VỚI CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG
Hiểu khái quát về kết hợp kinh tế (KT) với quốc phòng(QP) là gắn kết giữa KT
với QP trong một thể thống nhất, nhằm bổ sung, tạo điều kiện, thúc đẩy lẫn nhau cùng nhau phát triển nhịp nhàng với hiệu quả kinh tế - xã hội (KT-XH) cao, KT phát triển, QP vững mạnh góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, nếu chiến tranh xảy ra thì kiên quyết đánh thắng.
1. Cơ sở lí luận
a. Kết hợp KT-QP là yêu khách quan, nảy sinh trong các xã hội có giai cấp,
Nhà nước, quốc phịng và chiến tranh.
- Kết hợp KT - QP không phải là quy luật riêng cho bất cứ chế độ xã hội nào, mà nó là quy luật lịch sử, được thực hiện trong mọi quốc gia có độc lập, chủ quyền.
- Loài người khi mới xuất hiện, đã đồng thời gắn với việc sản xuất ra công cụ lao động, với việc chế tạo ra vũ khí để bảo vệ cuộc sống, lãnh địa và những kết quả lao động của mình.
- Kết hợp kinh tế với quốc phòng là yêu cầu nội sinh của sự phát triển kinh tế, yêu cầu tự vệ và được bảo vệ của nền kinh tế.
b. Quốc phòng, kinh tế và chiến tranh có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau. nhau.
- Kinh tế ln giữ vai trị quyết định đối với quốc phòng và chiến tranh; phát triển kinh tế tạo ra vật chất, kĩ thuật làm cơ sở cho sự nghiệp củng cố quốc phòng. - Hoạt động quốc phịng, tạo ra mơi trường ổn định để phát triển kinh tế, bảo vệ các cơng trình kinh tế, bảo vệ thành quả kinh tế làm ra. Xây dựng, hoạt động quốc phòng sẽ đặt ra cho nền kinh tế những nhu cầu về vật chất, trang bị kĩ thuật… điều đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển phong phú, đa dạng.
c. Xây dựng kinh tế, hoạt động quốc phịng, đều thống nhất ở mục đích nhưng khơng đồng nhất, có sự chế ước lẫn nhau. khơng đồng nhất, có sự chế ước lẫn nhau.
- Mục đích phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng tạo ra sức mạnh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phát triển kinh tế làm giàu cho đất nước, đầu tư quốc phòng để bảo vệ phát triển kinh tế, ổn định chính trị, an tồn xã hội… rất tốn kém.
- Quá trình kết hợp KT-QP phải bổ sung, tạo điều kiện cùng nhau phát triển nhịp nhàng, hiệu quả kinh tế xã hội cao, kinh tế phát triển, quốc phòng vững mạnh. 2. Thực tiễn kết hợp với quốc phòng Việt Nam (3 giai đoạn)
a. Trong lịch sử “dựng nước đi đôi với giữ nước” của dân tộc, tổ tiên ta luôn kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phịng, cả trong thời bình và chiến tranh. kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phịng, cả trong thời bình và chiến tranh.
- Trong thời bình.
+ Tích cực chuẩn bị lực lượng trong dân, bồi dưỡng sức dân, với những chính sách thiết thực như: “Khoan thư sức dân”, “ngụ binh u nông”, “động vi binh, tĩnh vi binh”
+ Kết hợp giữa việc đào sơng ngịi, kênh rạch làm thuỷ lợi với xây dựng làng chiến đấu, thế trận phòng thủ chống quân xâm lược khi chiến tranh xảy ra.
+ Tổ tiên ta rất coi trọng “thế trận, lòng dân” thực hiện “yên dân” để “vẹn đất”, xây dựng thế trận lòng dân.
- Khi chiến tranh xảy ra: Huy động sức người, sức của để đánh giặc cứu
nước, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp “thế trận làng - nước”, “cả nước để đánh giặc”.
Như vậy, tổ tiên ta đã dựng nước, giữ nước bằng kế sách “dân giàu, nước
mạnh”, “nước mạnh, quân hùng”, đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh tổng hợp để dựng nước và giữ nước, đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược to lớn hơn ta nhiều lần.
b. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã kế thừa phát triển kinh nghiệm kết hợp KT-QP của tổ tiên với chất lượng mới
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, thực hiện “vừa lãnh đạo đánh giặc, vừa bồi dưõng lực lượng nhân dân”, “đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nơng là chiến sĩ”, Đảng ta đã tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện. Kết hợp xây dựng hậu phương chiến lược, từng bước xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, vừa bảo đảm đời sống nhân dân, vừa phục vụ cho kháng chiến.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Đảng chủ trương xây dựng CNXH ở miền Bắc - hậu phương lớn của miền Nam. Hậu phương miền Bắc phát triển trở thành nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, đáp ứng được mọi nhu cầu về sức người, sức của cho cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, góp phần giải phóng miền Nam và bảo vệ vững chắc chế độ XHCN miền Bắc.
c. Tù khi đát nước thống nhất, cả nước đi lên CNXH
- Đảng ta xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cuộc cách mạng: xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
- Kết hợp chặt chẽ KT- QP, QP – KT - AN và đối ngoại, “là một nội dung của đường lối kinh tế, là một trong những nguồn lực của sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.”