Xây dựng thế trận quốc phòng

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đường lối quân sự (Trang 28 - 30)

- Phân vùng chiến lược gắn với xây dựng hậu phương chiến lược

+ Thế trận QPTD vững mạnh phải kết hợp chặt chẽ. Phân vùng chiến lược quốc phòng-an ninh, với phân vùng kinh tế-xã hội và xây dựng hậu phương chiến lược vững chắc, theo một ý định. Xây dựng phải đi đôi với bảo vệ.

+ Trong các quy hoạch, phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội và nhiệm vụ quốc phong an ninh và đặc điểm, điều kiện hoàn cảnh của từng địa phương để phân bố lao động, dân cư và phát triển ngành nghề.

+ Kết hợp xây dựng kinh tế với xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, hậu phương chiến lược và hậu cần tại chỗ, nhất là các địa bàn đặc biệt quan trọng.

+ Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả nước và từng địa phương đối phó thắng lợi với mọi tình huống.

Thời bình: đủ sức đánh bại chiến lược”DBHB”, BLLĐ, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội.

Thời chiến, với thế trận quốc phòng-an ninh và hậu phương tại chỗ của từng vùng chiến lược, đảm bảo cho quân và dân ta đối phó kịp thời, đánh trả, kìm giữ quân địch. Tự lực, tác chiến trong từng địa bàn, kể cả trong hoàn cảnh bị bao vây, chia cắt chiến lược, tạo điều kiện cho cả nước giành thắng lợi trong chiến tranh.

- Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trong khu vực phòng thủ chung của cả nước

+ Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) là một chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) là một tổ chức quốc phòng – an ninh địa phương theo địa bàn hành chính, là bộ phận hợp thành và là nền tảng của thế trận QPTD, thế trận an ninh nhân dân.

+ Phải căn cứ vào địa điểm, vị trí, yêu cầu của từng tỉnh (thành phố) để xác định nội dung xây dựng cụ thể nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp về quốc phịng- an ninh trên từng địa phương, đối phó có hiệu quả với mọi tình huống cả thời bình và thời chiến,

+ Bảo vệ tỉnh (thành phố), phối hợp cùng các địa phương khác trong cả nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

+ Khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) được xây dựng toàn diện “vững mạnh về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phịng - an ninh, văn minh về văn hoá - xã hội” vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa bảo đảm cho nhiệm vụ cơ bản, lâu dài.

- Tổ chức phịng thủ dân sự, bảo đảm tồn dân đánh giặc và phòng tránh khắc phục hậu quả chiến tranh

+ Phòng thủ dân sự là một bộ phận trong thế trận phòng thủ chung của cả nước, là hệ thống các biện pháp nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và tiềm lực mọi mặt của đất nước, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch gây nên, thực hiện cấp cứu, phục hồi hệ thống cơng sự, phịng cháy, chửa cháy...

+ Phòng thủ dân sự, được tiến hành trong thời bình và thời chiến, kế hoạch phịng thủ dân sự phải tồn diện, cụ thể, thiết thực phù hợp với yêu cầu kinh tế quốc phòng.

+ Tổ chức phòng thủ dân sự cần tập trung:

* Xây dựng có trọng điểm hệ thống cơng trình phịng thủ dân sự trong thời bình và hồn thiện khi có chiến tranh. Cần có quy hoạch tổng thể, ở đâu có dân là có cơng trình phịng thủ dân sự, chú trọng các khu vực đông người (chợ, trường học…) và các mục tiêu trọng điểm. Yêu cầu cơ quan là phải đảm bảo an toàn cho dân và cơ sở vật chất quan trọng.

* Xây dựng các cơng trình phịng thủ dân sự phải có tổ chức hệ thống chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến cơ sở và thành lập các lực lương chuyên trách, gắn liền với các cơ sở sản xuất, khu dân cư và đơn vị hành chính sự nghiệp, các mục tiêu trọng điểm…

* Có kế hoạch bồi dưỡng và luyện tập các nội dung cụ thể như: thơng báo, báo động, sơ tán, phịng tránh khắc phục hậu quả, chống sập, chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn… Đồng thời thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân để mọi người đều co kiến thức cơ bản, cần thiết về phòng thủ dân sự.

- Kết hợp thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân

+ Sức mạnh tổng hợp trong xây dựng nền QPTD, thế trận QPTD tất yếu phải kết hợp với thế trận an ninh nhân dân.

+ Kết hợp thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân được biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực như: tổ chức triển khai, bố trí sử dụng lực lượng, cả vũ trang và phi vũ trang; phối hợp hoạt động giữ gìn an ninh trật tự; trật tự an toàn xã hội; vận động quần chúng, xây dựng cơ sở vững mạnh,thực hiện nhiệm vụ phòng chống “DBHB”, BLLĐ. Nhất là chuẩn bị kế hoạch phối hợp đối phó với tình huống, địch can thiệp vũ trang hoặc tiến hành chiến tranh xâm lược.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đường lối quân sự (Trang 28 - 30)