Bộ chiết soxhlet là thiết bị ở phòng thí nghiệm được phát minh năm 1879 bởi Franz Von Soxhlet [22]. Ban đầu được thiết kế để chiết tách lipid từ vật liệu rắn [20]. Thông thường bộ chiết soxhlet chỉ cần được yêu cầu là nơi để hòa tan các hợp chất mong muốn vào dung môi, và không hòa tan các tạp chất vào dung môi đó. Nếu các hợp chất mong muốn có mức hòa tan đáng kể vào trong dung môi, thì sau đó chỉ cần một quá trình lọc đơn giản là có thể phân tách các hợp chất từ các chất không hòa tan.
Thông thường thì nguyên liệu rắn có chứa một vài hợp chất cần tách chiết, sẽ được gói vào trong một loại giấy được làm từ giấy lọc dày, rồi được nạp vào buồng chính của bộ soxhlet (bình trụ chiết).
Nguyên tắc hoạt động
Bộ soxhlet sẽ được đặt vào một bình có chứa dung môi để chiết tách. Sau đó, bộ soxhlet được lắp với một bình ngưng. Dung môi được làm nóng để bay hơi. Hơi dung môi sẽ đi lên theo ống dẫn hơi và tràn vào bình trụ chiết. Bình ngưng đảm bảo hơi dung môi được làm mát, ngưng tụ rồi rơi lại xuống bình trụ chiết chứa gói mẫu.
Bình trụ chiết chứa mẫu sẽ từ từ được làm đầy bởi dung môi ấm, một vài hợp chất mong muốn sẽ được hòa tan vào dung môi ấm. Khi bình trụ chiết gần như được làm đầy bởi dung môi, thì tự động dung môi sẽ theo ống xi-phông chạy xuống trở lại bình chứa dung môi. Chu kì này được cho phép lặp lại nhiều lần trong giờ hoặc trong ngày.
Trong mỗi chu kì, một phần các hợp chất không bay hơi sẽ hòa tan vào dung môi. Sau nhiều chu kì, các hợp chất mong muốn sẽ được tập trung vào bình chưng cất.