Bãi rác tự phát tại tổ dân phố số 9, thị trấn Quang Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 70)

Theo báo cáo của Cánh sát mơi trường thì chất thải của các nhà máy thuộc KCN Quang Minh do công nghệ xử lý nước thải chưa đạt tiêu chuẩn, nước thải mang nhiều hoá chất, dược phẩm dư thừa đã gây ô nhiễm môi trường nguồn nước sông Cà Lồ và khu vực Đàm Và xã Tiền Phong.

huyện Mê Linh đã cho thấy: có tới 10 cơ sở đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần trở lên; 3 cơ sở vượt tiêu chuẩn cho phép từ 5 - 10 lần; 4 cơ sở vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 5 lần... trong khi chỉ có 2 cơ sở có nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép.

Điển hình như cơng ty cổ phần Nhựa Châu Âu, đang hoạt động tại KCN Quang Minh. Theo kết luận của đoàn kiểm tra, hành vi vi phạm là đã xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên trong trường hợp nước thải nhỏ hơn 50m3/ngày đêm; Công ty Nhựa Châu Âu cũng đã xả nước thải vào nguồn nước mà khi không có giấy phép đối với trường hợp lượng nước từ 10m3/ngày đêm đến dưới 50m3/ngày đêm.

Hình 3.5: Cơng ty cổ phần Eurowindow

Quá trình kiểm tra cho thấy, phần lớn cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải, nhưng nhiều doanh nghiệp đã xả nước thải vượt quá gấp nhiều lần so với giấy phép.

Cũng có doanh nghiệp, mặc dù trong bản đăng ký tiêu đạt tiêu chuẩn môi trường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc xác nhận, nhưng khi kiểm tra đã phát hiện khơng xây dựng hệ thống xử lý nước thải, ví dụ như cơng ty TNHH Thép Mê Lin (KCN Quang Minh).

Hình 3.6: Cơng ty TNHH Thép Mê Linh

Kiểm tra cũng cho thấy, có tới 13/32 cơ sở xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép, hoặc xả nước thải quá lưu lượng cho phép trong giấy phép. Điển hình như công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam, xả thải khoảng gần 700m3/ngày đêm, trong khi giấy phép xả thải vào nguồn nước của công ty chỉ cho phép lưu lượng 200m3/ngày đêm).

Cũng theo báo cáo của Chi cục bảo vệ Mơi trường thì, việc quản lý chất thải rắn thông thường chỉ có 19/32 cơ sở (chiếm 59,4%) thu gom, quản lý theo quy định. Trong khi, việc quản lý chất thải nguy hại chưa tốt, có tới 27/32 cơ sở quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định như: Chất thải không được phân loại; Không ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng.

Ví dụ như tại cơng ty CP đầu tư và xây dựng Tồn Phát, đoàn kiểm tra phát hiện rác thải sinh nguy hại gồm dầu thải, sản phẩm phế liệu mạ, vỏ thùng sơn, cát thải dính dầu khơng được phân loại, lưu giữ ngồi trời và khơng có hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.

Hình 3.7: Cơng ty cổ phần đầu tƣ và xây dựng Toàn Phát

Như vậy, quá trình kiểm tra đã cho thấy một bức tranh rất đáng lo ngại về môi trường tại các khu vực có sự hiện diện của các cơ sở sản xuất.

Qua việc phỏng vấn hộ gia đình và kết quả các báo cáo cho thấy thấy: Mặc dù KCN Quang Minh có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định nhưng vẫn cịn một số cơ sở sản xuất khơng có hệ thống xử lý nước thải hoặc có hệ thống xử lý nhưng không đảm bảo hoặc không đấu nối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN nên đã xả thải trực tiếp ra nguồn nước mặt gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sản xuất vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường mặc dù đã bị phạt tiền xử lý nhưng liệu rằng mức xử phạt theo quy định hiện nay đã đủ chưa hay cịn q thấp nên phía các cơng ty vi phạm chấp nhận nộp phạt mà không đầu tư thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định.

Xét thấy tốc độ cơng nghiệp hố hiện nay diễn ra rất mạnh mẽ và việc đơ thị hố nhanh chóng càng làm tăng thêm các nguồn gây ô nhiễm mơi trường khơng khí. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người, ảnh hưởng xấu đến các hệ sinh thái và gây biến đổi khí hậu.

Như vậy việc thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh có tác động lớn đến môi trường khu vực thị trấn Quang Minh, Chi Đông nói riêng và địa bàn huyện Mê Linh nói chung. Để đảm bảo môi trường không tiếp tục bị ô nhiễm hơn nữa trước hết phụ thuộc vào ý thức chấp hành pháp luật của các công ty trên địa bàn, phụ thuộc vào ý thức của mỗi người dân.Ngoài ra cần có sự quan tâm, xem xét của các cấp, các ngành có thẩm quyền để chất lượng môi trường sớm được đảm bảo với người dân nơi đây.

3.3 Đánh giá các mặt tích cực, tiêu cực của việc chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng KCN Quang Minh đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân nghiệp cho xây dựng KCN Quang Minh đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân

3.3.1 Các mặt tích cực

Như đã đề cập ở các phần trên, khi đất nông nghiệp bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân nông thôn có đất bị thu hồi trên địa bàn huyện sau khi bị thu hồi khá hơn trước đây. Yếu tố bị ảnh hưởng nhiều chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi. Những quy định về giá đất bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư... đã được tích cực triển khai tới từng hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp, đất ở. Việc thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp để chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất công nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương phát triển công nghiệp, dịch vụ cũng như xây dựng các khu đô thị mới cho người dân địa phương, từ đó cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thiện hơn tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các dịch vụ y tế, giáo dục ngày càng được quan tâm, đầu tư giúp đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Số lượng lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chuyển sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đã góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc bố trí, sắp xếp nơi ở mới cho các hộ dân bị thu hồi đất đến nơi ở mới có quy hoạch tổng thể với hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội hiện đại đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

3.3.2 Các mặt tiêu cực

Bên cạnh những lợi ích thiết thực của việc xây dựng KCN Quang Minh thì cũng cịn tồn tại nhiều mặt hạn chế.Do lối sống, nếp nghĩ, cách làm của các hộ dân cịn mang nặng theo hình thức sản xuất nơng nghiệp nên khi bị thu hồi đất thì người dân khó tìm được việc làm thích hợp.

Việccác hộ gia đình được nhận khoản lớn tiền bồi thường trong khi chưa có kế hoạch sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hợp lý, khơng ít hộ đã sử dụng tiền đền bù một cách lãng phí, khơng đúng mục đích. Đến khi tiêu xài hết tiền thì sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã hội, tác động không nhỏ đến ổn định trật tự xã hội, tăng khoảng cách giàu nghèo.

Tình hình ơ nhiễm mơi trường đang tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của người dân, trong đó đặc biệt là ơ nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm khơng khí.

Thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển các khu, cụm công nghiệp đã đem lại những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, khi các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động và ngày càng phát triển, thì đồng thời cũng nảy sinh khơng ít bất cập, đặc biệt là gây ô nhiễm thêm đối với môi trường đất, nước của khu vực nghiên cứu, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội của cộng đồng.

3.4 Quá trình chuyển đổi sử dụng đất nơng nghiệp trong tƣơng lai

3.4.1 Quy hoạch sử dụng đấtcủa huyện đến năm 2020

Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, KCN Quang Minh sẽ được mở rộng với diện tích tăng thêm là 121,45 ha. Trong đó KCN sẽ lấy đi của thị trấn Quang Minh 16,69 ha bao gồm 10 ha đất trồng lúa nước, lấy của thị trấn Chi Đông 104,76 ha bao gồm 60 ha đất trồng lúa nước.

3.4.2 Mong muốn về quá trình chuyển đổi đất nông nghiê ̣p của người dân

Khi được hỏi về mong muốn của người dân đối với phần diê ̣n tích đất nơng nghiê ̣p còn la ̣i thì có tới 117 hộ trên tởng số 120 hô ̣ dân mong muốn đất nông nghiệp tiếp tu ̣c được thu hồi, tìm hiểu nguyên nhân được biết do việc sản xuất nông nghiệp không đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân khơng cịn mặn mà sản xuất nữa. Mặt khác, theo xu thế chung các hộ đều mong muốn có vốn phát triển các ngành nghề dịch vụ khác phục vụ cho công nhân lao động trong KCN. Đặc biệt những hộ có ruộng gần KCN đều mong muốn sẽ có dự án mở rộng KCN sẽ lấy đi phần diện tích đất ruộng cịn lại vì nếu để ruộng như vậy người dân cũng khơng sản xuất được gì, khơng có thu nhập gì từ mảnh ruộng đó.

Trong số hộ được phỏng vấn thì có 2,5% số hộ khơng mong muốn bị thu hồi thêm ruộng đất. Tìm hiểu nguyên nhân thì được biết do số hộ dân này đã bỏ nhiều công sức, tiền của để đầu tư trên mảnh ruộng nhà mình nhằm tìm cách nâng cao nguồn thu từ chính những tư liệu mình có sẵn.

Qua phỏng vấn các hộ dân có thể thấy mặc dù có nhiều mặt tiêu cực đã tác động đến chất lượng môi trường, cuộc sống của người dân nhưng hầu như tất cả các hộ đều có mong muốn được thu hồi đất nơng nghiệp nhằm có thêm tiền đền bù, bồi thường.

Trong thực tế cho thấy, người dân đang cảm thấy rằng sự phát triển KCN đã tác động tích cực đến đời sống của họ, cụ thể họ có dễ dàng kiếm được việc làm hơn và thu nhập của họ cao hơn sau khi có KCN. Để có được điều này, phụ thuộc vào các chính sách của chính quyền các cấp, chính sách phát triển của các doanh nghiệp và sự chủ động của mỗi hộ gia đình là rất quan trọng.

Nếu chính quyền địa phương có những định hướng, quy hoạch kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch sử dụng đất rõ ràng; doanh nghiệp có những hỗ trợ và chính sách ưu đãi đối với người lao động địa phương và các hộ gia đình chủ động trong việc chuyển đổi sinh kế thì những tác động của KCN đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực.

Như vậy, mong muốn của người dân cũng đúng với quy hoa ̣ch sử du ̣ng đất , sẽ tiếp tục mở rộng KCN với đặc điềm là KCN đa ngành, xen kẽ là khu dân cư.Tuy nhiên khi mở rộng KCN thì vấn đề đặt ra địi hỏi các cấp, các ngành cần giải quyết đó là vấn đề đào tạo nghề cho người dân mất đất như thế nào để sau khi bị thu hồi hết đất sản xuất thì người dân có thể vững vàng chuyển đổi nghề nghiệp, vấn đề quản lý số lao động nhập cư, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, an ninh trật tự cũng là vấn đề cần xem xét, giải quyết. Bên cạnh đó cần có các chế tài xử phạt nghiêm các nhà máy gây ô nhiễm đến môi trường cùng việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt một hệ thống các giải pháp tháo gỡ những bất cập hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 1. Kết luận

Qua thời gian nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy việc thu hồi đất nông nghiệp cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước là cần thiết. Đối với huyện Mê Linh, việc thu hồi đất nông nghiệp cho xây dựng KCN đã có những tác động lớn đến đời sống của đại bộ phận nhân dân trong vùng.

1. Đối với quy mơ hộ gia đình : Sau khi có KCN hầu hết các hô ̣ dân đều có thu nhâ ̣p cao và của cải nhiều hơn trước , việc làm của người dân bi ̣ ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, một số bất cập đã hình thành và tồn tại, đó là có tới 36,6% số lao đô ̣ng trên 35 tuổi thất nghiê ̣p , tỷ lệ lao động tự do cũng khá cao, tới 35%, cho thấy nghề nghiệp của nhiều người dù có việc nhưng cũng khơng đảm bảo;nhiều người dân chỉ sử dụng tiền đền bù để mua sắm đồ đạc mà không quan tâm đầu tư sản xuất, học nghề; 19,17% số hô ̣ được phỏng vấn cho rằng quan hê ̣ làng xóm xấu đi.

2. Ở quy mô cộng đồng địa phương: sau khi có KCN hê ̣ thống nhà tro ̣ tăng lên nhanh chóng , mang la ̣i thu nhâ ̣p ổn đi ̣nh cho người dân . Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân ngày càng được cải thiê ̣n .Hiệu quả sử dụng đất cũng thay đổi, bên ca ̣nh viê ̣c các hô ̣ ma ̣nh da ̣n đầu tư sản xuất , chuyển đổi cơ cấu cây trờng cịn một số hộ với diện tích khoảng 13.000m2 đất xung quang KCN bi ̣ bỏ hoang gây lãng phí, khơng hiê ̣u quả trong sử du ̣ng đất . Tê ̣ nạn xã hội ngày càng gia tăng, chất lượng môi trường bi ̣ ảnh hưởng nghiêm tro ̣ng từ khi KCN đi vào hoa ̣t đơ ̣ng.Nhiều loại hình di ̣ch vu ̣ thương ma ̣i phát triển, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an ninh khu vực.

Như vâ ̣y viê ̣c thu hồi đất nông nghiê ̣p cho phát triể n KCN đã có nhiều tác đô ̣ng tới đời sống của người dân. Để đảm bảo cho đời sống của người dân cũng như cô ̣ng đồng đi ̣a phương được ổn đi ̣nh cần có các biê ̣n pháp , cơ chế phù hợp để phát triển hài hoà , tạo sự ủng hộ , đồng thuâ ̣n trong nhân dân có như vâ ̣y mới xây dựng đươ ̣c mô hình phát triển theo hướng bền vững.

2. Giải pháp

Đề nghị các cấp chính quyền cần xây dựng phương án đền bù phù hợp, cân đối bằng tiền và bằng đất ở, đất sản xuất để nhanh chóng ổn định đời sống cho

người dân sau thu hồi đất,xây dựng các phương án đền bù chi tiết, đầy đủ và công khai cho dân biết để tránh thắc mắc, chú trọng bồi thường bằng đất sản xuất cho các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

Cần có những biện pháp tạo thêm nhiều nghề mới phù hợp (về nhu cầu thị trường, khả năng, điều kiện của người dân) cho người dân ở những nơi mất đất. Công tác đào tạo nghề cần gắn với nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động. Trong quá trình đào tạo cũng nên giao cho những tổ chức có chuyên môn sâu để những người được đào tạo khi ra trường có thể đáp ứng ngay được cho thị trường lao động. Cần có sự ràng buộc và gắn kết giữa các cơ sở đào tạo với những KCN tập trung đóng tại địa bàn trong đào tạo và tuyển dụng người tại địa phương.

Đối với những người không làm tại các KCN mà sản xuất các sản phẩm mới trước đây chưa bao giờ làm thì, một mặt, vừa dạy nghề cho họ, mặt khác, vừa phải hướng dẫn cả kiến thức thị trường, giúp đỡ họ khi gặp bất cứ khó khăn gì, cả trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)