Bản đồ TDBTT kênh chính tỉnh Bắc Kạn năm 2035

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh bắc kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 77)

3.6 So sánh kết quả đánh giá TDBTT với các phương pháp hiện tại

Thông thường kết quả đánh giá TDBTT sẽ được kiểm chứng đối với thiệt hại đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, tác giả đã xem thiệt hại là một biến thành phần nên nó sẽ có ảnh hưởng ít nhiều tới kết quả khi kiểm chứng. Vì vậy, kết quả đánh giá TDBTT sẽ được so sánh với các phương pháp đang sử dụng phổ biến hiện nay như phương pháp của Iyengar – Sudarshan [38] và phương pháp phân tích hệ thống phân cấp AHP [44], tính tốn chi tiết theo 2 phương pháp này được trình bày cụ thể trong Phụ lục 2. Kết quả được ứng dụng cho đường GTNT và cơng trình kè cho thấy TDBTT được xác định theo 3 phương pháp đều cho kết quả với mức sai khác khơng đáng kể. Từ đó, có thể kết luận rằng việc xác định chỉ số dễ bị tổn thương của hệ thống CSHTNT với cách tính trọng số dựa vào việc phân nhóm mức độ quan trọng của các chỉ số thành phần dựa trên ý kiến chuyên gia là phù hợp, đơn giản và kết quả đảm bảo sự tin cậy. Bên cạnh đó, nhận thấy đối với bài tốn có thành phần dữ liệu đa dạng thì việc áp dụng phương pháp trên đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháp đối chứng cùng với đó là cách tính đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng nghiên cứu cũng như các cơ quan quản lý.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Nghiên cứu này, dựa trên những thông tin của các loại cơ sở hạ tầng hiện có, một phương pháp đánh giá TDBTT cho cơ sở hạ tầng đã được xây dựng và áp dụng cho đường GTNT, cơng trình kè, hồ chứa, đập dâng và kênh chính sau hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Từ đó đã xác định được khu vực và các cơng trình CSHTNT có mức độ tổn thương cao cần được quan tâm và đầu tư.

Việc xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá thành phần thông qua việc tham vấn ý kiến chuyên gia [phân nhóm mức độ quan trọng của các chỉ số: rất quan trọng (0,5), quan trọng (0,3) và ít quan trọng(0,2)] là hồn tồn phù hợp, như đã được so sánh với các phương pháp đánh giá tổn thương phổ biến hiện tại như: phương pháp của Iyengar – Sudarshan và phương pháp phân tích hệ thống phân cấp AHP.

Về kết quả tính tốn TDBTT, mức độ của TDBTT, được phân loại như: rất thấp, thấp, trung bình, cao, và rất cao, đã được xác định cho các loại cơ sở hạ tầng thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Có thể thấy rằng TDBTT của mỗi cơ sở hạ tầng khác nhau một cách đáng kể từ vùng này đến vùng khác (Bảng 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4). Cơ sở hạ tầng thuộc nhóm TDBTT cao đến rất cao (chiếm khoảng 25% tổng số cơng trình cơ sở hạ tầng) chủ yếu ở những vùng mà cơ sở hạ tầng đã được xây dựng bằng vật liệu với độ bền thấp, độ dốc địa hình lớn, đã bị thiệt hại nhiều trong quá khứ; và năng lực ứng phó của cộng đồng khơng đủ.

Các phân tích chỉ ra rằng hầu hết các cơ sở hạ tầng trong khu vực được xây dựng bằng vật liệu địa phương (ví dụ như đất, sỏi,…), được vận hành đã lâu là những công trình thể hiện khả năng phục hồi thấp (hoặc phơi lộ tiếp xúc lớn) với các hiểm họa thiên nhiên. Ngồi ra, tỉnh Bắc Kạn có tỷ lệ hộ nghèo và dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao, có sự nhạy cảm hơn với những tác động bất lợi của BĐKH. Việc không đủ ngân sách O&M cùng với việc thiếu sự đóng góp từ cộng đồng cho hệ thống cơ sở hạ tầng cũng làm giảm khả năng ứng phó của hệ thống.

Việc đánh giá TDBTT của hệ thống CSHTNT trong thời đoạn tương lai gần đến năm 2035 ứng với kịch bản về thay đổi (%) lượng mưa một ngày max (R1ngay max) đã chỉ ra rằng: vai trò của các yếu tố liên quan đến khí hậu ảnh hưởng đáng kể đến TDBTT của hệ thống CSHTNT tỉnh Bắc Kạn. Do lượng mưa một ngày max được dự tính tăng lên trong tương lai tại các huyện Chợ Mới (5,98%), huyện Chợ Đồn (6,20%)

và huyện Bạch Thông (5,70%) nên xuất hiện xu hướng gia tăng TDBTT của hệ thống đường GTNT, hồ chứa nước, đập dâng, kênh chính sau hồ chứa tại các huyện này. Ngược lại, do dự tính có sự giảm của lượng mưa một ngày max tính đến năm 2035 của các huyện Na Rì (5,65%) và huyện Ngân Sơn (4,02%) nên xuất hiện xu hướng giảm từ nhóm TDBTT thấp xuống nhóm có TDBTT rất thấp của hệ thống đường GTNT tại các huyện Na Rì và hệ thống đập dâng tại huyện Ngân Sơn.

Với mục đích cung cấp thơng tin một cách trực quan, bản đồ thể hiện TDBTT của hệ thống CSHTNT tỉnh Bắc Kạn đã chỉ ra rằng khu vực phía Bắc và Đơng Bắc (huyện Pác Nặm, Ngân Sơn và Bạch Thơng) của tỉnh là nơi mà ở đó hệ thống thủy lợi, đường GTNT có TDBTT cao nhất. Với địa hình dốc, vật liệu xây dựng phần lớn là vật liệu địa phương (đất) là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến TDBTT của hệ thống CSHTNT.

2. KHUYẾN NGHỊ

Nghiên cứu hiện tại đã giới hạn các cơng trình CSHTNT gồm 5 loại: đường GTNT, kè sơng, hồ chứa, đập dâng và kênh chính sau hồ chứa. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chưa xem xét đánh giá TDBTT của đường GTNT với chiều dài nhỏ hơn 4 km; hồ chứa có dung tích lớn hơn 3 triệu m3; đập dâng có diện tích tưới nhỏ hơn 5 ha. Lý do chính là trong khn khổ của một luận văn thạc sĩ, thời gian và nguồn lực để thu thập số liệu và thông tin phục vụ công tác đánh giá tổn thương còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, các cơng trình này cũng có mức độ quan trọng tương đương với các cơng trình khác. Vì vậy, trong điều kiện có thể, cần bổ sung các cơng trình này vào danh mục các cơng trình cơ sở hạ tầng khi thực hiện các nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt đối với các nghiên cứu ở cấp độ huyện hay xã.

Như đã đề cập trước đây, độ tin cậy của kết quả đánh giá TDBTT phụ thuộc rất nhiều vào mức độ chi tiết của dữ liệu đầu vào. Trong q trình thu thập thơng tin và dữ liệu tại các huyện, tác giả nhận thấy rằng cơ sở dữ liệu về CSHTNT không cùng quy cách, khơng đầy đủ nên gây rất nhiều khó khăn trong việc sàng lọc, lựa chọn các thuộc tính cần thiết. Do vậy, chính quyền địa phương cần ban hành các hướng dẫn về công tác lưu trữ các số liệu cơ bản về hệ thống cơ sở hạ tầng (ví dụ định dạng, các thuộc tính và thơng tin cơ bản cần thiết,...); tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu mức độ chi tiết và đầy đủ hơn để cải thiện hiệu suất của bộ công cụ đánh giá.

Nên xây dựng các tiêu chuẩn xây dựng mới trong đó có xem xét đến những thay đổi của khí hậu cực đoan và vật liệu xây dựng chống chịu khí hậu; hoạt động O&M nên được thực hiện đầy đủ để tăng hiệu quả của hệ thống CSHTNT cũng như tuổi thọ của cơng trình. Đồng thời, những hoạt động về chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc thích ứng và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai cần được chia sẻ giữa các nhóm dân tộc thiểu số.

Nhận thấy rằng, việc ban hành chính sách và ra quyết định ở cấp tỉnh để cải thiện khả năng chống chịu khí hậu của hệ thống CSHTNT mà cụ thể là hệ thống đường GTNT và hệ thống thủy lợi là một quá trình ra quyết định dựa trên nhiều tiêu chí, có xét đến ảnh hưởng của cả hai phương diện: vật lý và xã hội, đến TDBTT tổng thể của hệ thống cơ sở hạ tầng. Vì vậy, cách tiếp cận trong việc ban hành chính sách và ra quyết định nên thực hiện theo một loạt các bước phân tích bao gồm:

1) Trước tiên, việc ra một quyết định nhanh có thể được thực hiện thơng qua việc phân tích định tính mức độ dễ bị tổn thương của cơng trình cơ sở hạ tầng đã được thể hiện trên các bản đồ tính dễ bị tổn thương (xem bản đồ dễ bị tổn thương đi kèm với báo cáo đánh giá tổn thương). Và khá đơn giản để xác định loại cơ sở hạ tầng và các địa điểm thực sự cần thiết phải ưu tiên đầu tư.

2) Tiếp đến, các khoản đầu tư có thể được ưu tiên nhằm làm giảm ảnh hưởng của các yếu tố dựa trên những phân tích sâu hơn về sự đóng góp của từng yếu tố đến TDBTT tổng thể của của hệ thống cơ sở hạ tầng. Ví dụ, về chất lượng vật liệu, kè huyện Pác Nặm cho thấy khả năng chống chịu khí hậu tốt hơn so với ở huyện Ngân Sơn, nhưng các chỉ số xã hội và các hoạt động bảo trì cơng trình ở huyện Ngân Sơn lại tích cực hơn so với huyện Pác Nặm. Kết quả là, cơng trình kè ở huyện Pác Nặm cho thấy dễ bị tổn thương hơn so với cơng trình kè ở huyện Ngân Sơn. Điều này có nghĩa ưu tiên đầu tư trong trường hợp này nên tập trung vào phát triển xã hội và năng lực về tài chính trong quản lý cơ sở hạ tầng thay vì đầu tư vào cải thiện các đặc tính cơ học (ví dụ: sử dụng vật liệu xây dựng tốt hơn) của cơ sở hạ tầng đó. Phân tích tương tự cũng có thể được thực hiện đối với các cơ sở hạ tầng còn lại (hồ, đập và kênh mương) tại các huyện còn lại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn để có được các chính sách đúng đắn và quyết định phù hợp với thực tế của địa phương.

3) Cuối cùng, trong phạm vi hành chính của một huyện thì ưu tiên trong đầu tư có thể được thực hiện cho từng cơng trình cụ thể vì mỗi cơng trình đều được đánh giá về mức độ dễ bị tổn thương. Vì vậy, cũng khá đơn giản để liệt kê các cơng trình cơ sở hạ tầng dễ bị tổn thương nhất, cũng như các khu vực có mức độ rủi ro thiên tai cao. Vì nằm trong cùng một đơn vị hành chính (một huyện) các cơng trình cơ sở hạ tầng đều có chung ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, nên ưu tiên đầu tư có thể tập trung vào việc cải thiện các đặc tính cơ học của hệ thống hay tập trung cho các cơng trình cơ sở hạ tầng ở khu vực có rủi ro thiên tai cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Cục Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu.“Thiên tai, biến đổi khí hậu và sức ép mơi trường”.http://www.dmhcc.gov.vn/tin- tuc/2178/Thien-tai,-bien-doi-khi-hau-va-suc-ep-moi-truong.html

[2] Hà Hải Dương (2014). Nghiên cứu, đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nơng nghiệp, áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước. Viện Khoa

học Thủy lợi Việt Nam.

[3] Đỗ Thu Hằng (2014). Đánh giá tính dễ bị tổn thương trong ni trồng thủy sản huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu,

Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Hoàng Thị hồng Hạnh (2014).Nghiên cứu xây dựng mơ hình sử dụng đất hợp

lý cho các khu vực khai thác đá xây dựng và sét ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Luận án Tiến sĩ kỹ thuật chuyên ngành Sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường. Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[5] Nguyễn Thị Hồng Huế, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Tài Tuệ, Nguyễn Thị Minh Ngọc, Đỗ Thùy Linh, Phạm Bảo Ngọc và Lưu Việt Dũng (2009). “Đánh giá mức độ tổn thương tài nguyên địa chất, định hướng sử dụng bền vững vịnh Gành Rái, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”.http://idm.gov.vn/nguon_luc/Xuat_ban/2009/a312/a10.htm

[6] Bùi Thị Thanh Hương (2015).Nghiên cứu ảnh hưởng của hoang mạc hóa đến

sản xuất nơng nghiệp ở tỉnh Bình Thuận trong bối cảnh Biến đổi khí hậu. Luận án

Tiến sĩ Địa lý chuyên ngành Địa lý tài nguyên và môi trường. Học viện Khoa học Công nghệ.

[7] Bùi Thị Thanh Hương (2015).“Đề xuất quy hoạch vùng trồng nho cho tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 trên cơ sở tích hợp GIS và AHP”.Tạp chí khoa học Bản đồ, số 23 tháng 4 năm 2015.

[8] IMHEN và UNDP (2015). Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu [Trần

Thục, Koos Neefjes, Tạ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Thắng, Mai Trọng Nhuận, Lê Quang Trí, Lê Đình Thành, Huỳnh Thị Lan Hương, Võ Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Lê Nguyên Tường], NXB Tài Nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 2015.

[9] Nguyễn Thị Thùy Linh (2013). Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương

do biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định. Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu, Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Nguyễn Kim Lợi (2012). “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do trượt lở đất ở Việt Nam: Cơ sở nhận thức và phương pháp nghiên cứu đề xuất”.

http://doluongonline.com/home/index.php/archives/3857

[11] Nguyễn Trường Ngân (2011). “Ứng dụng tiến trình phân cấp thứ bậc xác định các yếu tố chủ đạo ảnh hưởng đến q trình xói mịn đất lưu vực sơng Bé”. Tạp

chí Phát triển KH&CN, Tập 14, số 14-2011.

[12] Mai Trọng Nhuận, Đặng Văn Luyến, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Trần Thanh Hải và Phạm Hùng Thanh (2002). “Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội đới ven biển”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 25-33.

[13] Lê Hà Phương (2014). Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến

đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Biến đổi khí hậu, Khoa Sau đại

học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[14] Trần Xuân Sinh (2012). Nghiên cứu mơ hình hóa ảnh hưởng của độ ngập do

biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái rừng ngập mặn Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Luận văn Thạc sĩ khoa học Môi trường, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên môi

trường, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[15] Mai Thanh Sơn, Lê Đình Phùng, Lê Đức Thịnh(2011). “Biến đối khí hậu: Tác động, Khả năng ứng phó và một số vấn đề về chính sách (Nghiên cứu trường hợp Đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc Việt Nam)”.

www.ngocentre.org.vn/webfm_send/2954.

[16] Nguyễn Thanh Sơn, Cấn Thu Văn (2012). “Các phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương – Lý luận và thực tiễn: Phần 1: Khả năng ứng dụng trong đánh giá tính dễ bị tổn thương lũ lụt ở miền Trung Việt Nam”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc

gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, 25-33.

[17] SREX 2012. Báo cáo đặc biệt của Ủy ban Liên chính phủ (IPCC-2012) về Quản lý rủi ro thiên tai và các hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với BĐKH.

[18] TCVN (2014). “Đường giao thông nông thôn – Yêu cầu thiết kế”.Tiêu chuẩn Quốc gia, 2014.

[19] Bùi Thắng (2010).“Đánh giá mức độ nguy cơ xói lở bờ sơng Hương tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tạp chí Khoa học, Đại học Huế. Số 58, 2010, 135-140

[20] Trương Văn Thịnh (2013). Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do ngập lụt

của hệ thông cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hội An. Luận văn Thạc sĩ chuyên

ngành Biến đổi khí hậu, Khoa Sau đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[21] Trần Thục, Nguyễn Thị Hiền Thuận, Huỳnh Thị Lan Hương, Đựng Quang Thịnh và Đào Minh Trang (2012). “Nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với Nơng nghiệp”. Tuyển tập Hội thảo khoa

học Quốc gia về Khí tượng, Thủy Văn, Mơi trường và Biến đối khí hậu. Viện Khoa học

Khí tượng, Thủy Văn và Mơi trường năm 2012.http://www.imh.ac.vn/.

[22] Lê Hoàng Tú, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Duy Liêm, Nguyễn Kim Lợi (2013). “Phân vùng nguy cơ lũ lụt tại lưu vực sông Vu Gia, tỉnh Quảng Nam bằng ứng dụng cơng nghệ GIS và thuật tốn AHP”. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội,

Các Khoa học Trái đất và Môi trường 29(3), 64-72.

[23] Vũ Minh Tuấn, Nguyễn Kim Lợi (2013). “Tích hợp GIS và AHP trong đánh giá thích nghi cây trồng tại huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng”. Hội thảo GIS toàn quốc

năm 2013. Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

[24] Nguyễn Thanh Tưởng (2015). “Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do Biến đổi khí hậu đối với hoạt động du lịch”. Hội Nghị quốc tế về Du lịch.Trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính dễ bị tổn thương của cơ sở hạ tầng nông thôn tỉnh bắc kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu (Trang 77)