Sơ đồ quy hoạch tổng thể KCN Quang Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 47)

(nguồn ảnh: Hồ sơ thiết kế thi công KCN Quang Minh – Công tyTNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Đức)

- Hệ thống đường giao thông nội bộ được thiết kế hợp lý để phục vụ cho việc đi lại cho các phương tiện giao thông đến từng lô đất một cách dễ dàng, thuận tiện

- Hệ thống đường khu trung tâm rộng 36m, đường nhánh rộng 24m. - Hệ thống đường chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường

- Diện tích đất dành cho giao thông của KCN là 46,7 ha, chiểm 13,6% tổng diện tích của KCN.

2.3.2 Căn cứ pháp lý của việc thu hồi đất nông nghiệp tại KCN Quang Minh

Theo số liệu rà soát của Ban bồi thường GPMB huyện Mê Linh:

- Có 2448 hộ gia đình có diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi thuộc các dự án tại KCN Quang Minh, trong đó số hộ dân bị thu hồi đất tại Quang Minh là 1880 hộ, tại Chi Đông là 568 hộ;

Riêng tại thị trấn Chi Đơng diện tích thu hồi cho KCN là 90,31 ha. Trong đó: + Dự án công ty TNHH Quang Minh, được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 1874/QĐ-UB ngày 13/6/2008. Diện tích 1,3 ha.

+ Cơng ty Quan Đô mở rộng được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 154/QĐ-UB ngày 20/1/2008. Diện tích 3,0 ha.

+ Cơng ty Nam Đức (Quang Minh mở rộng) được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 4812/QĐ-UB ngày 20/12/2004. Diện tích 19,33 ha.

+ Nhà máy thiết bị và chi tiết công nghiệp được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 1319/QĐ-UB ngày 20/12/2005. Diện tích 0,62 ha.

+ Công ty An Thái được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 1258/QĐ-UB ngày 11/5/2005. Diện tích 0,31 ha.

+ Cơng ty Ngọc Diệp được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 3633/QĐ-UB ngày 25/11/2005. Diện tích 1,67 ha.

+ Cơng ty nhiệt lạnh được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 2850/QĐ-UB ngày 14/9/2005. Diện tích 1,94 ha.

+ Công ty Kangaroo được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 361/QĐ-UB ngày 31/1/2008. Diện tích 2,2 ha.

+ Cơng ty cổ phần Vinaconex được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 2156/QĐ-UB ngày 4/8/2005. Diện tích 45,65 ha.

+ Công ty TNHH Thành Trang được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt tại quyết định số 2220/QĐ-UB ngày 3/7/2008. Diện tích 0,68 ha.

- Tổng diện tích đất nơng nghiệp đã thu hồi của 2448 hộ là 3.213.437,4 m2. Diện tích đất nơng nghiệp đã thu hồi của 2448 hộ chiếm đến 45.5% tổng diện tích đất nơng nghiệp được giao. Số liệu này cho thấy diện tích đất nơng nghiệp bị thu hồi của các hộ tương đối cao, việc thu hồi đất có ảnh hưởng nhiều của đến người dân.

2.3.2.1 Quá trình thu hồi đất giai đoạn trước 01/8/2008

Ở thời điểm trước 1/8/2008, huyện Mê Linh vẫn thuộc tỉnh Vĩnh Phúc về mặt địa giới hành chính. Q trình thu hồi đất được thực hiện theo quy định tại Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Thời điểm năm 2005, đơn giá bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo Quyết định số 5198/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 và Quyết định số 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

2.3.2.2 Quá trình thu hồi đất sau 01/8/2008

Sau ngày 1/8/2008, Mê Linh được sát nhập vào địa giới hành chính của thành phố Hà Nội. Cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;

Giai đoạn này công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư được thực hiện theo Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2.3.2.3 Quá trình thu hồi đất từ sau khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành

Khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì cơng tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại huyện Mê Linh được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các nghị định của chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thông tư 37/2014/TT-BTNMT, ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

* Căn cứ vào các chính sách trên, cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại địa bàn huyện Mê Linh nói chung và dự án KCN Quang Minh nói riêng được tính như sau:

- Thời điểm năm 2005 được áp dụng theo Quyết định số 5198/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 và Quyết định số 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Cụ thể đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ xây dựng KCN Quang Minh cho các hộ gia đình, cá nhân tại thời điểm năm 2005 được thể hiện qua bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.8. Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nơngnghiệp bị thu hồi tại thời điểm năm 2005

STT Nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ Mức hỗ trợ

1 Bồi thường về đất 24.000 đồng/m2 2 Bồi thường hoa màu trên đất 9.722 đồng/m2 3 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 3.800 đồng/m2 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 7.850 đồng/m2 5 Thưởng tiến độ GPMB nhanh 2.000 đồng/m2

Như vậy, số tiền người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ là 47.372 đồng/m2, tương đương với số tiền là 17.053.920 đồng/sào (chưa tính hỗ trợ về đất dịch vụ).

- Thời điểm năm 2008, được áp dụng theo Quyết định số 18/2008/QĐ- UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội.

Mức bồi thường, hỗ trợ trong giai đoạn này được thể hiện chi tiết tại bảng sau:

Bảng 2.9. Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nơng nghiệp bị thu hồi tại thời điểm năm 2008

STT Nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ Mức hỗ trợ

1 Bồi thường về đất 135.000 đồng/m2 2 Bồi thường lúa, hoa màu khác 5.500 đồng/m2 3 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 35.000 đồng/m2 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 30.000 đồng/m2 5 Thưởng tiến độ GPMB nhanh 3.000 đồng/m2

Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB năm 2008

Số tiền người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ là 205.500 đồng/m2, tương đương với số tiền là 73.980.000 đồng/sào.

- Thời điểm từ tháng 10 năm 2009 đến năm 2013, được áp dụng theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội.

Khi Quyết định 108/2009/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành thì mức bồi thường, hỗ trợ được thể hiện tại bảng 2.9 sau đây:

Bảng 2.10. Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nơngnghiệp bị thu hồi từ tháng 10 năm 2009 đến năm 2013 STT Nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ Mức hỗ trợ

1 Bồi thường về đất 135.000 đồng/m2 2 Bồi thường cây trồng hoa

màu trên đất

Lúa: 7.000 đồng/m2 Hoa cúc: 50.000 đồng/m2

3 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất

Mất trên 70% đất nông nghiệp được giao 30kg gạo/01 nhân khẩu trong vịng 12 tháng Mất từ 30%-70% đất nơng nghiệp được giao 30kg gạo/01 nhân khẩu trong vòng 6 tháng 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và

tạo việc làm. 675.000 đồng/m

2

5 Hỗ trợ đào tạo nghề 6.000.000 đồng/01 thẻ/01 người 6 Thưởng tiến độ GPMB nhanh 3.000 đồng/m2

Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB năm 2012

+ Đối với đất trồng lúa mức bồi thường, hỗ trợ: 817.000 đồng/m2, tương đương với số tiền là 294.120.000 đồng/sào (không gồm hỗ trợ đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào ta ̣o nghề; thưởng tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh).

+ Đất trồng hoa cúc mức bồi thường, hỗ trợ: 860.000 đồng/m2, tương đương với số tiền là 309.600.000 đồng/sào (không gồm hỗ trợ đời sống và sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề; thưởng tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh).

- Thời điểm từ tháng 6 năm 2014 đến nay, phương án bồi thường, hỗ trợ được áp dụng theo Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2014 của UBND thành phố Hà Nội.

Từ khi luật đất đai 2013 có hiệu lực thi hành thì tại địa bàn huyện việc bồi thường, hỗ trợ chi tiết được thể hiện theo bảng 2.10 dưới đây:

Bảng 2.11. Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nơngnghiệp bị thu hồi từ tháng 6 năm 2014 đến nay STT Nội dung bồi thƣờng Mức hỗ trợ

1 Bồi thường về đất 158.000 đồng/m2 2 Bồi thường cây trồng hoa

màu trên đất

Lúa: 9.000 đồng/m2

Hoa cúc: 100.000 đồng/m2

sản xuất 30kg gạo/01 nhân khẩu trong vòng 12 tháng Mất từ 30%-70% đất nông nghiệp được giao 30kg gạo/01 nhân khẩu trong vòng 6 tháng 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và

tạo việc làm.

790.000 đồng/m2

5 Hỗ trợ đào tạo nghề 6.000.000 đồng/01 thẻ/01 người 6 Thưởng tiến độ GPMB nhanh 3.000 đồng/m2

Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB năm 2015

Nếu khơng tính đến khoản bồi thường về hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cùng với hỗ trợ về đào tạo nghề thì số tiền mà người dân được nhận đối với đất trồng lúa là 960.000 đồng/m2, tương đương với số tiền 345.600.000 đồng/sào; đối với đất trồng hoa cúc là 1.051.000 đồng/m2, tương đương với số tiền 378.360.000 đồng/sào.

Như vậy ta có nhận xét chung, trong q trình thu hồi đất nơng nghiệp tại KCN Quang Minh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội diễn ra theo nhiều giai đoạn. Do sự thay đổi các chính sách từ tỉnh Vĩnh Phúc về thành phố Hà Nội và do sự thay đổi Luật Đất đai mà việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất có sự khác nhau rất lớn, đặc biệt là chi phí bồi thường chênh lệch nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm làm cho công tác GPMB gặp nhiều khó khăn, người dân không chịu nhận bồi thường dẫn đến công tác thu hồi đất chậm tiến độ, khiếu nại nhiều. Đặc biệt sau khi sát nhập về thành phố Hà Nội từ ngày 01/8/2008. Các dự án thu hồi đất từ trước ngày 01/8/2008, có chính sách hỗ trợ về giao đất làm dịch vụ khi thu hồi nhưng tính đến nay chưa hộ gia đình, cá nhân nào nhận được đất dịch vụ. Các hộ chưa nhận được đất dịch vụ là do: diện tích đất dịch vụ khơng được quy hoạch song song với diện tích đất quy hoạch cho dự án, dẫn đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án rồi mà chưa có đất dịch vụ để trả cho dân. Đây cũng là nguyên nhân không thu hồi được đất của một số dự án triển khai sau do gặp khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, người dân không đồng ý bàn giao lại mặt bằng khi chưa được cấp đất dịch vụ.

CHƢƠNG 3

ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG

DO CHUYỂN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CHO XÂY DỰNG KCN QUANG MINHCỦA NGƢỜI DÂN HUYỆN MÊ LINH

3.1 Sự thay đổi chất lƣợng cuộc sống hộ gia đình do chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp

3.1.1 Thay đổi về kinh tế

3.1.1.1 Thu nhập của người dân

Về mặt lý thuyết những hộ có tỷ lệ thu hồi đất nơng nghiệp thấp thì thu nhập ít thay đổi, những hộ có tỷ lệ đất nơng nghiệp bị thu hồi lớn thì mức thu nhập càng giảm (trong điều kiện khơng có nguồn thu nhập khác bổ sung). Cụ thể như sau:

- Diện tích đất nơng nghiệp giảm khoảng dưới 30%, khơng có nguồn khác bổ sung thì nguồn thu nhập bị giảm xuống, có ảnh hưởng đến đời sống của các thành viên trong gia đình.

- Diện tích đất nơng nghiệp bị giảm khoảng 30-70%, nếu khơng có nguồn thay thế thì thu nhập bị giảm rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng, hộ sẽ bị nghèo đói.

- Nếu diện tích đất bị mất trên 70%, hộ đó coi như khơng cịn có nguồn thu nhập từ nơng nghiệp, buộc phải tìm kiếm việc làm khác.

Việc thu hồi đất cho phát triển cơng nghiệp làm thúc đẩy q trình đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Trong khi thu nhập từ nơng nghiệp bị giảm đi nhanh chóng do diện tích đất canh tác trung bình của mỗi hộ giảm đi thì thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp tăng lên.Các hoạt động phi nông nghiệp ở đây chủ yếu cung cấp dịch vụ cho lao động ớ trong KCN như nhà trọ, hàng ăn, xe ơm... Nhờ đó, thu nhập bình qn đầu người của các hộ được phỏng vấn trên địa bàn nghiên cứu đều có xu hướng tăng lên (xem bảng 3.1).

Ngoài ra có một số hộ dùng nguồn tiền được bồi thường, hỗ trợ để gửi ngân hàng và thu được nguồn lãi hàng tháng ổn định.

Bảng 3.1. Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu điều tra Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số 120 100

1 Số hộ trả lời có thu nhập cao hơn 97 80,83 2 Số hộ trả lời có thu nhập khơng đổi 21 17,5 3 Số hộ trả lời có thu nhập kém đi 2 1,67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2016

Cụ thể, có đến 80,83% số hộ dân khi được hỏi trả lời rằng mức thu nhập của hộ cao hơn so với trước khi bị thu hồi, chủ yếu nhờ vào chuyển đổi nghề. 17,5% số hộ trả lời thu nhập không đổi nhiều sau khi thu hồi, do chủ yếu đây là những hộ cán bộ, công nhân viên chức hoặc kinh doanh, bn bán. Trong khi đó vẫn cịn 2 trên tổng số 120 hộ cho rằng thu nhập của họ bị kém đi so với trước khi thu hồi. Do sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ không đúng cách, mua sắm quá nhiều đồ đạc trong nhà mà khơng tìm hướng chuyển đổi nghề nghiệp mới dẫn đến khơng có thu nhập mới.

Nhìn chung, từ khi có KCN Quang Minh, người nông dân có thêm cơ hội tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp tới chất lượng cuộc sống của người dân tại huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)