Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 29 - 36)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.3.2. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội

Kinh tế tập thể và hộ kinh doanh tiếp tục đƣợc khuyến khích phát triển. Năm 2011, tồn huyện có 42 hợp tác xã, trong đó: 28 HTX nơng nghiệp, 14 HTX thƣơng mại, dịch vụ, CNXD; Cấp và đổi giấy phép kinh doanh cho 214 hộ cá thể; Năm 2015, tồn huyện hiện có 58 các hợp tác xã (tăng 16 HTX so với năm 2011), trong đó: 28 HTX nông nghiệp, 25 HTX thƣơng mại du lịch, 5 HTX công nghiệp xây dựng, tổng vốn đăng ký 61.095 triệu đồng (các xã viên cùng góp vốn), với trên

1,000 lao động. Đăng ký kinh doanh mới cá thể đạt 300 hộ, với tổng vốn ĐKKD: 45.000 triệu đồng, 300 lao động; số hộ đăng ký đổi 70 hộ với tổng vốn ĐKKD: 39.880 triệu đồng. Nhìn chung các HTX ngày càng đƣợc củng cố và phát triển.

Thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Đảng và Nhà nƣớc đã có những chủ trƣơng, giải pháp đồng bộ kích thích tăng trƣởng kinh tế. Nhiều cơ chế, chính sách mới ƣu tiên cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững và đảm bảo an ninh xã hội đƣợc thực hiện tạo động lực khuyến khích kính tế xã hội phát triển, nhân dân tin tƣởng vào Đảng và Nhà nƣớc [13]

Đất đai ở Điện Biên thích hợp cho việc sản xuất lâm nghiệp; chăn ni đại gia súc (trâu bị, dê), chăn ni thuỷ sản (tơm càng xanh, cá); phát triển thuỷ điện; trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, bƣởi diễn, đào Pháp, hồng không hạt), trồng rau màu, tre Bát độ, ngô, cao su…

Huyện Điện Biên đã định hƣớng và chỉ đạo các doanh nghiệp, tố chức, cá nhân sang nghiên cứu thị trƣờng tại huyện Phông thong, huyện Mày (Lào) để đầu tƣ phát triển kính tế. Chỉ đạo các xã biên giới phối hợp với cụm bản biên giới huyện Phông Thong làm tốt các tuyên truyền nhân dân thực hiện nghiêm túc Quy chế biên giới, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

a. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế  Sản xuất nông nghiệp

Nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp và xây dựng, dịch vụ: Năm 2011 lần lƣợt là 65%, 31%, 4%; năm 2015 lần lƣợt là 50%, 35%, 15%, đạt chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII [14].

 Phát triển khu kinh tế công nghiệp.

- Công nghiệp chế biến: Chế biến thức ăn gia súc, gia cầm năm 2011 là 2.120 tấn; năm 2015 đạt 2.713 tấn (tăng 593 tấn), đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển chăn nuôi trên địa bàn.

- Công nghiệp khai thác: Tiếp tục đƣợc duy trì phát triển cả về số lƣợng và giá trị; việc đầu tƣ khai thác:

+ Về than: Năm 2011 là 11.940 tấn; năm 2015 đạt 14 nghìn tấn (tăng 2.060 tấn);

+ Đá xây dựng: Năm 2011 là 294.564 m3; năm 2015 đạt 417.330 m3

, tăng 122.766 m3

+ Xi măng: Năm 2011 là 200 nghìn tấn; năm 2015 đạt 341 nghìn tấn (tăng 141 nghìn tấn), góp phần thúc đẩy cơng nghiệp địa phƣơng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại địa bàn, tham gia tích cực vào thị trƣờng trong và ngoài tỉnh; sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng tiếp tục đƣợc duy trì và phát triển.

- Cơng nghiệp sản xuất điện, nƣớc: Sản lƣợng điện phát ra năm 2011 là: 23,8 triệu kw/h; năm 2015 là 54,91 triệu kw/h; Nƣớc máy sản xuất: năm 2011 đạt 0,09 triệu m3; năm 2015 đạt 0,43 triệu m3

.

 Phát triển kinh tế thƣơng mại và dịch vụ

- Hoạt động thƣơng mại: Đã tổ chức tốt việc cung ứng hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, gắn với tăng cƣờng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ thƣơng mại đáp ứng nhu cầu của các thành phần kinh tế và ngƣời dân. Giá cả hàng hóa tƣơng đối ổn định.

- Hoạt động dịch vụ xuất, nhập khẩu qua 2 cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và cửa khẩu Huổi Puốc diễn ra bình thƣờng. Trong đó: năm 2015 đạt tổng số lƣợt phƣơng tiện xuất nhập cảnh 7.008 lƣợt; tổng số lƣợt hành khách xuất nhập cảnh 22.156 lƣợt; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 30.629,433 USD (trong đó: xuất khẩu đạt 17.577.779 USD; nhập khẩu đạt 13.114.654 USD). Thu thuế xuất nhập khẩu và thu đạt 28,94 triệu đồng.

Các doanh nghiệp viễn thông tiếp tục đầu tƣ phát triển, nâng cấp hệ thống thiết bị, mở rộng dung lƣợng và đầu tƣ xây dựng thêm các trạm thu phát sóng thơng tin di động nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân. Tiếp tục mở rộng diện phủ sóng di động đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, đáp ứng tốt yêu cầu dịch vụ thông tin, liên lạc trên địa bàn.

 Lĩnh vực đầu tƣ phát triển

Tình hình thực hiện nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển năm 2015 nguồn vốn giải ngân cho các dự án 694,1 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn đầu tƣ thuộc ngân sách Nhà nƣớc đạt 539 tỷ đồng chiếm 77,7% so với tổng số nguồn vốn.

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (Chƣơng trình xây dựng nơng thơn mới, kiên cố hóa trƣờng lớp học, nhà cơng vụ cho giáo viên (năm 2011, 2012 tiếp chi) thực hiện 104 tỷ đồng chiếm 14,9% so với tổng số nguồn vốn.

- Vốn tín dụng đầu tƣ Nhà nƣớc đạt 28,1 tỷ đồng chiếm 4% so với tổng số nguồn vốn.

- Nguồn vốn đầu tƣ của dân cƣ và doanh nghiệp tƣ nhân (Nhân dân đóng góp Chƣơng trình xây dựng NTM) đạt 11,5 tỷ đồng chiếm 1,7% so với tổng số nguồn vốn.

- Nguồn vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài (Vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân) đạt 11,5 tỷ đồng chiếm 1,7% so với tổng số nguồn vốn.

b. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.  Giao thông vận tải

Các tuyến giao thông chủ yếu của huyện bao gồm:

- Tuyến Quốc lộ 279: Đoạn đi qua huyện có tổng chiều dài 54 km, đƣờng cấp VI miền núi. Đây là tuyến nằm trên đƣờng xuyên Á nối sang Lào tại cửa khẩu quốc tế Tây Trang, nối thông với các tuyến đƣờng tỉnh 139.141...

- Tuyến Quốc lộ12: Đoạn đi qua huyện có chiều dài 29 km, đƣờng cấp VI miền núi

- Đƣờng tỉnh lộ139 và 141 có chiều dài đi qua huyện 24 km, đƣờng cấp IV miền núi.

- Tuyến đƣờng vành đai biên giới phía Nam đoạn Pom Lót - Núa Ngam - Mƣờng Nhà - Mƣờng Lói dài 68 km đang xây dựng đạt cấp V miền núi.

- Hệ thống đƣờng huyện, tổng chiều dài 219,50 km, trong đó đá dăm láng nhựa dài 109,40 km, đƣờng cấp phối dài 42,10 km, đƣờng đất dài 68 km.

- Hệ thống đƣờng xã có tổng chiều dài 27,20 km, trong đó đƣờng láng nhựa là 19,20 km, đƣờng cấp phối dài 3,5 km.

- Hệ thống đƣờng thơn, xóm có chiều dài 452,80 km, trong đó đƣờng láng nhựa dài 8,90 km, bê tông xi măng dài 15,80 km, đƣờng cấp phối 81,50 km, đƣờng đất 346,60 km.

 Thủy lợi

Việc phát triển thuỷ lợi giữ vai trò quan trọng, quyết định đến sự thành bại trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Điện Biên có hệ thống đại thuỷ nơng tự chảy rất thuận lợi cho việc tƣới tiêu bao gồm: Hai kênh chính với chiều dài 25,24 km đã đƣợc kiên cố hố bao quanh lịng chảo. Cùng với hệ thống thuỷ nông Nậm Rốm, xung quanh vùng lòng chảo cịn có hồ chứa nƣớc lớn nhƣ: hồ Pe Luông, Hồng Khếnh, Hồng Sạt. Các cơng trình thuỷ lợi này có thể chủ động cung cấp nƣớc sản xuất cho 4.500 ha.

Hệ thống kênh cấp II, III tƣơng đối hoàn chỉnh và đang từng bƣớc đƣợc kiên cố hoá. Đây là hệ thống mƣơng nội đồng quan trọng, giúp chủ động tƣới tiêu cho các vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất lúa thâm canh cao sản

 Điện

Hệ thống cung cấp điện sản xuất và sinh hoạt của huyện có 111 trạm biến áp. Hệ thống lƣới điện hạ thế 270 km với 250 tuyến. Số hộ sử dụng điện trên địa bàn huyện là 24.016 hộ, tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng điện an toàn đạt 94%.

Hiện tại lƣới điện nông thôn do doanh nghiệp Nhà nƣớc quản lý và một phần do các hợp tác xã quản lý tại các xã Thanh Nƣa, Thanh Luông, Thanh Hƣng, Thanh Chăn và Thanh Yên, phần còn lại do điện lực huyện quản lý.

c. Dân số và lao động.

- Tình hình lao động, giải quyết việc làm: Số ngƣời trong độ tuổi lao động: Năm 2011 là: 64.112 ngƣời Năm 2015 là: 68.338 ngƣời, tăng 4.226 ngƣời so với năm 2011. Số lao động đƣợc giải quyết việc làm năm 2011 là 980 lao động; năm 2015 đạt 1.200 lao động đƣợc giải quyết việc làm (tăng 20% so với NQ XVIII).

- Xóa đói giảm nghèo: Năm 2011 tồn huyện có 6.420 hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới, tỷ lệ hộ nghèo còn 25,2%; năm 2015 là 7.943 hộ (theo QĐ 59/QĐ-TTg, ngày 19/11/2015, giảm nghèo đa chiều GĐ 2016-2020), tỷ lệ hộ nghèo 29,03%, tăng 15,03% so với NQ XVIII.

Bảng 1.2. Dân số của huyện Điện Biên Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số Ngƣời 109.917 111.405 112.506 113.584 114.811 Nam Ngƣời 54.882 55.623 56.266 56.815 57.405 Nữ Ngƣời 55.035 55.782 56.240 56.769 57.406 Tỷ lệ tăng % 1,35 0,99 0,96 1,08 d. Y tế.  Công tác Y tế

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố mạng lƣới y tế từ huyện đến cơ sở, xây dựng các xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, năm 2014 huyện có 5 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đạt 20%. Năm 2015 có 9/25 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia y tế, đạt 36%.

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức khám bệnh, điều trị nội trú và điều trị ngoại trú cấp phát thuốc cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phịng chống HIV/AIDS. Duy trì số giƣờng bệnh tại Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực là là 195 giƣờng.

- Kết quả các chỉ tiêu sự nghiệp y tế của huyện Điện Biên đã đạt đƣợc năm 2015:

+ 01 Trung tâm y tế huyện.

+ 03 phòng khám ĐKKV 21 trạm y tế xã. + Tỷ lệ đạt 4,1 bác sỹ/1 vạn dân;

+ Tỷ lệ bản có nhân viên y tế thơn bản lên 96,1%.

- Chăm sóc trẻ em: Chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ

em. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động và chính sách đối với trẻ em nhƣ: Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi; Quỹ bảo trợ trẻ em của huyện tặng quà cho các cháu, thăm hỏi và tặng q cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo nhân dịp Tết nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6; chỉ đạo triển khai rà soát, quy hoạch các điểm vui chơi cho trẻ em tại các xã; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho trẻ em từ huyện đến cơ sở, vận động xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em huyện.

- Cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS: Tiếp tục duy trì xã điểm lành

mạnh khơng có tệ nạn xã hội; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy, mãi dâm tại một số xã; Năm 2015: Tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – LĐXH tỉnh cho 180 đối tƣợng nghiện ma tuý. Điều trị thay thế cho 810 ngƣời nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại cơ sở điều trị của Trung tâm y tế huyện. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền phịng chống HIV/AIDS, kế hoạch hoạt động tuyên truyền phòng chống lạm dụng ma túy, HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Cơng tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình

Thực hiện các hình thức truyền thơng lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ; tổ chức tốt chiến dịch tăng cƣờng đƣa dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ xuống cơ sở; tổ chức khám phụ khoa, điều trị phụ khoa, khám thai và cấp viên sắt. Đến năm 2015 tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 73,8%; dân số trung bình đến năm 2015 là 114.957 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 11,6%. Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng từ 19,2% năm 2011 xuống còn 14,48 % vào năm 2015.

e. Giáo dục và đạo tạo

- Quy mơ trƣờng lớp, học sinh: Năm 2015: có 99 trƣờng, 1,230 lớp, 29.915 học sinh (tăng 10 trƣờng; 2.140 học sinh so với năm 2011) .Tồn huyện có 80/98 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đạt 81,6% (tăng 31 trƣờng đạt chuẩn so với năm 2011).

- Tỷ lệ huy động năm 2015: MN: huy động trẻ 0 đến 5 tuổi ra lớp đạt 69,3% (tăng 10,2% so với năm 2011); Tiểu học: tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp đạt 100%; THCS: huy động học sinh 11 - 14 tuổi đạt 99,2% (tăng 4,2% so với 2011).

- Chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh chuyển lớp thẳng tăng, năm 2015: TH đạt 99%; THCS đạt 96%; học sinh 5 tuổi hồn thành chƣơng trình giáo dục mầm non đạt 100%.

+ Phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: năm 2011 số xã đƣợc công nhận phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là 13/19 xã đạt tỷ lệ 68,4%; năm 2015 tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: năm 2011 số xã đƣợc công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 là 19/19 xã đạt tỷ lệ 100%, đến năm 2013, tăng 6 xã mới chia tách, có 23/25 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2014; năm 2015 duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Năm 2011, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 19/19 xã, đạt 100%; năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS ở 25/25 xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 29 - 36)