Thực trạng chuyển đổi đất nơngnghiệp phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 27)

9. Cấu trúc luận văn

1.3. Thực trạng chuyển đổi đất nơngnghiệp phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đạ

hóa ở nƣớc ta hiện nay

Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới hơn 60% số dân là nông dân.Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn đang là nền tảng đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, sự ra đời của các KCN, khu chế xuất, khu đơ thị khang trang…thì đồng nghĩa với đó là diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp cũng bị mất đi. Và với phương thức thu hồi đất như hiện nay thì một điều tất yếu xảy ra là hàng vạn người nông dân lâm vào tình cảnh mất đất, mất nghề…

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, tính riêng giai đoạn từ năm 2001-2005, tổng diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi trên cả nước lên tới trên 366 nghìn ha (chiếm gần 3,9% quỹ đất nông nghiệp), như vậy, bình quân mỗi năm có gần 73,3 nghìn ha đất bị thu hồi. [5]

Tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trong giai đoạn từ 2010-2015 được Bộ trưởng BTNMT Nguyễn Minh Quang trình bày trongBáo cáo về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia, cụ thể: đến năm 2015, tổng diện tích các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp là 26.791,58 nghìn ha, tăng 565,19 nghìn ha so với năm 2010. Tuy nhiên diện tích đất trồng lúa năm 2015 là 4.030,75 nghìn ha,giảm gần 90 nghìn ha so với năm 2010. [6]

Các khu vực kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nơng nghiệp chuyển đổi lớn, chiếm trên 50% tổng diện tích thu hồi. Trong đó, có 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc là nơi bị thu hồi đất nhiều nhất. Phần lớn, diện tích đất bị thu hồi tập trung ở các khu vực có mật độ dân số cao. Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ bị thu hồi nhiều nhất với 4,4%, tiếp đến là Đông Nam Bộ 2,1%... Đáng chú ý là việc thu hồi đất đã tác động hưởng tới đời sống của 627.495 hộ dân với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người bị ảnh hưởng. Trong đó, đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều hộ bị ảnh hưởng với trên 300.000 hộ, tiếp đến là Đông Nam Bộ 108.000 hộ… Một số địa phương có số hộ nông dân bị thu hồi lớn như: Hà Nội có số hộ bị thu hồi lớn nhất với 138.291 hộ, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh 52.094 hộ, Bắc Ninh 40.944 hộ, Hưng Yên 31.033 hộ, Đà Nẵng 29.147 hộ.[3]

Một lượng lớn diện tích đất nơng nghiệp được chuyển đổi mục đích chủ yếu phục vụ xây dựng các KCN, khu chế xuất, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hoặc phát triển các khu đô thị tập trung, xây dựng sân golf…. Nếu như trong nhiều năm trước, việc cấp phép xây dựng sân golf cịn hạn chế, thì trong mấy năm trở lại đây, đặc biệt là trong 2 năm từ 2006-2008, đã có hơn 100 dự án sân golf được cấp 16 phép trên cả nước, đồng nghĩa với đó là một phần lớn diện tích đất nơng nghiệp, đặc biệt là diện tích đất lúa thuộc diện "bờ xơi ruộng mật” đã bị thu hồi. Trung bình cứ mỗi 1ha đất thu hồi, sẽ làm 10 lao động mất việc. [3]

Do mất đất, mất nghề đã làm ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày của người nông dân. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khơng ít người đã phải tha phương để

kiếm sống và họ phải đổ về các đơ thị tìm kế mưu sinh. Tuy nhiên, do khơng có nghề, phải làm thuê theo thời vụ nên cuộc sống rất bấp bênh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thu hồi đất thường bị kéo dài và dẫn đến nhiều trường hợp khiếu kiện trong thời gian qua.

Mặc dù diện tích đất nơng nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích đất nơng nghiệp bình qn đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70-80% diện tích đất canh tác. Các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ và nằm trong khoảng từ vài trăm tới dưới 1.000 ha.

Theo báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 cấp quốc gia năm 2015 của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thìnăm 2015, diện tích đất khu cơng nghiệp có 103,32 nghìn ha, tăng 31,32 nghìn ha so với năm 2010.

Tuy nhiên, việc phát triển các khu cơng nghiệp trong thời gian qua vẫn cịn những tồn tại, bất cập:

- Việc quy hoạch và phát triển các khu cơng nghiệp cịn thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh; chưa xem xét đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, hạ tầng kinh tế - xã hội; nhiều địa phương đã đề nghị quy hoạch nhiều khu công nghiệp không phù hợp với điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội, khả năng và nhu cầu phát triển thực tế dẫn đến thực trạng phát triển cơng nghiệp q nóng gây áp lực lên tài nguyên đất. Nhiều khu đã tiến hành thu hồi san lấp mặt bằng nhiều năm nhưng khả năng thu hút đầu tư kém nên tiến độ thực hiện còn chậm, tỷ lệ lấp đầy thấp dẫn đến tình trạng đất đai bị bỏ hoang hố, lãng phí nguồn tài nguyên.

- Việc bố trí đất đai cho các khu cơng nghiệp nhiều nơi còn chưa hợp lý và tiết kiệm. Một số tỉnh có điều kiện thành lập và xây dựng các khu công nghiệp ở những khu vực đồi núi, đất nông nghiệp kém hiệu quả nhưng vẫn tiến hành quy hoạch và xin phép thành lập trên những vùng đất thuận tiện về vị trí, hạ tầng, địa

hình bằng phẳng (chủ yếu là đất trồng lúa) để hạn chế phải đầu tư hạ tầng. Nhiều khu, cụm công nghiệp được xây dựng bám theo các trục giao thông lớn và nằm sát các khu dân cư, gây nên tình trạng ách tắc giao thơng.

- Việc phát triển nhanh các KCN trong thời gian qua đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Mặc dù trong số 212 KCN đã đi vào hoạt động mới chỉ có 177 khu có nhà máy xử lý nước thải tập trung, trong đó vẫn còn một số KCN xả thẳng nước thải từ các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.

1.4 Thực trạng chuyển đổi đất nông nghiệp phục vụ xây dựng khu công nghiệp ở thành phố Hà Nội

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2010 cho thấy, tính đến cuối tháng 12/2010, cả nước đã dành một diện tích đất tự nhiên là 72.000ha để thành lập 260 KCN. Số KCN dự kiến sẽ tiếp tục thành lập mới và mở rộng thêm đến năm 2020 có tổng diện tích đất tăng thêm là 81.000ha.

Khảo sát của cơ quan này cho thấy, việc sử dụng đất tại nhiều KCN khơng phải là khơng có bất cập, tình trạng chậm tiến độ, bỏ hoang không đưa vào khai thác khơng phải là ít, gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất của dự án.

Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2015 khi đánh giá về kết quả sử dụng đất cũng chỉ ra rằng, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2010 tại một số địa phương chưa thực hiện đúng chủ trương sử dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhất là đất lúa.

Việc quy hoạch và phát triển các KCN còn dàn trải, nhiều địa phương tỷ lệ lấp đầy chỉ dưới 50% nhưng vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác. Chỉ tiêu Quốc hội cho phép là 44.000ha vào năm 2010, nhưng các địa phương đã kịp giao tới 93.000ha, vượt 211,36% cho các dự án.

Từ 01/01/2011 đến tháng 6 năm 2012, thành phố Hà Nội đã thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được 362 dự án, với tổng diện tích 841,67 ha.

Cụ thể diện tích các loại đất như sau: Đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp: 4,90 ha; Đất quốc phòng: 37,33 ha; Đất an ninh: 2,35 ha; Đất khu, cụm công nghiệp: 43,45 ha; Đất phát triển hạ tầng: 52,38 ha, trong đó: đất cơ sở văn hóa 0,01 ha; đất cơ sở y tế 29,12 ha; đất cơ sở giáo dục đào tạo 23,24 ha; Đất xử lý chất thải 13,90 ha; Đất nghĩa trang nghĩa địa 4,91 ha; Đất ở tại đô thị 431,93 ha; Các loại đất khác 250,52 ha.

Trong khi đó, đối với đất ở đô thị, nhiều địa phương, khu vực đã vượt chỉ tiêu của nhà nước cho phép, song lại diễn ra cảnh nhà bỏ hoang, thậm chí có nhiều khu vực ở Hà Nội có cả một khu hàng trăm ha xây nhà rồi bỏ hoang.

Theo báo cáo năm 2010 về tình hình sử dụng, quy hoạch đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề nghị thông qua một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, thực tế cho thấy hiện trạng đất nông nghiệp từ năm 2000 là 203.862 ha, quy hoạch đến năm 2010 được Chính phủ duyệt là 179.967 ha, (giảm 23.895 ha). Đến hết năm 2010 là 188.365 ha, giảm 15.497 ha do chuyển sang mục đích khác, đạt 65% so với quy hoạch.

Cụ thể, đất trồng lúa, năm 2000 là 133.421 ha, quy hoạch được Chính phủ duyệt là 110.769 ha (giảm 22.652 ha). Đến hết năm 2010 còn 114.780 ha (giảm 18.641 ha, đạt 82% so với quy hoạch).

Đối với đất phi nông nghiệp, hiện trạng năm 2000 là 88.888 ha, quy hoạch được Chính phủ duyệt là 145.909 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 135.193 ha, đạt 81% so với quy hoạch. Cụ thể một số chỉ tiêu chính như sau:

Đất khu, cụm công nghiệp: Hiện trạng năm 2000 là 2.365 ha, quy hoạch được Chính phủ duyệt là 12.043 ha, đến hết năm 2010 thực hiện được 4.318 ha, đạt 36% so với quy hoạch.

Các KCN hiện có được phát triển trong giai đoạn từ những năm 1960- 1970.Trên địa bàn thành phố Hà Nội cịn hình thành các KCN tập trung có vốn đầu tư nước ngoài trên cơ sở Nhà nước cấp giấy phép hoạt động theo quy chế KCN, khu chế xuất và khu công nghệ cao theo Nghị định36/CP ngày 24/4/1997:

- Sài Đồng B: Tổng diện tích 97 ha đã sử dụng 30 ha (gồm 8 doanh nghiệp: 3 liên doanh, 5 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Ngoài ra có 6 dự án đã được cấp giấy phép song chưa triển khai.

- KCN Hà Nội - Đài Tư: 100% vốn Đài Loan, tổng diện tích 40 ha, đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng, diện tích sử dụng 4 ha.

- KCN DEAWOO-HANEL:Tổng diện tích 240 ha, chưa xây dựng cơ sở hạ tầng. - KCN Thăng Long: Tổng diện tích 121 ha, triển khai xong hạ tầng cơ sở hiện nay đã sử dụng 16 ha.

- KCN Nội Bài: Tổng diện tích 100ha, hiện nay đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng cho 60 ha và đã sử dụng 8 ha.

- KCN Quang Minh: Tổng diện tích là 344,4 ha, hiện đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đưa vào sử dụng.

Trong tương lai, công nghiệp Hà Nội vẫn giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, là động lực của q trình cơng nghiệp hoá vùng Bắc Bộ và cả nước. Để đạt mục tiêu này ngồi việc lấp kín các khu tập trung cơng nghiệp, các KCN tập trung và phần còn lại, phải tiếp tục để dành đất phát triển công nghiệp để di dời các xí nghiệp doanh nghiệp đang gây ơ nhiễm mơi trường ra khỏi các khu tập trung công nghiệp.

1.5 Cơ sở lý luận về chất lƣợng cuộc sống

1.5.1 Khái niệm

Chất lượng cuộc sống với tư cách là một khái niệm khoa học đã được đề cập trong nhiều cơng trình nghiên cứu.

Trong các tác phẩm của C.Mác, và các nhà kinh tế chính trị cổ điển khác như A.Smith, D.Ricardo, R.Malthus, J.S.Mill v.v… người ta thấy tư tưởng mở rộng và đề cao các giá trị về CLCS của con người, như là mục đích giúp con người có một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú.

Theo R.C.Sharma, tác giả của cuốn sách nổi tiếng: "Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống" thì CLCS là một khái niệm phức tạp, nó đòi hỏi sự thỏa mãn cộng đồng chung xã hội, cũng như những khả năng đáp ứng được nhu cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Ơng đã định nghĩa: "CLCS là sự cảm giác được

hài lòng (hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người. Thêm vào đó, chất lượng là sự cảm giác được hài lịng với những gì mà con người có được.

Định nghĩa này về CLCS của ông đã được chấp nhận rộng rãi.Theo đó, mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo ra CLCS.

Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường đồng nhất với khái niệm thoải mái tối ưu.Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng cao CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái về vật chất và tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được. Sự "thoải mái tối ưu" đó "không có sự phân biệt mức độ giữa các tầng lớp người có sự ngăn cách bởi sự sang hèn, hay địa vị trong xã hội".

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá CLCS

Nội dung khái niệm CLCS đã được Wiliam Bell mở rộng toàn diện hơn, như gắn quan niệm CLCS với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái… Theo Ông, CLCS được đặc trưng bởi 12 điểm: "(1) An toàn thể chất cá nhân; (2) Sung túc về kinh tế; (3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; (4) An ninh quốc gia; (5) Bảo hiểm lúc già yếu và đau ốm; (6) Hạnh phúc tinh thần; (7) Sự tham gia vào đời sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục, nhà ở, nghỉ ngơi; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự do công dân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật (giao thông vận tải, nhà ở, thiết bị sinh hoạt, thiết bị giáo dục, y tế); (12) Chất lượng môi trường sống và khả năng chớ ng ơ nhiễm". Trong đó, Ơng đã nhấn mạnh nội dung "An toàn" và đã khẳng định CLCS được đặc trưng bằng sự an tồn của mơi trường (nhân tạo) trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh. Tuy nhiên, vai trị của mơi trường tự nhiên, mơi trường xã hội cịn chưa được rõ nét. Để định lượng khái niệm CLCS, Thái Lan xây dựng hệ thống chỉ tiêu dựa vào các nội dung cốt lõi của CLCS là ăn, mặc, nhà ở và môi trường, sức khỏe, giáo dục và thơng tin, an tồn, việc làm. Trên cơ sở những khảo sát và xác định 37 chỉ số

theo các nhóm nhu cầu cơ bản của CLCS. Người ta đưa ra những biện pháp thực hiện gắn liền với địa bàn dân cư, với trách nhiệm các ngành và vai trò cung cấp thông tin, kết cấu hạ tầng xã hội của Nhà nước. Từ đó, đưa ra tiêu chuẩn đánh giá CLCS theo 3 mức yếu kém (một sao), trung bình (hai sao), khá (ba sao).

Trong 9 chuẩn mực sống: ăn đủ, nhà ở thích hợp, dịch vụ xã hội, an toàn, thu nhập đầy đủ, kế hoạch hóa gia đình, tham gia phát triển cơng cộng, giữ gìn những giá trị tinh thần, bảo vệ môi trường. Các chỉ tiêu CLCS ở Thái Lan rất coi trọng chuẩn mực các dịch vụ xã hội cơ bản cần thiết. Có 10 chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của CLCS thuộc lĩnh vực dịch vụ xã hội cơ bản.Đồng thời, các chỉ tiêu đánh giá CLCS rất phù hợp với đặc điểm của một quốc gia đang phát triển.Và những vấn đề xã hội như kế hoạch hóa gia đình, tham gia phát triển cơng cộng, giữ gìn những giá trị tinh thần được coi như là một chuẩn mực quan trọng của CLCS.

Theo từ điển Địa lý nhân văn, “chất lượng cuộc sống là khái niệm có liên quan đến phúc lợi xã hội, được đo lường bằng nhiều tiêu chí chứ khơng phải chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)