Bảng thống kê năng suất lúa nước của các vùng trong tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động và tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa nước tỉnh nam định chương trình đào tạo thí điểm (Trang 35)

Chỉ tiêu ĐV 2005 2008 2009 2010 2011 2020

Khu vực Bắc Nam Định

Sản lượng lúa cả năm Tấn 241.198 277.927 269.748 280.898 280.426 267.302

Sản lượng lúa bình quân

đầu người Kg/người 423 492 466 489 486

Năng suất lúa cao nhất Tạ/ha 62,5 70,5 61,0 73.5 74,0 82 Năng suất lúa thấp nhất Tạ/ha 22,5 30,9 31,0 39.4 30,1 40 Năng suất lúa trung bình Tạ/ha 44,2 52,4 48,8 51.4 50,5 67 Năng suất lúa vụ đông -

xuân Tạ/ha 57,5 57,1 55,9 56.9 57,8 74

Năng suất lúa vụ mùa Tạ/ha 30,9 47,7 41,7 45.9 43,2 60

Khu vực Trung Nam Định

Sản lượng lúa cả năm Tấn 280.166 337.903 338.63 353,592 343.122 327.064

Sản lượng lúa bình quân

đầu người Kg/người 512 628 630 658 638

Năng suất lúa cao nhất Tạ/ha 80,0 80,5 81,0 79.5 80,7 82 Năng suất lúa thấp nhất Tạ/ha 20,5 39,1 37,6 38.5 39,5 40 Năng suất lúa trung bình Tạ/ha 60,5 61,1 60,3 62.7 61,4 67 Năng suất lúa vụ đông -

xuân Tạ/ha 73,3 70,2 70,5 71.6 72,1 74

Năng suất lúa vụ mùa Tạ/ha 27,6 52,0 50,1 53.8 50,6 60

Khu vực Nam Nam Định

Sản lượng lúa cả năm Tấn 261.185 313.181 280.615 317,467 308.124 293.704

Sản lượng lúa bình quân

đầu người Kg/người 427 517 461 527 513

Năng suất lúa cao nhất Tạ/ha 82,0 80,5 81,1 77.5 82,5 82 Năng suất lúa thấp nhất Tạ/ha 20,1 35,5 33,1 39.1 38,9 40 Năng suất lúa trung bình Tạ/ha 50,9 63,3 56,1 63.7 67,8 67 Năng suất lúa vụ đông -

xuân Tạ/ha 77,4 73,4 73,5 73.6 75,8 74

Năng suất lúa vụ mùa Tạ/ha 27,9 52,2 38,6 53.8 50,9 60

(Nguồn: Xử lý số liệu từ niêm giám thông kê năm 2011 tỉnh Nam Định và quy hoạch sản xuất nông nghiệp tỉnh Nam Định năm 2020)

Bên cạnh những thuận lợi về địa hình, địa mạo, thời tiết khí hậu, thì sản xuất nơng nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn trong những năm qua, đó và vấn đề xâm nhật mặn ngày càng sâu vào trong đất liền. Về mùa cạn, lượng nước trong sông nhỏ, thủy triều xâm nhập vào khá sâu và mạnh, đưa mặn vào rất sâu, sơng có độ mặn 10/00 xâm nhập vào sâu cách cửa biển 30- 50 km, gây trở ngại cho việc lấy nước dùng cho các ngành kinh tế quốc dân, nhất là cho nông nghiệp.

Mặn đã lên cao và xâm nhập sâu vào cửa sông ảnh hưởng đến công tác lấy nước phục vụ vùng trồng cây vụ Đông và sinh hoạt của nhân dân vùng Xuân Thủy. Các cống từ Cồn Năm tới cống Cồn Nhì mặn khơng mở được, cống Ngô Đồng mở được thời gian rất ngắn từ 2T đến 3T, ngày 10/11/1010 mặn tại Hạ Miêu I đo được là 2,5%o (đây là cống trên cùng thuộc hệ tiếp nước Xuân Thủy trên triền sông Hồng). Đặc biệt, theo số liệu đo đạc ngày 01/10/2010 mặn tại cống Ngô Đồng là 7%o trong khi năm 2009 mặn bắt đầu xuất hiện vào 7/10/2009 là 4%o), ngày 10/11/2010 mặn tại cống Ngô Đồng là 7,5%o so với cùng kỳ năm 2009 mặn đo được là 5,2%o

Thống kê tình hình xâm nhập mặn từ năm 2002 đến năm 2011 trên địa bàn tỉnh Nam Định ở PL7

1.2.2. Cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ cho sản xuất lúa nƣớc tỉnh Nam Định:

Nam Định có 72 km bờ biển thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Có 4 sơng lớn chảy qua ( s.Hồng, s.Đáy, s.Ninh Cơ và s.Đào ) với tổng chiều dài 205 km, làm nhiệm vụ chuyển tải nguồn nước của lưu vực sông Hồng, sông Đáy; cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi đảm bảo tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nơng nghiệp, phịng chống thiên tai và bảo vệ mơi trường.

Dựa vào đặc điểm địa hình, thủy thế và hệ thống sơng ngịi, tồn tỉnh được chia thành 3 vùng thuỷ lợi riêng biệt và 5 hệ thống thủy nông.

1. Vùng Bắc Nam Định:

Gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc, và phần lớn TP. Nam Đinh. Vùng này thuộc hệ thống thủy nông Bắc Nam Hà. Nguồn nước tưới tiêu cho vùng này là: sông Hồng, sơng Đào, sơng Đáy và hồn toàn tưới tiêu bằng động lực qua các trạm bơm điện.

+ 05 trạm bơm điện lớn với 26 máy, công suất bơm từ 29.520 m3/h đến 32.000 m3/h.

+ 32 trạm bơm điện vừa với 203 máy, công suất bơm từ 1.000 m3/h đến 4.000 m3/h.

+ Ngồi ra, cịn hàng trăm trạm bơm nhỏ với hàng ngàn máy, cống suất bơm từ 450 m3/h đến 2.500 m3/h, bơm nước tưới tiêu cho các vùng úng hạn cục bộ.

2. Vùng Trung Nam Định:

Gồm các huyện Nam Trực, Nghĩa Hưng, phần lớn huyện Trực Ninh và 2 xã Nam Vân, Nam Phong thuộc TP. Nam Đinh. Vùng này được phân làm 2 hệ thống thuỷ nông: Hệ thống thuỷ nông Nam Ninh và hệ thống thuỷ nông Nghĩa Hưng, tưới tiêu tự chảy qua các cống trên các triền sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đáy, sông Đào, sông Đông và kết hợp tưới tiêu bằng động lực, qua các trạm bơm điện có cơng suất mỗi ngày từ 1.000 m3/h đến 4.000 m3/h.

3. Vùng Nam Nam Định:

Gồm các huyện Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu và 6 xã huyện Trực Ninh. Vùng này được phân thành 2 hệ thống thuỷ nông Hải Hậu và Xuân Thuỷ, tưới tiêu nước tự chảy qua các cống trên các triền sông Ninh Cơ, sông Hồng, sơng Sị, biển Đơng và hồn tồn phụ thuộc vào chế độ hoạt động thuỷ triều của biển Đông.

Với thực trạng hạ tầng cơ sở và quản lý hệ thống tưới tiêu của tỉnh:

Tồn tỉnh hiện có 261 cống qua đê trong đó: Các cơng ty KTCTTL trong tỉnh quản lý 239 cống, Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà quản lý 13 cống, UBND các huyện, TP. Nam Định quản lý 9 cống, nằm ở các tuyến đê sông và đê biển.

Đa số các cống qua đê đã xây dựng và đưa vào sử dụng đã hơn 30 năm, đặc biệt một số cống được xây dựng từ thời kỳ Pháp thuộc cho nên quy mô cống nhỏ, hình thức kết cấu đơn giản, vật liệu xây dựng sử dụng vật liệu địa phương và xây dựng vào thời điểm mặt cắt đê còn nhỏ, cao trình mặt đê thấp. Qua các quá trình mở rộng và tôn cao mặt đê, một số cống được nối dài,một số cống còn ngắn so với mặt cắt đê. Chất lượng các cống nối dài rất kém, tại vị trí nối dài đã bị biến dạng làm cống nứt gẫy thành nhiều đoạn. Phía thượng và hạ lưu cống hình thành vũng xói sâu và rộng, các cống này về mùa lũ bão hàng năm phải hoành triệt gây ảnh hưởng lớn đến việc tưới tiêu nước phục vụ sản xuất. Hơn nữa, các cống chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuỷ triều nên bị nước mặn xâm thực, vì vậy tốc độ xuống cấp của cơng trình rất nhanh, kinh phí dành cho sửa chữa rất hạn hẹp không đáp ứng được yêu cầu cần sửa chữa nâng cấp cơng trình.

Tồn tỉnh hiện có 5 trạm bơm điện lớn và 32 trạm bơm điện vừa với tổng số 203 máy, công suất máy bơm từ 1.000 m3/h đến 32.000 m3/h do các công ty KTCTTL quản lý và 751 trạm bơm nhỏ ( tưới, tiêu cục bộ ) với 1.148 máy, công suất mỗi máy từ 450 m3/h đến 2.500 m3/h do các hợp tác xã quản lý.

Phần lớn các trạm bơm được xây dựng và đưa vào vận hành phục vụ sản xuất trên 30 năm nên xuống cấp nhanh và thiết bị máy mọc hư hỏng nhiều, hiệu suất bơm thấp chưa đáp ứng đủ yêu cầu phục vụ sản xuất hiện nay. Một số trạm bơm thiết kế lắp đặt máy bơm cũ lạc hậu, điện năng tiêu thụ lớn nhưng công suất bơm nhỏ. Nhứng trạm bơm này đề nghị ưu tiên được đầu tư cải tạo nâng cấp và thay thế máy bơm, mới đáp ứng được yêu cầu phục vụ sản xuất.

Hệ thống cơng trình thuỷ cơng nội đồng: Số lượng cơng trình: Cống cấp II, cống điều tiết, xi phơng, cầu máng và cống luồn hiện có của tỉnh là: 1.980 chiếc, các cơng trình này chủ yếu được xây dựng qua các đợt hồn chỉnh thuỷ nơng từ những năm 1961 đến năm 1976 nên hình thức kết cấu đơn giản, quy mô thiết kế nhỏ, vật liệu xây dựng chủ yếu bằng gạch địa phương vữa vôi cát đen hoặc vữa tạm tam hợp cát đen. Qua quá trình đưa vào sử dụng đến nay chất lượng cơng trình rất kém và xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến việc lấy nước và điều tiết nước phục vụ sản xuất.

Hệ thống kênh mương nội đồng:Tồn tỉnh hiện có:

- Kênh cấp I tưới, tiêu: 208 kênh, có tổng chiều dài: 1.001,18 km - Kênh cấp II tưới, tiêu: 2.281 kênh, có tổng chiều dài: 3.103,77 km - Kênh cấp III tưới, tiêu: 21.860 kênh, có tổng chiều dài: 7.465,50 km

Hầu hết các kênh từ cấp I đến cấp III đều bị bồi lắng lòng kênh, mái kênh bị sạt lở, mặt cắt ngang kênh bị thu hẹp nhỏ hơn nhiều so với mặt cắt thiết kế ban đầu. Hơn nữa việc vi phạm lấn chiếm mặt cắt kênh diễn ra ở các xã với mọi hình thức và ở các cấp kênh ngày một gia tăng, đặc biệt là các kênh đi qua vùng thị trấn, thị tứ và các khu dân cư. Vì vậy, năng lực chuyển tải nước của kênh giảm rất lớn so với nhiệm vụ thiết kế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến yêu cầu phục vụ sản xuất.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU

2.1. PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SẢN XUẤT LÚA NƢỚC

2.1.1. Xây dựng bài toán:

Từ cơ sở nghiên cứu tổng quan ta thấy được rằng với mỗi một phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương khác nhau sẽ phù hợp với từng quy mô, từng khu vực và từng đối tượng khác nhau.

Với mỗi phương pháp khác nhau cũng yêu cầu số liệu đầu vào khác nhau. Sau quá trình thu thập xử lý tài liệu, cũng như phân tích đặc điểm khu vực nghiên cứu, học viên xin lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ tổn thương do tác động của BĐKH tới sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định là sử dụng phương pháp đánh giá dựa trên khái niệm của của IPCC.

Sản xuất nơng nghiệp nói chung và sản suất lúa nước nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nước. Năng suất lúa chịu tác động nhiều bởi việc cung cấp, tưới tiêu nước kịp thời hợp lý cho các thời kỳ, nói các khác, sản xuất lúa nước chịu ảnh hưởng rất lớn bởi hệ thống cơng trình thủy lợi của khu vực. Chính vì lẽ đó, trong việc phân vùng khu vực đánh giá tác động, và chỉ số tổn thương do biến đổi khí hậu tới sản xuất lúa nước tỉnh Nam Định, học viên sẽ chia khu vực đánh giá theo sự phân khu thủy lợi của tỉnh ( Ba vùng thủy lợi này được phân chia, đặt tên, và quản lý bởi Tổng Cục Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Việc phân vùng đánh giá được phân ra làm ba vùng như sau:

- Vùng Bắc Nam Định(phía bờ hữu sơng Đào): bao gồm các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và một phần Thành phố Nam Định.

- Vùng Trung Nam Định (phía bờ tả sơng Đào) đến (phía bờ hữu sơng Ninh Cơ): bao gồm các huyện Nam Trực, 15 xã huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng.

- Vùng Nam Nam Định (phía bờ tả sơng Ninh Cơ): gồm các huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu và 6 xã Trực Ninh.

2.1.1.1. Đánh giá tính dễ bị tổn thương bằng phương pháp chỉ số

Hiện nay việc đánh giá định lượng TDBTT thường được tiến hành bằng cách xây dựng „chỉ số dễ bị tổn thương‟. Chỉ số này dựa dựa trên nhiều bộ chỉ thị làm nên khả năng dễ bị tổn thương của một vùng. Phương pháp này cho kết quả là một số duy nhất, có thể được dùng để so sánh các vùng khác nhau. Theo các tài liệu ghi chép về phương pháp xây dựng chỉ số, các chỉ thị này cần có mối tương quan nội tại với nhau.

Tiêu chí này phụ thuộc vào mối liên hệ giữa các chỉ thị và đối tượng mà các chỉ thị này được dùng để đánh giá. Bởi vậy, cần phải làm rõ xem chỉ số này căn cứ theo mơ hình đo lường cấu trúc hay mô hình đo lường phản thân. Trong mơ hình đo lường phản thân, đối tượng đánh giá có ảnh hưởng đối với các chỉ thị. Ví dụ, chỉ số đói nghèo là ví dụ tiêu biểu cho phương pháp đánh giá tương tác vì đói nghèo ảnh hưởng đến các chỉ thị như khả năng biết đọc, biết viết; chi phí…tất cả các chỉ thị này đều có mối liên hệ với nhau. Trong khi đó, trong mơ hình đo lường cấu trúc, các chỉ thị được giả định là tạo ra đối tượng đánh giá. Trong trường hợp chỉ số khả năng dễ bị tổn thương, mọi chỉ thị được lựa chọn đều có ảnh hưởng đến khả năng dễ bị tổn thương của một vùng trước BĐKH. Ví dụ, tần suất xảy ra thiên tai như lũ lụt, hạn hán, động đất và chiều dài đường bờ biển đều cấu thành khả năng dễ bị tổn thương của một vùng trước BĐKH. Do đó, chỉ số dễ bị tổn thương được đánh giá theo cấu trúc và các chỉ thị lựa chọn khơng cần có mối tương quan nội tại với nhau.

Chỉ số tổn thương được tiếp cận theo khái niệm đã được đề cập ở trên bao gồm ba chỉ số chính: mức độ khắc nghiệt, độ nhạy cảm và khả năng thích ứng. Đối với mỗi chỉ số trên, nghiên cứu đưa ra các chỉ số phụ cấu thành dựa trên việc tham khảo tài liệu. Mỗi chỉ số phụ lại được cấu thành từ nhiều yếu tố con khác. Ví dụ như độ nhạy cảm bao gồm các chỉ số phụ là mật độ và cấu trúc dân số, an ninh lương thực, việc quản lý nguồn nước và sức khỏe người dân. Đối với yếu tố sức khỏe người dân lại bao gồm các yếu tố con ví dụ như tuổi thọ trung bình của người dân. Chỉ số tổn thương sử dụng cách tiếp cận trong đó mỗi yếu tố phụ đều có giá trị như nhau đối với với chỉ số chính dù chỉ số chính là giá trị tổng hợp của nhiều chỉ số phụ. Để đơn giản hóa, cơng thức chỉ số tổn thương giả định ba chỉ số chính đều có trọng số như nhau.

Thuật ngữ chỉ số được hiểu là số được tính tốn từ một nhóm biến được chọn cho toàn bộ khu vực/địa phương và được dùng để so sánh với nhau hoặc với một điểm tham chiếu nào đó. Nói cách khác, chỉ số này được hiểu là số thứ tự mà thơng qua đó các khu vực sẽ được xếp hạng, phân nhóm theo các mức dễ bị tổn thương. Chỉ số được xây dựng sao cho nằm trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng. Đôi khi, chỉ số được thể hiện theo phần trăm bằng cách nhân nó với 100.

Chỉ số dễ bị tổn thương được xây dựng dựa trên khái niệm của IPCC bao gồm ba chỉ số chính: mức độ khắc nghiệt (E), độ nhạy cảm (S) và khả năng thích ứng (AC). Đối với từng biến chỉ số chính E, S và AC thì có các biến chỉ số phụ E1 ÷ En, S1 ÷ Sn, AC1 ÷ ACn. Đối với từng biến chỉ số phụ lại có thể có các biến thành phần con tương ứng E11 ÷ E1n, En1 ÷ Enn, S11 ÷ S1n, , Sn1 ÷ Snn, và AC11 ÷ AC1n, ACn1 ÷ ACnn. Vấn đề cần lưu ý là xác định được tối đa số lượng các biến thành phần cũng như các biến phụ

để cuối cùng xác định biến chính. Việc tính tốn xác định các chỉ số chính, chỉ số phụ và các chỉ số thành phần con tương ứng được sơ đồ hóa như sau:

Hình 2. 1. Sơ đồ xác định chỉ số dễ bị tổn thương

Ở mỗi chỉ số phụ của chỉ số dễ bị tổn thương, dữ liệu thu thập được sẽ được sắp xếp theo ma trận hình chữ nhật với các hàng thể hiện các vùng và các cột thể hiện các chỉ số phụ. Giả sử M là các vùng/địa phương, và K là các chỉ số phụ mà ta đã thu thập được. Gọi Xij là giá trị của chỉ số phụ j tương ứng với vùng i. Khi đó bảng dữ liệu sẽ có M hàng K cột như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động và tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa nước tỉnh nam định chương trình đào tạo thí điểm (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)