Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hải An, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu công nghiệp đình vũ tại phường đông hải 2, quận hải an (Trang 41)

Chương 1 Tổng quan chính sách về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Hải An, thành

Hải Phòng.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan mơi trường

1. Vị trí địa lý:

Quận Hải An được thành lập theo Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 20/12/2002 của Chính Phủ trên cơ sở sát nhập 05 xã của huyện An Hải và 01 phường của quận Ngô Quyền (đến nay tách ra làm 08 đơn vị hành chính cấp phường: Đằng Lâm, Đằng Hải, Tràng Cát, Nam Hải, Cát Bi, Thành Tơ, Đơng Hải 1 và Đơng Hải 2). Vì vậy kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất của quận mang dáng dấp của một huyện nhiều hơn là của quận nội thành. Tổng diện tích đất tự nhiên của quận Hải An là 10.484,29ha, với tổng số dân là 104.070 người. Quận Hải An nằm ở phía Đơng Nam thành phố Hải Phịng, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Tây Bắc giáp quận Ngơ Quyền.

- Phía Bắc giáp huyện Thủy Ngun dọc theo sơng Cấm.

- Phía Nam giáp huyện Kiến Thụy dọc theo ranh giới sơng Lạch Tray. - Phía Đơng giáp huyện đảo Cát Hải theo ranh giới là cửa biển Nam Triệu. Với vị trí đó, quận Hải An là đầu mối giao thơng của thành phố Hải Phịng với đầy đủ các tuyến đường bộ, đường sông, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Chạy qua địa bàn quận Hải An có trục đường giao thơng liên tỉnh quan trọng nhất là quốc lộ 5 nối liền Hà Nội - Hải Phịng, có sân bay Cát Bi. Bên cạnh đó quận Hải An là khu vực mở rộng của thành phố Hải Phịng về phía đơng nam, thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh thành khu vực phía bắc, là cửa ngõ có thể đón nhận các luồng hàng giao lưu với các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng và mở rộng thị trường.

Với vị trí như vậy, quận Hải An có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các đô thị mới hiện đại, đồng bộ, tiếp nhận trực tiếp tiến bộ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và thơng tin, góp phần xây dựng một thành phố cảng hiện đại.

Hình 2.1: Sơ đồ hành chính quận Hải An

2. Khí hậu:

Hải An nằm ở vành đai nhiệt đới gió mùa châu Á, giáp với biển Đơng nên khí hậu chịu sự chi phối trực tiếp của biển, khí hậu vừa mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc vừa mang những đặc điểm khí hậu riêng của vùng ven biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở quận Hải An là 23,60C; thời điểm nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 29,40

C), lạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 2 (nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 16,80

C). Độ ẩm khơng khí tương đối trung bình hàng năm là 82%, có sự chênh lệch theo mùa, dao động trong khoảng 78-91%. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12, cao nhất vào tháng 3 và tháng 4.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.747mm, trong mùa hè lượng mưa chiếm 85% so với cả năm. Lượng mưa cực đại trong một ngày đêm ở mùa hè cũng lớn hơn nhiều so với mùa đơng, cá biệt có ngày mưa tới 500mm. Gió, bão: Hướng gió chủ yếu là gió Đơng Nam vào mùa hè và gió mùa Đơng Bắc vào mùa đông. Tốc độ trung bình hàng năm là 2,8-7m/s. Trong mùa hè đặc biệt là các tháng 7, 8, 9 bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Hải An tốc độ bão lớn nhất lên tới 50m/s.

3. Thủy văn:

Là một quận nằm ven biển cho nên Hải An có mạng lưới sơng ngịi và kênh mương khá dày đặc: sông Lạch Tray, sông Cấm với cửa Nam Triệu và hệ thống mương An Kim Hải:

- Sông Cấm: là hợp lưu sông Kinh Môn và Kinh Thầy dài 37km, rộng 400-500m, sâu 6-8m lưu lượng dòng chảy Qmax=2.240m3

/s, hàng năm đổ ra biển từ 10-15 triệu km3 nước và trên dưới 2 triệu tấn phù sa, đặc biệt là ở vùng cửa Nam Triệu – Đình Vũ.

- Sơng Lạch Tray: dài 43km, rộng 100-150m, sâu 3-8m, lưu lượng dòng chảy Qmax=525 m3/s.

Hệ thống sơng ngịi vừa cung cấp nước vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt cho người dân trong quận, nó cịn là đường giao thơng thủy phục vụ cho việc giao lưu, đi lại của người dân trong vùng.

4. Đặc điểm thổ nhưỡng:

Là vùng đất được hình thành bởi phù sa cho nên thành phần đất của Hải An tương đối phong phú, theo tính chất thổ nhưỡng thì quận gồm những loại đất sau:

- Nhóm đất phù sa: Loại đất này nằm sâu trong nội đồng, không bị ảnh hưởng của nước mặn. Thành phần cơ giới nặng ở các tầng trên, còn tầng đáy là lớp đất cát biển có lẫn phù sa sơng. Đây là một trong những loại đất tốt của quận có khả năng thâm canh, tăng vụ và trồng các loại rau mùa vụ đông.

- Nhóm đất phèn: Đất hình thành do phù sa sơng biển lắng đọng lại, khơng

cịn chịu tác động ảnh hưởng của thủy triều và của nước mặn. Trên loại đất này thường trồng 2 vụ lúa trong năm với các giống mới là chính.

- Nhóm đất mặn: Đất có phản ứng chua, mùn vào loại giàu, đạm tổng số khá,

rất nặng. Loại đất này phân bố ở ven sông Cấm, Lạch Tray. Tập trung chủ yếu ở các phường Đông Hải 1, Đơng Hải 2, Nam Hải.

- Nhóm đất cát biển: Đất do phù sa biển mà chủ yếu là đất cát biển, đây là loại

đất tốt, có thể thâm canh tăng vụ, thích hợp với nhiều loại cây, rau màu có giá trị xuất khẩu. Loại đất này phân bổ ở các phường Đông Hải 1, Đông Hải 2, Nam Hải.

5. Cảnh quan môi trường:

Trong những năm qua, vấn đề môi trường đã được các cấp, các ngành của Thành phố quan tâm thông qua việc xây dựng và triển khai các chương trình dự án bảo vệ mơi trường, tăng cường công tác quản lý và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, quản lý tốt vỉa hè, hành lang an tồn giao thơng, trật tự an tồn giao thông, quy hoạch và trật tự xây dựng đơ thị...qua đó đã góp phần cải thiện chất lượng mơi trường của thành phố. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan môi trường của thành phố vẫn đang bị ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

Ở một số nơi có KCN, các nguồn nước có chứa các nguyên tố độc hại ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu của Thành phố là do công nghiệp, khu tiểu thủ công nghiệp, phương tiện giao thông phát sinh khí thải, bụi và tiếng ồn.

Trong thời gian tới Thành phố và quận có quy hoạch cụ thể đối với các KCN, các xí nghiệp thải ra chất thải độc hại gây ơ nhiễm mơi trường.

2.1.2. Một số tình hình cơ bản phát triển kinh tế - xã hội quận Hải An.

1. Biến động tình hình dân số và lao động:

- Dân số: Dân số quận 2010 là 104.070 người (so với năm 2005 tăng 26.628

người, tức tăng 9,93%); tốc độ tăng dân số tự nhiên 0,85% và tốc độ tăng dân số cơ học 1,74%; mật độ dân số trung bình đạt 775 người/km2, vào loại thấp nhất về mật độ dân số trong các quận nội thành. Số nhân khẩu nơng nghiệp có 21.312 khẩu, chiếm 25,1% tổng dân số toàn quận.

- Lao động: Tính đến năm 2010 quận Hải An có 61.442 người trong độ tuổi

lao động chiếm 58,68% dân số của quận. So với năm 2005, số người trong độ tuổi lao động của quận tăng 8.758 người tương đương với 18,91%. Trong đó 4.572 lao động khơng có việc làm chiếm 6,53%, lao động có khả năng tham gia các hoạt động kinh tế là 64.108 lao động. Tình hình lao động của quận Hải An trong có sự chuyển

biến mạnh trong những năm gần đây. Tình hình phân bổ lao động theo ngành trong giai đoạn 2005-2010 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Cơ cấu lao động có việc làm của quận Hải An theo ngành kinh tế Stt Ngành Số lao động (người) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tổng số lao động có việc làm theo ngành 38.648 34.145 40.328 41.956 59.607 64.108 2 Lao động SX công nghiệp, xây dựng 9.254 (23.94%) 10.580 (30.98%) 12.897 (31.98%) 132.99 (32.99%) 19.986 (33.52%) 24.421 (38.09%) 3 Lao động nông lâm,

thủy sản 15.551 (40.23%) 14.545 (42.59%) 8.685 (21.53%) 8.395 (20%) 7.769 (13.03%) 7.548 (11.77%) 4 Lao động thương mại, dịch vụ 13.843 (35.81%) 14.020 (41.06%) 18.746 (46.48%) 19.716 (46.99%) 31.852 (53.43%) 32.139 (50.13%)

(Nguồn số liệu: Phòng thống kê quận Hải An, năm 2010)

Trong bảng trên ta thấy số lao động có việc làm năm 2010 tăng so với năm 2005 là 25.460 người. Số lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng tăng đều qua các năm, tăng từ 23,94% năm 2005 lên 38,09% số lao động năm 2010. Số lao động trong ngành nơng lâm, thủy sản có chiều hướng giảm mạnh kể từ năm 2007. Năm 2005 ngành này có 15.551 lao động chiếm 40,23% tổng số lao động có việc làm của quận nhưng năm 2010 số lao động trong ngành này chỉ còn 7.548 lao động chiếm 11,77%. Số lao động trong ngành thương mại và dịch vụ cũng tăng nhanh từ 35,81% năm 2005 đến năm 2010 đã chiếm 50,13% tổng số lao động có việc làm của quận.

Sở dĩ có sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành một cách mạnh mẽ như vậy là do trong những năm gần đây q trình thu hồi đất nơng nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội của quận Hải An diễn ra một cách mạnh mẽ, điều này tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động của quận.

2. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Kể từ khi thành lập quận đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng khá nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và xây dựng.

Bảng 2.2. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế quận Hải An

Tổng giá trị sản xuất

Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010

GDP (tỷ đồng) % GDP (tỷ đồng) % GDP (tỷ đồng) % Nông nghiệp 160,71 29,45 200,7 27,24 248,23 26,4 Công nghiệp - xây dựng 250,25 45,9 352,07 47,9 457,64 48,7 Dịch vụ - thương mại 134,83 24,65 182,9 24,86 234,21 24,9

Tổng số 545,79 100 735,67 100 940,08 100

(Nguồn số liệu: Phòng Thống kê quận Hải An, năm 2010)

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế quận Hải An qua các năm

Như vậy, trong vòng 5 năm, từ 2005 đến 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp của quận Hải An đã giảm nhẹ từ 29,45% xuống cịn 26,4%. Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp tăng nhẹ từ 45,9% lên 48,7%. Tỷ trọng ngành dịch vụ-thương mại duy trì ổn định, vào khoảng gần 30%.

Có thể nói, quận Hải An có cơ cấu kinh tế gần tương tự như đặc trưng của một quận nội thành: công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, với tỷ trọng ngành nông nghiệp và dịch vụ gần tương đương nhau. Tuy nhiên trên thực tế, tỷ trọng ngành

công nghiệp xây dựng chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng, ngành dịch vụ vẫn cịn nhỏ lẻ, mang tính nội vùng.

2.1.3. Khái qt các dự án xây dựng KCN trên địa bàn quận Hải An

Theo Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 05-5-2009 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu phi thuế quan và KCN Nam Đình vũ (khu I) do Cơng ty cổ phần Đầu tư Nam Đình Vũ làm chủ đầu tư có quy mơ 1.354 ha thuộc địa bàn phường Đông Hải 1 và phường Tràng Cát, quận Hải An. Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ (khu I) nằm trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, với chức năng là khu phi thuế quan, KCN, dịch vụ hậu cần cảng, có cơ cấu quy hoạch sử dụng đất như sau: Khu phi thuế quan 448 ha, KCN 906 ha.

Tương tự như vậy, tại Quyết định số 644/QĐ-UBND ngày 16-4-2009 của UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 KCN Nam Đình vũ (khu II) do Cơng ty Hapaco làm chủ đầu tư có quy mơ 658 ha thuộc địa bàn phường Đông Hải 1 và phường Tràng Cát, quận Hải An. Có cơ cấu quy hoạch sử dụng đất được bố trí: Đất khu vực sản xuất 190 ha (28,88%), kho bãi 201 ha(30,55%), trung tâm điều hành và dịch vụ 29 ha (4,41%), đất cây xanh và thể dục – thể thao 67 ha (10,18%), khu đất kỹ thuật đầu mối 8 ha (1,22%), đất giao thông và bãi đỗ xe 118 ha (17,92%).

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: 5.458 tỷ đồng, đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 06/5/2009. Đây là dự án lấn biển, dự án đang trong giai đoạn san lấp, triển khai xây dựng. Kết quả giải ngân năm 2010 đạt khoảng 136 tỷ đồng.

Đến nay, Khu phi thuế quan và KCN Nam Đình Vũ 1 do Cơng ty CP Đầu tư Nam Đình Vũ làm chủ đầu tư hồn thành các thủ tục đầu tư, đền bù, giao đất và được cấp GCNQSDĐ, khảo sát, thiết kế và thẩm định thiết kế kỹ thuật, báo cáo đánh giá tác động môi trường.

KCN thực hiện san nền 100/1.354 ha mặt bằng; giá trị đầu tư đưa vào thực hiện đạt 250 tỷ đồng. Dư kiến đến cuối năm nay các hạng mục xây dựng hạ tầng KCN sẽ được triển khai. Lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty là KCN cảng biển và khu phi thuế quan.

Cùng với việc hoàn thiện dự án, xây dựng hạ tầng, công ty xúc tiến thu hút đầu tư thông qua việc phối hợp với các đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các

Hiệp hội ngành nghề, phấn đấu đến cuối năm nay, thu hút các nhà đầu tư trong nước vào lĩnh vực kho bái Container, dịch vụ tàu biển…

2.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB của dự án KCN Đình Vũ.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tơi lựa chọn phân tích và đánh giá dự án xây dựng KCN Đình Vũ.

2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất:

Phường Đông Hải 2, quận Hải An được chia tách thành lập từ phường Đông Hải cũ theo Nghị định số 54/2007/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ, từ ngày 05/4/2007 với địa giới hành chính được xác định là phía Đơng giáp huyện Cát Hải và tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp phường Đằng Hải; phía Nam giáp phường Nam Hải, Tràng Cát; phía Bắc giáp phường Đơng Hải 1.

Phường Đông Hải 2 có diện tích 44,92 km2

, dân số là 9135 người, mật độ dân số trung bình 203 người/km2

. Phường Đơng Hải 2 bao gồm 8 khu dân cư: Bình Kiều 1, Bình Kiều 2, Hạ Đoạn 1, Hạ Đoạn 2, Hạ Đoạn 3, Hạ Đoạn 4, Vườn Dừa, Đơng Hưng.

Tình hình biến động đất đai của phường Đông Hải 2 các năm 2007, 2012 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất của phường Đông Hải 2 các năm 2007, 2012

STT Chỉ tiêu 2007 2012 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆNTÍCH TỰ NHIÊN 4.492,00 100,00 4.492,00 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 2.253,19 38,07 1.437,44 32,00 Trong đó:

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SNX 272,22 6,06 230,89 5,14 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 272,22 6,06 230,89 5,14 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 247,51 5,51 213,37 4,75

1.1.1.2 Đất dùng cho chăn nuôi COC 0,00 0 0,00 0

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 24,26 0,54 17,07 0,38

STT Chỉ tiêu 2007 2012 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 485,14 10,8 168,45 3,75 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 951,85 21,19 576,77 12,84 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0 0,00 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0 0,00 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.215,45 49,32 3.031,20 67,48

2.1 Đất ở OTC 296,47 6,6 313,09 6,97 2.1.1 Đất ở nông thôn 0,00 0 0,00 0 2.1.1 Đất ở đô thị ODT 296,47 6,6 313,09 6,97 2.2 Đất chuyên dùng CDG 770,83 17,16 1.519,19 33,82 2.2.1 Đất trụ sở CQ, CT sự nghiệp CTS 2,25 0,05 4,49 0,1 2.2.2 Đất quốc phòng CQA 257,84 5,74 269,52 6 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,45 0,01 0,90 0,02

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng khu công nghiệp đình vũ tại phường đông hải 2, quận hải an (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)