Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế, xã hội
2.1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội
- Trong giai đoạn 2001-2010, kinh tế của huyện Tân Lạc đã có bƣớc phát triển khá, tăng trƣởng giai đoạn 2001-2005 đạt 9,57%/năm và giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình quân 9,86%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2001 đạt 2,42 triệu đồng, năm 2005 đạt 3,49 triệu đồng, năm 2009 đạt 5,67 triệu đồng và năm 2010 đạt 6,28 triệu đồng, gấp 1,8 lần so với năm 2005.
- Thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn, năm sau cao hơn năm trƣớc, từ 2.055 triệu đồng năm 2000, tăng lên 4.376 triệu đồng năm 2005 và năm 2010 đạt 17.438 triệu đồng; thu ngân sách địa phƣơng từ 44,7 tỷ đồng năm 2005 tăng lên 202,72 tỷ đồng năm 2010.
2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn 2001-2010
Cơ cấu kinh tế của huyện trong hơn 10 năm qua đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực. Tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản có xu hƣớng giảm bình quân mỗi năm khoảng 2,3 điểm phần trăm; từ 65,86% năm 2000 xuống còn 51,50% năm 2005 và năm 2010 giảm cịn 44,01%. Khu vực cơng nghiệp - xây dựng tăng bình quân mỗi năm khoảng 0,7 điểm phần trăm; từ 18,97% năm 2000, tăng lên 22,24% năm 2005 và năm 2010 đạt 26,2%. Tỷ trọng khu vực Dịch vụ - Thƣơng mại tăng từ 15,17% năm 2000 lên 26,26% năm 2005 và năm 2010 đạt 29,79%; tăng bình quân trong 10 năm qua khoảng 1,6 điểm phần trăm/năm.
Tuy cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực song tốc độ chuyển dịch cịn chậm, hiện nay tỷ trọng ngành nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng ngành cơng nghiệp - xây dựng cịn thấp. Vì vậy trong thời gian tới để kinh tế của huyện phát triển với tốc độ cao và ổn định cần có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu sang tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng.
2.1.3.3 Điều kiện về xã hội
Huyện Tân Lạc có 23 xã và 01 thị trấn (thị trấn Mƣờng Khến). Huyện có hệ thống giao thơng khá đa dạng với nhiều cấp đƣờng nhƣ đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ và hệ
thống đƣờng liên xã, liên thôn. Ðến nãm 2010, số hộ đƣợc dùng điện lƣới quốc gia trên toàn huyện đạt khoảng 93%; năm 2013 đã đạt 99,5%. Cơ sở hạ tầng công cộng nhƣ giáo dục, y tế, văn hố, thể thao đƣợc các cấp chính quyền địa phƣơng quan tâm, đầu tƣ đáp ứng nhu cầu của huyện.
Trên địa bàn huyện phần lớn dân số là ngƣời Mƣờng (chiếm 84,5% tổng dân số); ngồi ra cịn có 15% ngƣời Kinh và 0,5% các dân tộc khác. Tân Lạc có nền văn hóa lâu đời với kho tàng văn hóa dân gian khá phong phú, bao gồm các thể loại thơ dài, bài mo, truyện cổ dân gian, dân ca, ví đúm, tục ngữ. Trong đó nền văn hóa Mƣờng Bi là nền văn hóa đặc trƣng với nhiều lễ hội nhƣ hội Đooc Moong, hội ném còn, hội xuống đồng, hội cầu mƣa, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới, lễ hội khai hạ... Trong đó phải kể đến lễ hội khai hạ Mƣờng Bi, đây là lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Mƣờng đƣợc tổ chức vào ngày mồng 7-8 tháng riêng âm lịch hàng năm. Đến với Lễ hội du khách sẽ đƣợc thƣởng thức âm vang của tiếng cồng chiêng, cùng uống rƣợu cần và thƣởng thức các món ăn dân tộc...
Cảnh quan mơi trƣờng của huyện Tân Lạc đa dạng, phong phú và đẹp, với nhiều hang động đã đƣợc xếp hạng, tạo ra các điểm du lịch sinh thái, văn hóa góp phần phát triển kinh tế của huyện, nhƣ khu quần thể di tích lịch sử văn hóa Mƣờng Bi; làng Mƣờng cổ xóm Ải xã Phong Phú; động Hoa Tiên, động Thác Bờ; hang Bƣng ở xã Ngòi Hoa; động Mƣờng Chiềng ở khu 2 thị trấn Mƣờng Khến; khu du lịch sinh thái núi Cột cờ (tiếng địa phƣơng gọi là khụ Dọi); thác Trăng hai tầng ở xã Do Nhân; động Tớn ở xã Nam Sơn; núi đá vôi Pù Luông; thác Khanh ở xã Phú Cƣờng; hang Muối; hang Bụt ở khu 3 thị trấn Mƣờng Khến.
Hiện nay, theo báo cáo của Chi cục Thống kê huyện Tân Lạc, dân số trung bình của huyện là 80.167 ngƣời (gần 19 nghìn hộ). Trong đó dân số thành thị chiếm 5,32%. Phân theo giới tính, nữ chiếm 50,11%; mật độ 150 ngƣời/km2. Dân số trong độ tuổi lao động năm 2010 khoảng 44 nghìn ngƣời, chiếm 55% dân số. Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 36.481 ngƣời, chiếm 83,82% lao động trong độ tuổi; trong đó lao động đang làm việc trong khu vực nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản là 32.871 ngƣời, chiếm 90% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và khu vực phi nông nghiệp chiếm 10%.
Theo thống kê hiện nay lao động thiếu việc làm của huyện chiếm khoảng 16%; lao động nông nghiệp thời gian làm việc chỉ đạt khoảng 70%; số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng, do đó giải quyết việc làm hiện nay là vấn đề bức xúc của huyện.
Trong 10 năm qua do có sự đầu tƣ mạnh mẽ của Nhà nƣớc về phát triển hạ tầng, do thực hiện tốt việc lồng ghép các Chƣơng trình, mục tiêu Quốc gia, các nguồn vốn vào cơng tác xóa đói, giảm nghèo, nên tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm đáng kể, đời sống của nhân dân các dân tộc trong huyện đã từng bƣớc đƣợc cải thiện và ổn định. Từ năm 2006 đến năm 2010, bình quân tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm 2,4%/năm, đến cuối năm 2010 số hộ nghèo của huyện còn 4.068 hộ, 16.258 nhân khẩu, chiếm khoảng 19% (theo tiêu chí hộ nghèo năm 2006).