Phương pháp tính chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh bắc kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 27 - 39)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp tính chỉ số

Hiện nay, việc đánh giá TDBTT thông qua phương pháp xây dựng chỉ số được áp dụng rất phổ biến [2], [3], [9], [13], [20], [27], [28], [31]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã sử dụng phương pháp tính chỉ số là phương pháp chính trong việc xác định TDBTT của hệ thống CSHTNT tỉnh Bắc Kạn. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Lựa chọn khu vực và đối tượng nghiên cứu;

Bước 2: Sơ bộ thiết lập các tiêu chí đánh giá thành phần và trọng số của từng tiêu chí. Thơng qua việc tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến các chuyên gia để từ đó thống nhất chọn ra được bộ tiêu chí đánh giá và trọng số của từng tiêu chí mang tính đồng thuận cao nhất, phù hợp nhất với từng đối tượng CSHTNT được đánh giá.

Bước 3: Điều tra, thu thập và phân tích số liệu; Bước 4: Chuẩn hóa số liệu;

Bước 5: Tính giá trị chỉ số dễ bị tổn thương;

Bước 6: Xây dựng bản đồ mức độ tổn thương của hệ thống CSHTNT;

Bước 7: Phân tích, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của từng CSHTNT từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp;

Thiết lập tiêu chí đánh giá và trọng số của các tiêu chí

Sự ảnh hưởng của từng tiêu chí đánh giá TDBTT trước những tai biến liên quan đến khí hậu là khác nhau, mức độ ảnh hưởng khác nhau này được thể hiện thơng qua trọng số của từng tiêu chí đánh giá thành phần trên. Vì vậy các tiêu chí được lựa chọn sau đó được phân loại thành ba nhóm đại diện cho các mức độ: rất quan trọng, quan trọng và ít quan trọng. Mỗi mức độ quan trọng sẽ được gán cho một trọng số; Bảng 2.1 và Bảng 2.2 trình bày danh sách các tiêu chí và tầm quan trọng tương ứng được dùng để xác định TDBTT của hệ thống CSHTNT tỉnh Bắc Kạn, dựa trên các đề xuất của tác giả, các nhà quản lý tại địa phương và kết quả tham vấn ý kiến chuyên gia trong nước và quốc tế về BĐKH.

Bảng 2.1. Trọng số của các tiêu chí

Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng

0,5 0,3 0,2

Bảng 2.2. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá TDBTT của hệ thống CSHTNT

STT Tiêu chí đánh giá Đường Kè Hồ chứa Đập dâng Kênh

1 Độ dốc địa hình x(0,5) x(0,5) x(0,5) x(0,5) x(0,5)

2 Mưa một ngày max x(0,3) x(0,3) x(0,3) x(0,3) x(0,3)

3 Thay đổi mưa một ngày max

thời đoạn 2026 - 2035 x(0,3) x(0,3) x(0,3) x(0,3) x(0,3)

4 Độ che phủ của rừng x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2)

5 Vật liệu xây dựng x(0,5) x(0,5) x(0,5) x(0,3) x(0,5)

6 Chiều dài cơng trình x(0,5) x(0,5)

7 Tuổi cơng trình x(0,5) x(0,5) x(0,5) x(0,5)

8 Tiêu chuẩn thiết kế x(0,5) x(0,3) x(0,5) x(0,5)

9 Diện tích tưới x(0,5) x(0,5) x(0,5)

10 Các thiệt hại trong quá khứ x(0,3) x(0,5) x(0,5)

11 Số lần đập tràn bị thiệt hại x(0,3)

12 Số lần kiểm tra cơng trình x(0,2)

STT Tiêu chí đánh giá Đường Kè Hồ chứa Đập dâng Kênh

14 Số xã bị chia cắt bởi đường

chính mỗi năm x(0,3)

15 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao

động x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2)

16 Tỷ lệ hộ nghèo x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2)

17 Tỷ lệ dân tộc thiểu số x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2) x(0,2)

18 Ngân sách hàng năm cho công

tác O&M x(0,3) x(0,3) x(0,3)

19 Đóng góp của cộng đồng x(0,2) x(0,2)

Chú thích: (0,5) biểu thị mức rất quan trọng ứng với trọng số 0,5 Ý nghĩa của các tiêu chí đánh giá:

Độ dốc địa hình: Là nhân tố đóng vai trị quyết định tới việc hình thành

lũ qt. Tại những nơi có độ dốc địa hình lớn dẫn đến dộ dốc lịng sơng lớn, khi xảy ra mưa với cường độ lớn tập trung trong một thời đoạn ngắn, tốc độ tập trung dịng chảy nhanh hơn đó là những điều kiện thuận lợi để hình thành lũ quét.

Mưa một ngày max: Với những trận mưa có cường độ lớn, tập trung

trong thời đoạn ngắn kết hợp với các điều kiện địa hình – địa mạo sẽ hình thành lũ qt. Mưa lớn cịn là yếu tố gây lên xói mòn bề mặt và sạt lở đất tạo thành lũ bùn đất, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực mà nó đi qua.

Thay đổi mưa một ngày max trong thời đoạn (2026 ÷ 2035): Đây là một

tiêu chí đóng vai trị quan trọng trong việc đưa ra dự báo về TDBTT của các đối tượng CSHTNT trong tương lai với kịch bản tất cả các chỉ số tổn thương thành phần khác không thay đổi (như thời điểm hiện tại). Tiêu chí này có được dựa trên kết quả nghiên cứu của Nam, D.H và nnk [40] sẽ được trình bày chi tiết ở phần số liệu.

Độ che phủ của rừng: Rừng đóng vai trị quan trọng trong việc chống

xói mịn, rửa trơi lớp đất bề mặt khi xảy ra mưa lớn, điều này hết sức quan trọng. Với tỷ lệ che phủ của rừng càng thấp, nguy cơ xảy ra lũ quét càng lớn.

Vật liệu xây dựng: Cho biết độ bền tương đối và khả năng chống chịu

trước những mối hiểm họa của những cơng trình CSHTNT.

Chiều dài cơng trình: Nhận thấy rằng, ứng với chiều dài cơng trình

CSHTNT như đường GTNT, kè càng lớn thì mức độ phơi lộ trước các mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu càng cao.

Tuổi của cơng trình: Được tính bằng cách lấy năm 2014 trừ đi năm xây

dựng. Tuổi của cơng trình nói lên tình trạng hiện tại của nó và giả định rằng cơng trình CSHTNT được xây dựng cách hiện tại lâu thì TDBTT càng cao. Điều này đặc biệt đúng đối với tỉnh Bắc Kạn do thiếu các hoạt động duy tu bảo trì thường xuyên (O&M).

Tiêu chuẩn thiết kế: Đã có những nâng cấp quan trọng trong tiêu chuẩn

thiết kế đối với hồ chứa, đê kè và hệ thống tưới khác (đập dâng, kênh mương). Có thể lấy ví dụ như sau: theo tiêu chuẩn cũ (TCXDVN-285- 2002) thì một cơng trình thuộc nhóm cơng trình cấp 3 thì cũng với cơng trình đó theo tiêu chuẩn mới (QCVN04:05-2012) sẽ thuộc nhóm cơng trình cấp 2 với các chỉ tiêu thiết kế an tồn cao hơn. Do vậy, cơng trình cơ sở hạ tầng cũ dễ bị tổn thương hơn so với các cơng trình được thiết kế và thi cơng theo các tiêu chuẩn mới. Mặc dù tuổi của cơng trình cơ sở hạ tầng đã được xem xét ở trên; tuy nhiên, vẫn cần thêm chỉ số này để cho thấy cơng trình cơ sở hạ tầng được thiết kế thi công theo tiêu chuẩn nào.  Diện tích tưới của cơng trình CSHTNT: Các cơng trình hồ chứa nước,

đập dâng, hệ thống kênh đóng vai trị quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy và cung cấp nước tưới cho khu vực hạ du. Với diện tích tưới càng lớn thì mức độ phơi bày trước hiểm họa liên quan đến khí hậu càng cao.

Các thiệt hại trong quá khứ: Thiệt hại trong quá khứ được sử dụng để

chỉ ra tính dễ bị tổn thương trong khu vực. Những nguyên nhân thiệt hại liên quan đến các yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm một số hoặc tất cả những nguyên nhân sau đây: lở đất, lũ quét, công tác thiết kế, thi cơng cơng trình khơng đạt chất lượng, thiếu sự bảo trì... Các giả định đối với chỉ số này là các thông tin thiệt hại cho biết tính dễ bị tổn thương chứ không phải phạm vi, tần suất và cường độ của các mối hiểm họa. Lý do

về việc sử dụng chỉ số này ở đây cũng giống như đối với chỉ số các xã bị chia cắt như đã mô tả ở trên.

Số lần đập tràn bị thiệt hại: Thông tin về thiệt hại của một hồ chứa là

khó xác định vì có rất nhiều hạng mục của hồ chứa đã bị hư hỏng và thường khơng có hồ sơ lưu trữ. Tuy nhiên, thông tin về số lần đập tràn bị thiệt hại là rất quan trọng và là biện pháp đơn giản cần thiết để đánh giá tính dễ bị tổn thương. Tác giả sử dụng thiệt hại của đập tràn như một chỉ số phản ánh mức độ tổn thương trong quá khứ bởi vì tác giả cho rằng chỉ số này có thể được thu thập một cách dễ dàng bởi những thiệt hại cho đập tràn thường do các yếu tố khí tượng thuỷ văn như mưa to dẫn đến ngập lụt, sạt, trượt đất…

Số lần kiểm tra cơng trình: Đối với cơng trình kè là cơ sở hạ tầng rất

quan trọng để bảo vệ con người, môi trường sống, tài sản, cơ sở hạ tầng khác và đất sản xuất khi có lũ lụt. Việc kiểm tra thường xuyên hệ thống đê kè trước mùa mưa bão thường được thực hiện hàng năm. Những hoạt động này có thể giúp xác định những hư hỏng tiềm tàng của các cơ sở hạ tầng để kịp thời khắc phục sửa chữa. Như vậy cơng trình kè được kiểm tra thường xuyên hơn sẽ ít bị tổn thương hơn.

Số cơng trình phụ trên đường: Giả thiết ở đây là càng nhiều cơng trình

trên đường thì càng dễ bị tổn thương. Bởi vì khi đó các con đường đi qua các khu vực có địa hình chia cắt nhiều, sẽ cần phải bảo trì nhiều hơn và có một số lượng lớn các yếu tố phơi lộ tiếp xúc với các hiện tượng thời tiết cực đoan cho nên xác suất dẫn đến hư hỏng chức năng của hệ thống là cao hơn so với các con đường có ít cơng trình trên đường.

Số lượng xã bị chia cắt với đường chính mỗi năm: Chỉ số này được sử dụng bởi vì rất ít thơng tin có sẵn về các con đường thường xuyên bị chia cắt trong khu vực. Do đó, để đảm bảo rằng những thiệt hại do thiên tai được phản ánh trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra chỉ số này ở đây.  Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động: Theo quy định, độ tuổi lao động là

từ 15 đến 60 tuổi đối với nam và 15 đến 55 tuổi đối với nữ. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động phản ánh năng lực của người dân đóng góp vào các dự án cộng đồng như phát triển và sửa chữa cơng trình cơ sở hạ tầng.

Ngược lại với những đặc tính của hai chỉ số trước đó, tỷ lệ dân số trong độ tuổi làm việc cao hơn thì năng lực của cộng đồng để đối phó với các mối nguy hiểm liên quan đến khí hậu sẽ là cao hơn.

Tỷ lệ hộ nghèo: Tại các khu vực nơng thơn của khu vực phía Bắc, cơng

tác quản lý, bảo trì và sửa chữa cơng trình cơ sở hạ tầng có sự tham gia của cộng đồng là rất lớn. Các cộng đồng mà có tỷ lệ của các hộ gia đình nghèo cao hơn thì sẽ ở thế bất lợi và dễ bị tổn thương hơn do thiếu khả năng đóng góp về mặt tài chính để sửa chữa và bảo trì cơng trình cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, chỉ số nghèo đói cũng có thể phản ánh mặt bằng giáo dục, trình độ học vấn và các yếu tố năng lực ứng phó chủ chốt khác do có mối liên hệ giữa nghèo đói và cơ hội.

Tỷ lệ dân tộc thiểu số: Đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa

đến nay vẫn cịn rất nhiều khó khăn, chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến khả năng chịu được những cú sốc và đóng góp hiệu quả vào sự phục hồi của các cơng trình cơ sở hạ tầng cịn thấp. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm đáng kể trong những thập kỷ gần đây, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn cao và khoảng cách giữa họ đã tăng lên. Hơn nữa, tiếp cập của các nhóm dân tộc thiểu số với các dịch vụ công thường là rất hạn chế, hiện có sự khác biệt về xã hội và việc bị hạn chế khi tiếp cận thị trường sẽ tiếp tục làm giảm các cơ hội có thể có sẵn cho họ để thích ứng với BĐKH.

Ngân sách hàng năm phục vụ cho duy tu, bảo dưỡng, vận hành (O&M):

Ngân sách theo kế hoạch hàng năm cho vận hành và bảo trì các con đường thể hiện năng lực của tổ chức trong việc lập kế hoạch, quản lý và duy tu cơng trình cơ sở hạ tầng. Giả định là ngân sách theo kế hoạch cao hơn, thì khả năng tài chính của tổ chức đó cao hơn.

Đóng góp của cộng đồng: Dựa trên thực tế, sau khi xảy ra thiên tai thì

hầu hết các cơng trình cơ sở hạ tầng cần phải được sửa chữa, nâng cấp lúc này cộng đồng sẽ được huy động tham gia đóng góp ngày công để thực hiện các công việc trên.

Chuẩn hóa số liệu

Tất cả các tiêu chí đánh giá và trọng số được lựa chọn sẽ được sử dụng để xác định TDBTT của các cơng trình cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, do thực tế việc đánh giá bao gồm hai loại tiêu chí: tiêu chí liên tục và tiêu chí rời rạc. Điều này tạo ra tính khơng nhất quán khi so sánh các tiêu chí và vì vậy cần phải được chuẩn hóa về cùng một loại.

Tiêu chí liên tục

Đối với các tiêu chí liên tục, do có thứ ngun khác nhau bởi vậy trước khi tính tốn giá trị TDBTT cần phải chuẩn hóa chúng. Trong nghiên cứu của mình, tác giả sử dụng phương pháp đánh giá chỉ số phát triển con người (HDI) của UNDP (2006) để chuẩn hóa dữ liệu.

- Hàm quan hệ thuận với tính dễ bị tổn thương và chuẩn hóa được thể hiện bởi công thức (1) bên dưới:

) 1 ( min max min X X X X x   

- Hàm quan hệ nghịch với tính dễ bị tổn thương hay nói cách khác đối với biến mà có giá trị càng cao nhưng khả năng gây tổn thương càng thấp thì được chuẩn hóa bởi cơng thức (2) bên dưới:

) 2 ( min max max X X X X x    Trong đó:

x- Giá trị của tiêu chí sau khi được chuẩn hóa

X - Giá trị của tiêu chí trước khi được chuẩn hóa

min

X - Giá trị nhỏ nhất của tiêu chí trước khi được chuẩn hóa

max

X - Giá trị lớn nhất của tiêu chí trước khi được chuẩn hóa

Danh mục thống kê các tiêu chí liên tục cho từng loại CSHTNT được trình bày trong Bảng 2.3

Bảng 2.3. Tiêu chí liên tục cho từng loại cơ sở hạ tầng STT Tiêu chí đánh giá STT Tiêu chí đánh giá Loại cơ sở hạ tầng Đường GTNT Kè Hồ chứa Đập dâng Kênh 1 Độ dốc địa hình x x x x x

2 Mưa một ngày max x x x x x

3 Thay đổi mưa một ngày max thời

đoạn 2026 - 2035 x x x x x 4 Độ che phủ của rừng x x x x x 5 Tuổi x x x x 6 Chiều dài x x 7 Diện tích tưới x x x 8 Thiệt hại x x x

9 Số lượng xã bị chia cắt mỗi năm x

10 Vận hành và duy tu bảo trì (O&M) x x x

11 Số lần kiểm tra x

12 Số cơng trình phụ trên đường x

13 Tỷ lệ hộ nghèo x x x x x

14 Tỷ lệ dân tộc thiểu số x x x x x

15 Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động x x x x x

16 Đóng góp của cộng đồng x x

Tiêu chí rời rạc

Tất cả các tiêu chí rời rạc đã được gán một giá trị chuyển đổi. Các giá trị đã được quyết định dựa trên ý kiến của các chuyên gia tư vấn khí hậu và cơ sở hạ tầng trong nước và quốc tế. Các giá trị được gán cho từng loại tiêu chí rời rạc được trình bày trong các phần tiếp theo.

Vật liệu của đường: Vật liệu của đường GTNT tại tỉnh Bắc Kạn chủ yếu là bê

tông, nhựa đường, sỏi hoặc bằng đất. Mỗi loại vật liệu được gán cho một mức độ dễ bị tổn thương và tương ứng là các giá trị quy đổi, chi tiết được thể hiện tại Bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Giá trị quy đổi cho loại vật liệu của đường GTNT

Loại vật liệu Tính dễ bị tổn thương Giá trị quy đổi

Bê tông mác cao Rất thấp 0,1

Bê tơng Thấp 0,3

Nhựa đường Trung bình 0,5

Sỏi Cao 0,7

Đất Rất cao 0,9

Vật liệu xây dựng kè: Các cơng trình kè tại tỉnh Bắc Kạn được xây dựng bằng đá đổ, bê tông, rọ đá hoặc kết hợp bê tông và rọ đá. Giá trị chuyển đổi cho vật liệu xây dựng kè được nêu trong Bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5. Giá trị quy đổi cho loại vật liệu kè

Loại vật liệu Tính dễ bị tổn thương Giá trị quy đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh bắc kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 27 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)