I- NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
c. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh:
- Trên cơ sở điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta.
Một nước, đất không rộng, người không đông, luôn phải chống lại những thế lực xâm lược có qn số, trang bị, vũ khí hơn mình, đó là những đế chế phong kiến to lớn thời bấy giờ, buộc cha ông ta phải lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
- Nội dung lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh thể hiện
trong NTĐG của tổ tiên ta
+ Thời nhà Lý chống quân Tống, số lượng quân khoảng 10 vạn người đã chiến thắng gần 30 vạn quân xâm lược Tống. Nhà Lý đã phát động được toàn dân đánh giặc, lựa chọn đúng và kết hợp chặt chẽ phương thức tiến cơng, phịng ngự với phản công.
+ Nhà Trần có khoảng 15 vạn quân thường trực đã đánh bại 60 vạn quân Ngun Mơng. Vì nhà Trần đã “lấy đoản binh, chế trường trận”, trước thế địch mạnh đã rút lui để bảo toàn lực lượng, nhử địch vào sâu trong nội địa, phát động toàn dân đánh giặc, chớp thời cơ phản công giành thắng lợi.
+ Cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, số quân lúc cao nhất khoảng 10 vạn, nhưng đã đánh bại 80 vạn quân Minh xâm lược. Bởi vì Lê Lợi – Nguyễn Trãi đã vận dụng mưu kế “tránh thế ban mai, đánh lúc chiều tà” và triệt để tận dụng yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà trong đánh giặc. Vận dụng cách đánh “vây thành” “diệt viện”, sức dùng một nửa mà công giành gấp đôi.
+ Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, quân ta chỉ có 10 vạn, đã quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Nguyễn Huệ đã thực hiện cách đánh rất sáng tạo, gây bất ngờ cho quân địch “tướng như trên trời rơi xuống, quân như dưới đất chui lên” làm cho Tơn Sĩ Nghị dù cịn đủ qn tướng mà trở tay không kịp.
Như vậy, nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh trở thành nét đặc sắc của NTQS truyền thống Việt nam.