Chương 1 Tổng quan chính sách về thu hồi đất, giải phóng mặt bằng
3.2. Những đề xuất từ Nhà nước về cơ chế, chính sách
Vướng mắc lớn nhất trong việc thu hồi đất, GPMB hiện nay là chưa có khung chính sách đồng bộ để đảm bảo lợi ích chính đáng cho người nơng dân có đất bị thu hồi. Khung chính sách đồng bộ được đề xuất ở đây gồm:
* Chính sách bồi thường thiệt hại:
Hiện nay chính sách BTHT&TĐC cịn mang nặng tính hành chính, ép buộc, thậm chí cưỡng chế mà chưa dựa trên cơ chế thỏa thuận và bảo vệ quyền lợi cho người nông dân. Điều này thể hiện ở chỗ giá đất thu hồi không sát với giá thị trường, thực tế đã chứng minh rằng nhiều khu đất bị thu hồi, khi bồi thường cho dân, chính quyền địa phương đã chấp nhận mức giá bồi thường rất thấp, khi trở thành đất dự án thì giá của chính mảnh đất đó đã có giá trị cao gấp hàng chục, hàng trăm lần mức giá bồi thường cho dân. Chính vì vậy, những tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến hoạt động bồi thường đã xẩy ra ở rất nhiều tỉnh thành phố. Liên quan đến vấn đề này, đề tài đưa ra một số giải pháp sau:
- Tạo điều kiện để người dân được góp vốn vào các dự án bằng giá trị đất bị thu hồi hoặc xây dựng mức bồi thường cho người dân phải tính đến giá chi phí cơ
hội đối với mảnh đất của họ. Như vậy chắc chắn sẽ hạn chế được tính cơng bằng trong việc định giá đất thu hồi của dân;
- Nâng cao tính minh bạch, cơng khai trong cơng tác bồi thường, không thực hiện phương thức ép giá đối với đất bị thu hồi mà phải xác lập giá trên;
- Thực hiện nguyên tắc thỏa thuận giữa dân với các cơ quan thực thi của Nhà nước, của doanh nghiệp nhận đất;
- Nâng cao năng lực thực hiện BTHT&TĐC của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, tính minh bạch và cơng tâm, sự tn thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật của cán bộ thực thi việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, hỗ trợ.
* Chính sách tái định cư:
Chính sách TĐC là một trong những chính sách an tồn xã hội quan trọng được mọi quốc gia trên thế giới đặt lên hàng đầu khi thực hiện các dự án phát triển. Tuy nhiên, chính sách an tồn trong hoạt động TĐC ở nước ta chưa được quan tâm đầy đủ. Việc bồi thường cho dân bằng những khu TĐC cũng còn nhiều bất cập, không đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho dân sinh sống, thậm chí nhiều dự án chưa làm xong khu TĐC đã thu hồi đất của dân; thêm vào đó, tính cơng khai minh bạch trong công tác bồi thường chưa được bảo đảm ở một số địa phương. Liên quan đến hoạt động TĐC cho người dân có đất bị thu hồi, đề tài xin có giải pháp như sau:
- Nhà nước cần có cơ chế kiểm tra chặt chẽ, định kỳ việc thực hiện các quy định đảm bảo điều kiện sinh sống bình thường cho người dân trong khu TĐC theo hướng:
+ Các khu TĐC phải được thiết kế đảm bảo về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như: Giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, chợ....
+ Cần thực hiện nguyên tắc chừng nào các khu TĐC không đảm bảo các điều kiện trên thì chưa được thực hiện việc di dời, GPMB;
+ Các cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu các khu TĐC theo đúng thiết kế.
* Chính sách tạo việc làm:
Chính sách đào tạo, tạo cơng việc làm cho bộ phận dân cư bị thu hồi đất sản xuất nơng nghiệp đã được các chính quyền Trung ương và địa phương quan tâm và
thực hiện rất mạnh mẽ. Những điều luật về chuyển đổi nghề, tạo việc làm mới cho người nơng dân có đất bị thu hồi cũng đã ghi rõ trong Luật Đất đai (khoản 4 Điều 42- Luật Đất đai 2003). Tuy nhiên, cho đến nay mặc dù Nhà nước và các địa phương đã đầu tư một khoản kinh phí lớn cho việc đào tạo chuyển nghề đối với nông dân bị thu hồi đất nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập, cụ thể:
- Thời gian đào tạo trung bình 5 - 6 tháng cho 1 lao động là q ngắn để có đủ trình độ làm việc trong bất cứ doanh nghiệp nào đóng trên địa bàn;
- Đào tạo theo phong trào, ngành nghề đào tạo chưa gắn với nhu cầu thị trường nên sau khi kết thúc khóa học, kết quả là ngoài một vài nghề giúp cho hoạt động kinh tế gia đình như chăn ni - thú y, sửa chữa điện gia dụng... người nông dân vẫn khơng tìm được việc làm để đảm bảo thu nhập cho mình;
- Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi có độ tuổi cao, khơng có khả năng tiếp thu những ngành nghề mới nên mặc dù có chính sách hỗ trợ học nghề nhưng cũng không thể theo các lớp học.
Liên quan đến vấn đề tạo việc làm và đào tạo nghề, đề tài có những đề xuất giải pháp sau:
- Có thể phân loại các hộ bị thu hồi đất theo các nhóm đối tượng thuộc các độ tuổi khác nhau để có những hỗ trợ và đãi ngộ khác nhau. Ví dụ lứa tuổi nào thì nên đào tạo nghề dài hạn, đối tượng nào nên đào tạo ngắn hạn và nhóm lứa tuổi nào cần phải có chế độ hỗ trợ lâu dài, trong đó cần đặc chú ý đến các nhóm đối tượng ở lứa tuổi trên 50 - 60 tuổi là lứa tuổi khó có khả năng chuyển đổi ngành nghề, vì vậy hầu như khơng có cơ hội làm việc trong các doanh nghiệp và cũng khó có cơ hội tìm kiếm việc làm khác;
- Để người nơng dân tìm kiếm được việc làm, cần phải hỗ trợ họ nâng cao kỹ năng canh tác nơng nghiệp, nâng cao trình độ học vấn và năng lực sản xuất; Nhà nước cần phải đưa ra nhiều hình thức hỗ trợ phù hợp và để nơng dân lựa chọn. Ví dụ như có hộ muốn tiếp tục làm nghề nơng, có hộ muốn đổi nghề khác. Phải tìm hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của bà con để có hướng giải quyết chính xác, chứ không phải cứ bắt nông dân học những nghề mà họ không mong muốn như hiện nay. Cần phát triển các mơ hình đào tạo nghề, mềm dẻo hóa chương trình, nội dung đào tạo phù hợp với năng lực, trình độ và điều kiện của đối tượng từng địa phương.
Có như thế bài tốn tìm việc làm cho lao động nơng thơn bị thu hồi đất mới được giải quyết triệt để;
- Các quy hoạch xây dựng phải tiến hành đồng thời với “quy hoạch việc làm”. Cần phải đưa ra những quy định pháp lý rằng các quy hoạch xây dựng chỉ được phép GPMB khi đã được phê duyệt quy hoạch, kế hoạch việc làm cho bộ phận dân cư nhường đất cho xây dựng;
- Giữa đào tạo và kế hoạch sử dụng lao động phải đồng bộ, lãnh đạo địa phương cần nắm được kế hoạch phát triển ngành nghề của các KCN trên địa bàn để đào tạo người lao động đúng ngành nhằm phục vụ cho kế sinh nhai của người được đào tạo...;
- Phát triển hệ thống Trung tâm Dịch vụ việc làm và Tư vấn hướng nghiệp để cung cấp các thông tin về việc làm thiết thực hơn đối với người nông dân; ưu tiên và tăng cường tổ chức đào tạo nghề dành cho bộ phận người dân bị thu hồi đất dựa trên nguyện vọng cá nhân, nhu cầu thị trường và phù hợp với từng độ tuổi;
- Nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích các KCN, các doanh nghiệp lớn xây dựng các cơ sở đào tạo nghề tại chỗ, nhằm đào tạo nghề tại chỗ cho người có đất bị thu hồi ở địa phương.
* Chính sách hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của nơng dân:
Đối với người nơng dân, tìm việc làm đã khó nhưng khi có việc làm tạo ra sản phẩm rồi thì tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm lại càng khó khăn hơn. Tìm đầu ra cho sản xuất của nông dân luôn là yếu tố quyết định, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định và nâng cao thu nhập của các hộ dân. Chính vì vậy, để giúp cho người dân có đất bị thu hồi đảm bảo được cuộc sống bền vững thì Nhà nước, đặc biệt là chính quyền địa phương, bên cạnh hỗ trợ chuyển đổi nghề cho nông dân cần phải đồng thời giúp cho nông dân tiếp cận với thị trường, tìm được đầu ra cho sản phẩm, có thể tham khảo những đề xuất sau đây:
- Cung cấp thông tin thị trường cho nông dân để họ quyết định sản xuất và lựa chọn ngành nghề kinh doanh; giúp nông dân liên kết với các doanh nghiệp tại địa phương và bên ngồi, tìm kiếm nhu cầu sản phẩm và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với họ;
- Khuyến khích nơng dân liên kết thành tổ hợp sản xuất hoặc hợp tác xã để có thể sản xuất số lượng hàng hóa lớn, ổn định cung ứng cho thị trường;
- Hỗ trợ vốn cho nông dân để phát triển sản xuất, thơng qua hình thức tín dụng cho bà con vay vốn, cho các tổ hợp tác, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn qua đó nâng cao quy mơ sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường;
- Nâng cao trình độ hiểu biết về kinh tế thị trường để họ có ý thức về quyền và trách nhiệm trong việc thực thi các hợp đồng buôn bán.
3.3. Về giá đất, tài sản gắn liền với đất bồi thường, hỗ trợ.
Giá các loại đất, phương pháp xác định hiện nay cịn mang nặng tính chủ quan, chưa phản ảnh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất. Giá đất khơng được xác định chính xác làm thiệt hại cho nhà nước khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế). Trong trường hợp định giá đất thấp, người bị thu hồi sẽ phản ứng (có thể quyết liệt), cịn người được giao đất lại chấp nhận (do nộp tiền sử dụng đất với giá thấp) nhưng dễ phát sinh tiêu cực và sử dụng lãng phí, tổng quan nhà nước vẫn chịu thiệt hại.
Như vậy, cần có nghiên cứu, khảo sát một cách tồn diện để có đủ thơng tin, sử dụng phương pháp xác định giá đất một cách công khai, căn cứ theo từng loại đất, hạng đất, từng vùng và mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Việc giao cho UBND tỉnh thực hiện cơ sở hạ tầng của khu vực cần định giá. Việc giao cho UBND tỉnh thực hiện việc quy định và công bố giá các loại đất vào ngày 01 tháng 01 hàng năm theo Luật Đất đai năm 2003 đã tạo cho các hộ bị thu hồi đất ý thức chờ đợi, trì hỗn việc làm các thủ tục lập hồ sơ bồi thường để chờ được bồi thường theo giá mới quy định vào năm sau. Do vậy trong điều kiện giá đất UBND tỉnh quy định vẫn phù hợp với thực tế địa phương, đảm bảo quyền lợi cho người bị thu hồi đất thì đề nghị giữ ổn định, khơng nhất thiết phải cơng bố giá đất hàng năm để tránh hình thức, lãng phí, tạo thuận lợi cho Tổ chức thực hiện công tác BTHT&TĐC cho dự án.
Chủ động rà sốt các cơ chế chính sách đã được ban hành để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Các cơ chế chính sách cần ban hành đảm bảo thống nhất, đồng bộ do cấp có thẩm quyền quyết định. Việc xây dựng các cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ cần phải quy định rõ tình tiết áp dụng khung chính sách, bảo đảm khơng áp dụng tùy tiện. Trong cụ thể hóa cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ thuộc thẩm quyền của thành phố phải tập trung vào một số vấn đề chính sau:
- Về đơn giá bồi thường: Nghiên cứu cơ chế xác định và điều chỉnh giá đất ở, đất chuyên dùng, đất nông nghiệp bảo đảm kịp thời, đúng nguyên tắc của Luật đất đai, phù hợp với khung giá đất theo quy định của Chính Phủ. Cần thống nhất về nguyên tắc trong quá trình xác định giá bồi thường, thu hồi đất cũng như trong quá trình giải quyết đất ở, nhà ở TĐC để có giải pháp xây dựng và điều chỉnh giá phù hợp và linh hoạt, đáp ứng có hiệu quả cho công tác GPMB. Đặc biệt chú ý đến việc xây dựng giá đất nông nghiệp (giá bồi thường đất nông nghiệp hiện nay thấp so với khung giá quy định của Chính phủ).
- Điều chỉnh, bổ sung để hồn thiện bộ đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật kiến trúc đảm bảo theo nguyên tắc đầy đủ về danh mục, đơn giá tương đối sát với thị trường, giảm các thiệt hại đối với người dân được bồi thường, hỗ trợ trong tình hình giá cả thị trường thường xuyên biến động.
- Về chính sách hỗ trợ: Tiếp tục hồn chỉnh, bổ sung, ban hành chính sách hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Kết hợp giải quyết việc làm theo cả ban hướng: Tận dụng khả năng sử dụng lao động trực tiếp cho dự án; khai thác các tiềm năng giải quyết việc làm liên quan do dự án tạo nên; đào tạo chuyển đổi nghề bằng tiền hỗ trợ của dự án.
3.4. Về tổ chức triển khai thực hiện.
Điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy trình thực hiện bồi thường, hỗ trợ, GPMB trên địa bàn thành phố đúng các quy định của nhà nước, cụ thể hoá các khâu trong mỗi bước phù hợp với điều kiện của thành phố. Quy trình bồi thường, hỗ trợ, GPMB phải gắn liền với quy trình cơng bố và quản lý quy hoạch, quy trình thu hồi đất và thực hiện các thủ tục đầu tư. Trong mỗi bước của quy trình cần quy định rõ các khâu, thời gian thực hiện, trách nhiệm thực hiện, chủ động dự báo các khả năng xảy ra để có quy định giải quyết cụ thể.
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ, có sự tham gia của hệ thống chính trị đối với công tác bồi thường, hỗ trợ, GPMB nói chung, đặc biệt là phân cấp trách nhiệm trong thực hiện các khâu của quy trình bồi thường, hỗ trợ, GPMB phát huy được vai trò của hệ thống chính trị cơ sở.
Phân cấp phải triệt để, đồng bộ gắn với tăng cường hướng dẫn, giám sát, kiểm tra để các cấp, các ngành thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình,
khơng chồng chéo, khơng bng lỏng quản lý, trong đó cần quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của tập thể và cá nhân được giao nhiệm vụ.
Trước mắt cần thực hiện ngay một số biện pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB như: UBND cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp về xác định nguồn gốc đất; cải tiến quy trình, đảm bảo thời gian thực hiện ngắn nhất và phải có chế tài cụ thể đối với các cơ quan chức năng về thời gian thực hiện việc kiểm kê, lập phương án bồi thường, xem xét phê duyệt và thẩm định phương án bồi thường.
Triệt để cải cách các thủ tục hành chính trong thu hồi đất, BTHT&TĐC, đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết; nghiêm túc thực hiện việc công khai, minh bạch kết quả kiểm kê, phương án, cơ chế, chính sách, đơn giá áp dụng. Tiếp và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay khi phát sinh từ cơ sở, các ngành, cấp không đùn đẩy, né tránh.
Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước, Tổ chức làm cơng tác BTHT&TĐC; có chế tài xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân cán bộ, công chức cả về kinh tế và hành chính khi khơng thực hiện đúng yêu cầu chức trách công việc được giao.
Kịp thời thể chế hoá các quy định mới về cơng tác BTHT&TĐC của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của Hải Phòng.