Khung khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh bắc kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Khung khái niệm

Để phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu này, TDBTT của hệ thống CSHTNT được mô tả bao gồm TDBTT về mặt cơ học (vật lý) và khả năng thích ứng. Mục đích đó là để sử dụng những dữ liệu có thể được thu thập được tại phạm vi nghiên cứu và có ý nghĩa hỗ trợ việc ra quyết định.

Hình 2.1. Khung khái niệm

Nguồn: Báo cáo dự án [25]

Từ khung khái niệm chung này (Hình 2.1), nhận thấy rằng đối với hệ thống CSHTNT, về mặt tự nhiên cho thấy chúng luôn bị phơi bày trước hiểm họa liên quan đến khí hậu. Trong khi TDBTT về mặt vật lý được hiểu như khả năng chống chịu của hệ thống CSHTNT trước các hiểm họa liên quan đến khí hậu, ví dụ, vật liệu xây dựng chất lượng cao cho thấy TDBTT thấp và ngược lại; khả năng thích ứng được hiểu là theo kiểu ngược lại với các tổn thương, khả năng thích ứng thấp hơn có nghĩa là dễ bị tổn thương hơn và ngược lại. Các tổn thương vật lý phụ thuộc nhiều vào chất lượng

của cơ sở hạ tầng trong khi khả năng thích ứng bị ảnh hưởng bởi một loạt các yếu tố như hiểu biết của người dân địa phương, phát triển kinh tế xã hội, quản lý, v.v...

Với mục đích đơn giản, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng khác nhau có lẽ khơng cần thiết phải phân biệt cụ thể đâu là các tiêu chí tổn thương vật lý và khả năng thích ứng khi thực hiện tính tốn TDBTT. Mục đích đưa ra những định nghĩa này là để minh họa mức độ ảnh hưởng khác nhau khi xây dựng khung khái niệm. Vì vậy, để đơn giản hóa hơn nữa thì chỉ cần gọi là các tiêu chí tổn thương trong q trình tính tốn, đánh giá TDBTT của hệ thống CSHTNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh bắc kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)