Kết hợp KT với QP-AN trong một số ngành kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đường lối quân sự (Trang 60 - 63)

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU KẾT HỢP XÂY DỰNG KT VỚI QP

c. Kết hợp KT với QP-AN trong một số ngành kinh tế chủ yếu

- Kết hợp KT với QP-AN trong ngành công nghiệp

+ Ngành công nghiệp có vai trị cực kì quan trọng trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kĩ thuật cho toàn bộ nền KT quốc dân. Hoạt động KT trong ngành công nghiệp thường với quy mơ lớn, diện rộng, q trình hoạt động cần gắn liền giữa dân sinh và QP-AN, thời bình cũng như thời chiến, trước mắt cũng như lâu dài.

+ Kết hợp KT với QP-AN trong ngành công nghiệp theo phương thức: Trong quy hoạch phát triển nền cơng nghiệp, cần bố trí các khu cơng nghiệp tương đối đồng đều trên các vùng của đất nước để sẵn sàng huy động cho QP-AN khi có chiến tranh, tốt nhất là bố trí các khu cơng nghiệp gắn với thế bố trí phịng thủ của từng vùng, từng địa phương trên từng tỉnh và cả nước.

Như vậy, Kết hợp KT với QP-AN trong ngành công nghiệp, là nâng cao năng lực của ngành công nghiệp trong việc đáp ứng yêu cầu vật chất kĩ thuật, công nghệ cho QP-AN, sẵn sàng huy động được một số bộ phận của ngành công nghiệp phục vụ cho QP-AN.

- Kết hợp KT với QP-AN trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng

+ Cơng nghiệp quốc phịng là một bộ phận của nền cơng nghiệp đất nước, có chức năng sửa chữa vũ khí, trang bị và sản xuất ra sản phẩm các loại cho quân sự của quốc gia.

+ Công nghiệp quốc phịng cần phải cải tiến theo hướng chun mơn hố, hợp lí hố để phục vụ cho QP-AN theo một kế hoạch thống nhất của quốc gia.

+ Phương hướng xây dựng cơng nghiệp quốc phịng:“phát triển các cơ sở công nghiệp quốc phịng cần thiết, kết hợp cơng nghiệp quốc phịng với cơng nghiệp dân dụng. Phát triển cơng nghiệp quốc phịng và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển KT-XH. Coi trọng sản xuất mặt hàng phục vụ KT, vừa phục vụ QP- AN”.

+ Trước mắt cần tập trung: “xây dựng, phát triển cơng nghiệp quốc phịng, phấn đấu dần dần tự sản xuất được trang bị quan trọng đáp ứng những nhu cầu thiết yếu bảo đảm sức chiến đấu cho LLVT, từng bước tăng cường TLQP đủ sức bảo vệ Tổ quốc”.

- Kết hợp KT với QP-AN trong xây dựng kết cấu hạ tầng xây dựng cơ bản

+ Kết cấu hạ tầng là tổng thể các ngành, các loại hình hoạt động phục vụ quá trình sản xuất xã hội, nhằm bảo đảm tính liên tục của chu chuyển kinh tế để sản xuất được tiến hành bình thường.

* Về giao thơng vận tải, qua trình cải tạo và nâng cấp, xây dựng phải tính đến việc kết hợp KT với QP-AN, xây dựng các tuyến đường vừa co lợi cho cả KT vừa có lợi cho cả QP-AN. Ngồi những tuyến đường giao thơng huyết mạch, phải có nhiều tuyến vịng cung, vịng tránh, xây dựng những đường hầm, đường ngầm ở những đoạn trọng điểm. Ở những thành phố lớn phải nghĩ đến việc phát triển các giao thông ngầm phục vụ yêu cầu sinh hoạt của nhân dân trong thời bình, cơ động lực lượng chiến đấu, sơ tán, phòng thủ dân sự, bảo đảm an tồn khi có chiến tranh xảy ra.

* Về bưu chính viễn thơng, kết hợp KT với QP-AN trong ngành bưu chính viễn thơng phải tính đến việc xây dựng các tuyến thơng tin vịng tránh, các đường cáp ngầm bí mật để bảo đảm chỉ huy liên lạc thơng suốt trong mọi tình huống. Trong quy hoạch ngành bưu chính viễn thông kể cả trung ương và địa phương, phải có phương án động viên một bộ phận sẵn sàng phục vụ theo yêu cầu các nhiệm vụ QP-AN khi chiến tranh xảy ra.

* Về xây dựng cơ bản, những thành phố lớn, đô thị, vùng ven biển, khu công nghiệp, các khu nhà cao tầng, cần tính tốn việc xây dựng cơng trình đó vừa là khu nhà ở, nơi làm việc, khi có chiến tranh có thể cải tạo hình thành những ổ đề kháng chiến đấu cả về mặt đất và trên không.

- Kết hợp KT với QP-AN trong ngành nông lâm, ngư nghiệp

+ Đây là ngành được hình thành trong phạm vi cả nước, trên đất liền cũng như biển đảo. Quá trình CNH,HĐH đất nước sẽ làm cho cơ cấu ngành nông, lâm ngư nghiệp có bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất và lao động.

+ Kết hợp KT với QP-AN trong ngành nông, lâm ngư nghiệp cần lưu ý mấy vấn đề sau:

* Trong hoạch định chiến lược phát triển nông, lâm ngư nghiệp trên phạm vi cả nước cũng như trên từng khu vực gắn với thế trận QP-AN, để tạo ra lực lượng phòng thủ tại chỗ và bảo đảm hậu cần tại chỗ.

* Phân bố lao động trong nơng, lâm ngư nghiệp hợp lí, cân đối nhất là các vùng biên giới, hình thành các cụm dân cư để ln kết hợp với LLVT xây dựng cơ sở chính trị vững chắc, chủ động trong mọi tình huống, giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ và khai thác tốt tài nguyên của đất nước.

* Hệ thống hợp tác xã nơng nghiệp phải được tổ chức chặt chẽ, hình thức phù hợp, đúng theo luật HTX. Đây là lực lượng nồng cốt làm cho kinh tế nông thôn vững mạnh, cũng là nguồn lực lớn nhất huy động làm nhiệm vụ QP-AN khi có nhu cầu.

* Tổ chức các đội đánh cá xa bờ, vừa khai thác được tài nguyên biển vừa làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

* Kết hợp việc phát triển lâm trường với giao rừng cho nhân dân trồng cây, phủ xanh đất trống, đồi trọc với việc hình thành các điểm dân cư tập trung vừa làm cho kinh tế phát triển, chống được lũ lụt, bảo vệ môi trường sinh thái, vừa bảo đảm ngụy trang che dấu cơng trình QP-AN và hoạt động quân sự. Ơ các vùng đó vừa có lực lượng sản xuất, vừa có lực lượng chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chỗ khi có chiến tranh xảy ra, rừng sẽ là “che bộ đội”,”vây quân thù”.

3. Một số biên pháp chủ yếu KT tế với QP-AN

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đường lối quân sự (Trang 60 - 63)