanh nghiệp (Luật Doanh nghiệp 2014); Điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (Nghị định số 106/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao);

- Chính sách ƣu đãi, khuyến khích sự đầu tƣ của tƣ nhân cho hoạt động bóng đá cộng động.

Thứ hai, đầu tƣ về cơ sở vật chất, môi trƣờng tập luyện: kiến nghị ban quản lý,

chủ đầu tƣ các sân bóng đầu tƣ về cơ sở vật chất; phát triển và nâng cao chất lƣợng của các sân bóng trên địa bàn phƣờng. Đặc biệt là các sân bóng đã khá cũ nhƣ sân bóng Nhạc họa, sân bóng Văn Quán. Ngoài ra, cần đầu tƣ sân bóng cỏ thật với nhiều cây xanh xung quanh để tạo môi trƣờng tập luyện tốt nhất.

Thứ ba, nghiên cứu, đƣa ra tiêu chuẩn hay hƣớng dẫn chung về xây dựng và

phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em.

Thứ tư, cơ quan quản lý cùng các trung tâm cần tạo môi trƣờng cạnh tranh

lành mạnh giữa các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phƣờng hƣớng tới tiêu chí cạnh tranh để cùng phát triển và thúc đẩy hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em phát triển bền vững.

Thứ năm, các trung tâm cần tăng cƣờng sự hợp tác, liên kết: các trung tâm cần

hợp tác, có sự liên kết để cùng phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Cụ thể là cùng tổ chức, tham gia các giải bóng đá, hoạt động giao lƣu, giao hữu hay các hoạt động ngoại khóa khác.

Thứ sáu, các trung tâm bóng đá cộng đồng cần hồn thiện và nâng cao chất

lƣợng hơn nữa:

Để hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em phát triển bền vững thì chính từng trung tâm cũng cần hoàn thiện và hƣớng tới sự phát triển bền vững. Cụ thể, từng trung tâm cần đầu tƣ, phát triển tồn diện chứ khơng chỉ đơn giản là hoạt động đào tạo bóng đá giữa HLV và học viên mà là tất cả các yếu tố:

- Hình thức hoạt động: chun nghiệp và hợp pháp hóa một cách đồng bộ; - Phƣơng châm hoạt động: cần có phƣơng châm, định hƣớng hoạt động cụ thể, rõ ràng và gắn liền với các tiêu chí nhằm phát triển bền vững;

- Tổ chức, lịch tập: phù hợp, linh hoạt, có nhiều lựa chọn để đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhiều trẻ em. Đặc biệt là khắc phục đƣợc tình trạng giảm học viên nhiều vào mùa đông (khung giờ tập không quá sớm, đỡ lạnh giá...).

- Hoạt động của trung tâm: Trung tâm cần thƣờng xuyên tổ chức và tạo điều kiện cho các học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, giao lƣu, thi đấu để học hỏi, trải nghiệm:

+ Hoạt động ngoại khóa: những hoạt động vui chơi ngồi trời, các trị chơi vận động khơng chỉ giải trí mà cịn nâng cao tinh thần tập thể, đồn kết; ý thức tổ chức kỉ luật, thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ.

+ Hoạt động giao lƣu, gặp gỡ với các chuyên gia bóng đá, các cựu cầu thủ, HLV và đặc biệt là các cầu thủ bóng đá đang đƣợc yêu thích, tạo cơ hội để học viên đƣợc giao lƣu, gần gũi hơn với thần tƣợng, đƣợc học hỏi nhiều điều bổ ích qua những chia sẻ về hoạt động bóng đá.

+ Hoạt động giao lƣu bóng đá giữa các đội bóng trong và ngồi trung tâm; Tham gia thi đấu tại các giải bóng đá để các học viên đƣợc giao lƣu, thi đấu bóng đá để cọ xát, trải nghiệm, nâng cao khả năng chơi bóng và có những ngƣời bạn mới.

+ Hoạt động giao lƣu, thi đấu quốc tế cần đƣợc quan tâm và tổ chức nhiều hơn.

+ Tìm kiếm tài năng bóng đá và chú trọng hơn hoạt động phát triển tài năng bóng đá trẻ (có các buổi kiểm tra trình độ; mở các lớp nâng cao; tƣ vấn, hỗ trợ học viên theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp).

- HLV: chun mơn hóa và có các tiêu chuẩn cụ thể; thƣờng xuyên học hỏi, nâng cao chuyên môn và kinh nghiệm. Đặc biệt, cần nghiên cứu, học hỏi kinh

nghiệm quốc tế về đào tạo bóng đá cho trẻ em của một số nƣớc phát triển nhƣ Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản...

- Quản lý/hậu cần viên: nâng cao chất lƣợng và chuyên nghiệp hơn, các quản lý và hậu cần viên cần tận tình và đảm bảo hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng, chất lƣợng tốt cho phụ huynh và học viên.

- Giáo án: hiện nay, chƣa có giáo án dành riêng cho hoạt động đào tạo bóng đá cộng đồng cho trẻ em. Giáo án do các HLV biên soạn dựa trên các giáo án, tài liệu, nghiên cứu đã có và đặc trƣng của từng lớp tập, lứa tuổi. Giáo án cần thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, thay đổi cho phù hợp, có các bài tập đa dạng, khơng nhàm chán, đảm bảo không lặp lại liên tiếp giữa các buổi tập.

- Cơ sở vật chất, dụng cụ: cần đƣợc đầu tƣ, trang bị các dụng cụ đầy đủ, đa dạng, đáp ứng yêu cầu dạy và học.

- Nội quy, kỉ luật: cần đảm bảo yếu tố kỉ luật, có nội quy cụ thể để đảm bảo ổn định các lớp tập và hoạt động chung của trung tâm.

3.3.4. Giải pháp phát triển kinh tế

Để đạt đƣợc hiệu quả hơn về kinh tế, các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em cần nghiên cứu, thực hiện một số giải pháp nhƣ sau:

- Đầu tƣ, đẩy mạnh hoạt động hợp tác và giao lƣu với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhằm quảng bá và mở rộng thƣơng hiệu;

- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động của trung tâm;

- Đầu tƣ quảng cáo, truyền thông qua trang web hay mạng xã hội facebook… - Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em khác trong và ngồi nƣớc.

3.3.4. Giải pháp về bảo vệ mơi trường

Bảo vệ môi trƣờng là nhiệm vụ, tiêu chí cần đƣợc đặt ra đối với hoạt động bóng đá cộng đồng nói chung và các trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em nói riêng. Cụ thể các trung tâm cần:

- Có những quy định cụ thể về bảo vệ mơi trƣờng, giữ gìn mơi trƣờng tại các sân tập và môi trƣờng xung quanh xanh, sạch, đẹp và cả các khu vực trung tâm đến giao lƣu, thi đấu.

- Lồng ghép tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của học viên; các HLV, quản lý, hậu cần viên luôn nghiêm túc thực hiện để làm gƣơng cho học viên;

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

1. Thực trạng phát triển hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đơng: đây là một khu vực có hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em rất phát triển. Với nhu cầu chơi bóng và tập luyện bóng đá của trẻ em ngày càng tăng và nhiều điều kiện thuận lợi về chính sách, sự phát triển kinh tế - xã hội; cơ sở vật chất, môi trƣờng tập luyện, đã có 4 trung tâm bóng đá cộng đồng cho trẻ em chất lƣợng đang phát triển và thu hút rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng và sự tham gia của trẻ em.

2. Tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đƣợc đánh giá thơng qua 5 nhóm tiêu chí (phát triển xã hội; phát triển con ngƣời; phát triển nền bóng đá Việt Nam; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng). Kết quả cho thấy hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phƣờng Văn Quán đang phát triển và gần đạt đến phát triển bền vững; cần phát triển, hoàn thiện hơn nữa.

3. Một số giải pháp phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đƣợc xác định bao gồm: giải pháp về phƣơng diện xã hội; phát triển con ngƣời; phát triển nền bóng đá Việt Nam; phát triển kinh tế và bảo vệ môi trƣờng.

Khuyến nghị

Trên cơ sở nghiên cứu tại phƣờng Văn Quán, quận Hà Đơng, đề tài có một số khuyến nghị:

- Cần mở rộng nghiên cứu về bóng đá cộng đồng cho trẻ em ở các khu vực, địa phƣơng khác để có cái nhìn tồn diện hơn về hoạt động này;

- Cần phát triển, khuyến khích nhân rộng hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em ở các khu vực, địa phƣơng khác;

- Cần phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em trên địa bàn phƣờng Văn Quán để trở thành một điển hình để nhân rộng và học hỏi kinh

nghiệm cho các cá nhân, tổ chức khác nhằm phát triển bền vững hoạt động bóng đá cộng đồng chung trên cả nƣớc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Bí thƣ trung ƣơng Đảng (1994). Cơng tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Ban hành kèm theo Chỉ thị 36/CT-TW. Hà Nội.

2. Chính phủ (2016). Quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. Ban hành kèm theo Nghị định số 106/2016/NĐ-CP. Hà Nội.

3. Nguyễn Trọng Chuẩn (2005). Để phát triển con người một cách bền vững.Tạp trí Triết học số 1, 1 - 2005, trang 164.

4. Dự án “Bóng đá cộng đồng tại Việt Nam” – FFAV (2014). Hướng dẫn tập huấn “HLV bóng đá” trình độ cơ bản. Thừa Thiên Huế. Cơng ty Cổ phần In

Thuận Phát.

5. Nguyễn Gắng (2000). Nghiên cứu xây dựng mơ hình CLB thể dục thể thao hoàn thiện trong các trường Đại học và chuyên nghiệp Thành phố Huế. Luận

văn Thạc sĩ giáo dục học, Trƣờng Đại học Thể dục thể thao I.

6. Trần Thị Minh Hằng (2015). Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Tạp chí Tâm lý học số 3, 3 - 2015 trang 64.

7. Trần Duy Hòa, Nguyễn Thái Bền và Võ Văn Quyết (2018). Giáo trình Huấn

luyện Bóng Đá. Hà Nội: NXB Thông tin và Truyền thông.

8. Nguyễn Dục Quang (2007). Hoạt động vui chơi với sự phát triển đạo đức cho

thiếu nhi. Tạp chí Khoa học Giáo dục số 21, 6 - 2007 trang 34.

9. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006). Luật Thể dục, thể

thao.

10. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2014). Luật Doanh nghiệp.

11. Phạm Ngọc Viễn, Phạm Quang, Trần Quốc Tuấn và Nguyễn Minh Ngọc (2004). Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi (Tập 1 – Lứa tuổi từ

11 đến 14). Trong Chương trình huấn luyện bóng đá trẻ 11-18 tuổi: Tập 1. Hà

Nội: NXB Thể dục thể thao.

12. Thủ tƣớng chính phủ (1995). Xây dựng quy hoạch và phát triển ngành thể dục thể thao. Ban hành kèm theo Chỉ thị 133/TTg. Hà Nội.

13. Thủ tƣớng Chính phủ (2010). Chiến lƣợc phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 2198/QĐ-TTg. Hà Nội.

14. Thủ tƣớng Chính phủ (2011). Phê duyệt đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc ngƣời Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030. Ban hành kèm theo Quyết định số

641/QĐ-TTg. Hà Nội.

15. Thủ tƣớng Chính phủ (2013). Chiến lƣợc phát triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Ban hành kèm theo Quyết định số 419/QĐ-TTg. Hà Nội.

16. Thủ tƣớng Chính phủ (2018). Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Ban hành kèm

theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg. Hà Nội.

Tiếng Anh

17. Adam Brown, Fiona McGee, Matthew Brown and Adrian Ashton (2010).The

social and community value of football. Supporters direct, www.substance.coop.

18. Daniel Parnell, Gareth Stratton, Barry Drust and David Richardson (2012). Football in the community schemes: exploring the effectiveness of an intervention in promoting healthful behaviour change. The International Journal of the History of Sport, DOI: 10.1080/14660970.2012.692678.

19. Masahiro Sugiyama, Selina Khoo and Rob Hess (2017). Grassroots Football Development in Japan. The International Journal of the History of Sport, DOI:

Trang web

20. Minh Anh (2018). Sau 10 năm mở rộng, kinh tế quận Hà Đông phát triển vững chắc. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019 tại trang web http://thanglong.chinhphu.vn/sau-10-nam-mo-rong-kinh-te-quan-ha-dong-phat- trien-vung-chac.

21. Phạm Thị Thanh Bình (2016). Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu chí đánh giá và định hƣớng phát triển. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019 tại trang web http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2016/41199/Phat-trien- ben-vungo-Viet-Nam-Tieu-chi-danh-gia-va.aspx

22. Phan Thanh Cẩm (2012). Đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa thể dục thể thao theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019 tại trang web http://www.tdtt.gov.vn/tabid/92/ArticleID/14280/Default.aspx

23. CLB bóng đá năng khiếu FHS (2019). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2019 tại trang web https://www.facebook.com/congdoanfc/

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của hoạt động bóng đá cộng đồng cho trẻ em tại phường văn quán, quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)