Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đường lối quân sự (Trang 69 - 71)

I- NGHỆ THUẬT ĐÁNH GIÁ GIỮ NƯỚC CỦA TỔ TIÊN

b. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc:

- Toàn dân đánh giặc, cả nước đánh giặc là truyền thống, nét độc đáo trong

NTQS của dân tộc ta, được thể hiện trong khởi nghĩa và chiến tranh.

+ Truyền thống đó xuất phát từ lịng u nước, thương nịi của nhân dân ta, từ tính chất chính nghĩa, tự vệ của các cuộc kháng chiến. Được các triều đại nước Đại Việt phát triển.

* Thời Trần, kế sách giữ nước tốt nhất là: “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc…”.

* Nguyễn Trãi là phải “phàm mưu việc lớn lấy dân làm gốc”, “yêu dân như con…”.

+ Đó là nguồn gốc, cơ sở hình thành nghệ thuật chiến tranh nhân dân, tồn dân đánh giặc.

- Nội dung cơ bản CTND, toàn dân đánh giặc, được thể hiện trong NTĐG của tổ tiên

+ Lực lượng đánh giặc. là toàn thể dân tộc: “trăm họ là binh, toàn dân đánh giặc”. Mỗi người dân là một người lính, mọi người đều tham gia đánh giặc theo các cương vị của mình.

* Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn quân đi đến đâu “chật đất, người theo đầy đường”.

* Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thì” “Anh đi theo chúa Tây Sơn, em về cày cuốc mà thương mẹ già”.

+ Thế trận đánh giặc của dân tộc ta, là thế trận chiến tranh nhân dân, thực hiện “Cử quốc nghênh địch”, mỗi thơn, xóm, bản, làng là một pháo đài diệt giặc. Thế trận chiến tranh nhân dân làm cho quân địch luôn sa vào thế bị động, chúng đơng mà hố ít, mạnh mà hố yếu.

* Quân Tống, Nguyên, Mông, Thanh là lực lượng mạnh đương thời, khi kéo vào xâm lược Đại Việt, có lúc chúng chiếm được cả kinh thành. Nhưng quân giặc vấp phải thế trận chiến tranh nhân dân, ở đâu và bất cứ nơi nào, chúng cũng có nguy cơ bị tiến cơng ở phía trước, phía sau.

* Quân, dân ta: áp dụng linh hoạt các mưu kế “tiêu thổ”, “thanh nhã”, cất dấu lương thực, đầu độc nguồn nước, triệt hạ các điều kiện bảo đảm của kẻ thù trong chiến đấu, nhanh chóng chuyển thế giặc vào trạng thái tiến khơng được, thốt không xong.

+ Trong đánh giặc, cha ơng ta đã tận dụng địa hình, xây dựng thế trận như: phòng tuyến, mai phục, đánh bất ngờ, công thành, thuỷ chiến, Đồng thời tập trung

lực lượng, tổ chức các cuộc quyết chiến, chiến lược như: trận Như nguyệt, Bạch Đằng, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Đống Đa để giành thằng lợi quyết định trong chiến tranh. Đó được coi như một mẫu mực về nghệ thuật nghi binh, lừa địch, điều địch của tổ tiên ta trong chiến đấu, để giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn đường lối quân sự (Trang 69 - 71)