I- NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN
a. Tư tưởng về kế sách đánh giặc
- Tư tưởng
+ Tư tưởng xuyên suốt trong đánh giặc của dân tộc ta là tích cực chủ động tiến công.
+ Cách tiến công. Tiến công liên tục, từ cục bộ đến toàn bộ.
+ Mục tiêu tiến công. Tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và đi đến thắng lợi.
+ Thể hiện tiêu biểu trong lịch sử về vận dụng tư tưởng tiến công.
* Các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40 – 43), của Lí Bí (542 – 544), khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), khởi nghĩa Tây Sơn (1771 – 1789) … đã thể hiện tư tưởng tiến công từ nhỏ đến lớn, từ địa phương lan rộng ra tồn quốc, trong đó cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Tây Sơn đã phát triển thành chiến tranh giải phóng.
* Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, thời Lí đã thực hiện “Tiên phát chế nhân”, chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc, ngồi yên chờ giặc không bằng mang quân diệt trước mũi nhọn của chúng.
* Vua Lý Thái Tông trực tiếp cầm quân đi đánh giặc ở phía Nam, phá thế liên kết của chúng định đánh ta từ hai đầu đất nước.
* Lý Thường Kiệt bất ngờ mở tiến công trước đánh sang Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu phá mưu đồ chuẩn bị tiến công của địch, sau đó chủ động lui về lập tuyến phịng ngự chặn chúng ở sông Như Nguyệt.
* Thời nhà Lý đã kết hợp chặt chẽ phịng ngự ngặn chặn với tích cực chủ động tiến công làm cho quân Tống bị động, tạo thời cơ chuyển sang phản công đánh bại quân Tống xâm lược.
* Quang Trung - Nguyễn Huệ đã đánh tan tành quân xâm lược nhà Thanh.Tư tưởng tích cực chủ động tiến công được thể hiện ở hai giai đoạn.
Lúc đầu quân địch đang mạnh, quân ta đã thực hiện “chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của chúng”, đồng thời dùng mưu kề lừa địch làm cho chúng chủ quan và mắc nhiều sai lầm trong phịng bị.
Sau đó Quang Trung tập trung toàn bộ lực lượng: thuỷ, bộ, kị, tướng binh…tiến cơng liên tục, với quyết tâm “đánh cho nó chích ln bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hồn”, đã tổ chức nhiều trận đánh mang tính quyết định như: Ngọc Hồi, Đống Đa … giành độc lập, thống nhất dân tộc.
- Kế sách đánh giặc.
+ Kế sách đánh giặc là mưu kế sách lược đánh giặc của dân tộc. Kế sách đánh giặc của dân tộc ta rất mềm dẻo, khôn khéo, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao, tạo thế mạnh của ta, phá thế mạnh của giặc, trong đó tiến cơng qn sự ln giữ vai trị quyết định.
* Thời nhà Trần, sau địn tiến cơng qn sự, đã chủ động mở cuộc tiến công ngoại giao, buộc nhà Nguyên phải công nhận “xâm phạm biên cảnh”, công nhận quốc ảnh.
* Lê Lợi, Nguyễn Trãi thực hiện “mưu phạt công tâm”, sau khi đánh tan quân tiếp viện của Liễu Thanh đã vây chặt thành Đông Quan, tranh thủ chiêu hàng quân đội Vương Thông và các ông đã cấp lương thảo, phương tiện cho bọn hàng binh giặc về nước nhằm “dập tắt muôn đời chiến tranh”.
* Quang Trung sau khi tiêu diệt quân giặc ở Ngọc Hồi, Đống Đa đã thiết lập mối bang giao với nhà Thanh để đẩy lùi chiến tranh, xây dựng đất nước.
+ Tư tưởng tích cực chủ động tiến cơng và kế sách đánh giặc mềm dẻo, khôn khéo của dân tộc ta, được quân dân ta qua các thời đại vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo trở thành truyền thống dân tộc. Với truyền thống đó quân dân ta đã đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, dân tộc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Tổ quốc.