Dân số của huyện Điện Biên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 34)

Nội dung ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số Ngƣời 109.917 111.405 112.506 113.584 114.811 Nam Ngƣời 54.882 55.623 56.266 56.815 57.405 Nữ Ngƣời 55.035 55.782 56.240 56.769 57.406 Tỷ lệ tăng % 1,35 0,99 0,96 1,08 d. Y tế.  Công tác Y tế

- Tiếp tục kiện toàn, củng cố mạng lƣới y tế từ huyện đến cơ sở, xây dựng các xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, năm 2014 huyện có 5 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế, đạt 20%. Năm 2015 có 9/25 xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia y tế, đạt 36%.

Nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, tổ chức khám bệnh, điều trị nội trú và điều trị ngoại trú cấp phát thuốc cho nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phịng chống HIV/AIDS. Duy trì số giƣờng bệnh tại Trung tâm y tế huyện và phòng khám đa khoa khu vực là là 195 giƣờng.

- Kết quả các chỉ tiêu sự nghiệp y tế của huyện Điện Biên đã đạt đƣợc năm 2015:

+ 01 Trung tâm y tế huyện.

+ 03 phòng khám ĐKKV 21 trạm y tế xã. + Tỷ lệ đạt 4,1 bác sỹ/1 vạn dân;

+ Tỷ lệ bản có nhân viên y tế thơn bản lên 96,1%.

- Chăm sóc trẻ em: Chỉ đạo các xã thực hiện tốt công tác bảo vệ chăm sóc trẻ

em. Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động và chính sách đối với trẻ em nhƣ: Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dƣới 6 tuổi; Quỹ bảo trợ trẻ em của huyện tặng quà cho các cháu, thăm hỏi và tặng q cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo nhân dịp Tết nguyên đán, ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6; chỉ đạo triển khai rà soát, quy hoạch các điểm vui chơi cho trẻ em tại các xã; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho trẻ em từ huyện đến cơ sở, vận động xây dựng quỹ Bảo trợ trẻ em huyện.

- Cai nghiện ma túy và phòng chống HIV/AIDS: Tiếp tục duy trì xã điểm lành

mạnh khơng có tệ nạn xã hội; tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền phòng chống tệ nạn ma túy, mãi dâm tại một số xã; Năm 2015: Tổ chức cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – LĐXH tỉnh cho 180 đối tƣợng nghiện ma tuý. Điều trị thay thế cho 810 ngƣời nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone tại cơ sở điều trị của Trung tâm y tế huyện. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền phịng chống HIV/AIDS, kế hoạch hoạt động tuyên truyền phòng chống lạm dụng ma túy, HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Công tác Dân số - Kế hoạch hố gia đình

Thực hiện các hình thức truyền thơng lồng ghép dịch vụ KHHGĐ, nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc thực hiện chính sách Dân số KHHGĐ; tổ chức tốt chiến dịch tăng cƣờng đƣa dịch vụ chăm sóc SKSS - KHHGĐ xuống cơ sở; tổ chức khám phụ khoa, điều trị phụ khoa, khám thai và cấp viên sắt. Đến năm 2015 tỷ lệ các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 73,8%; dân số trung bình đến năm 2015 là 114.957 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 11,6%. Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng từ 19,2% năm 2011 xuống còn 14,48 % vào năm 2015.

e. Giáo dục và đạo tạo

- Quy mơ trƣờng lớp, học sinh: Năm 2015: có 99 trƣờng, 1,230 lớp, 29.915 học sinh (tăng 10 trƣờng; 2.140 học sinh so với năm 2011) .Tồn huyện có 80/98 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, đạt 81,6% (tăng 31 trƣờng đạt chuẩn so với năm 2011).

- Tỷ lệ huy động năm 2015: MN: huy động trẻ 0 đến 5 tuổi ra lớp đạt 69,3% (tăng 10,2% so với năm 2011); Tiểu học: tỷ lệ huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp đạt 100%; THCS: huy động học sinh 11 - 14 tuổi đạt 99,2% (tăng 4,2% so với 2011).

- Chất lƣợng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ học sinh chuyển lớp thẳng tăng, năm 2015: TH đạt 99%; THCS đạt 96%; học sinh 5 tuổi hoàn thành chƣơng trình giáo dục mầm non đạt 100%.

+ Phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi: năm 2011 số xã đƣợc công nhận phổ cập giáo dục giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi là 13/19 xã đạt tỷ lệ 68,4%; năm 2015 tiếp tục duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi;

+ Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi: năm 2011 số xã đƣợc công nhận phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1 là 19/19 xã đạt tỷ lệ 100%, đến năm 2013, tăng 6 xã mới chia tách, có 23/25 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 năm 2014; năm 2015 duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.

+ Phổ cập giáo dục trung học cơ sở: Năm 2011, duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở tại 19/19 xã, đạt 100%; năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS ở 25/25 xã.

1.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.4.1. Kết quả 5 năm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015

Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, vƣợt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII và đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng:

Kinh tế tiếp tục tăng trƣởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng xác định, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Bình quân lƣơng thực đạt 790 kg/ngƣời/năm. Tốc độ tăng trƣởng đàn gia súc, gia cầm, thủy sản đạt kết quả khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 2.3 lần so với năm 2010. Thu ngân sách trên địa bàn tăng từ 10 - 15%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh dịch vụ tăng bình quân 20,4%/năm. Tổng mức đầu tƣ toàn xã hội tăng 11,5 lần so với năm 2010. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc tăng cƣờng. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả khả quan.

Các mặt văn hóa - xã hội tiếp tục phát triển, đạt nhiều kết quả tích cực; an ninh xã hội đảm bảo; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên.

Chính trị ổn định, khối đại đồn kết các dân tộc đƣợc giữ vững; QP - AN đƣợc tăng cƣờng, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Quan hệ đối ngoại và hợp tác phát triển tiếp tục mở rộng theo đƣờng lối đối ngoại của Đảng, Nhà nƣớc.

1.4.2. Các hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém

Nông nghiệp: Tốc độ tăng trƣởng sản xuất nông nghiệp chƣa thật sự bền vững, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Tổ chức thực hiện một số chƣơng trình, dự án cịn chậm. Bên cạnh những chỉ tiêu kinh tế xã hội đã đạt đƣợc vẫn còn một số chỉ tiêu chƣa hồn thành.

Lâm Nghiệp: Cơng tác quản lý bảo vệ rừng chƣa chặt chẽ, ý thức chấp hành pháp luật về quản lý bảo vệ rừng của ngƣời dân chƣa cao; cấp ủy, chính quyền một số xã cịn coi nhẹ cơng tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng cịn thấp, kế hoạch trồng rừng khơng đạt chỉ tiêu (do khơng có kinh phí).

Cơng tác xây dựng quy hoạch: Quy hoạch chi tiết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; quy hoạch còn chồng chéo, chất lƣợng quy hoạch cịn thiếu đồng bộ, tính khả thi chƣa cao. Công tác quản lý quy hoạch chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Công tác môi trƣờng, tài nguyên, khoáng sản: Việc xử lý các trƣờng hợp vi phạm pháp luật về đất đai tồn tại từ các năm trƣớc chƣa dứt điểm. Công tác xử lý về vi phạm khai thác cát, sỏi của các tổ chức và cá nhân còn chƣa triệt để.

Đầu tƣ phát triển: Tiến độ triển khai một số cơng trình, dự án cịn chậm. Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách còn hạn chế, dàn trải; thu nhập của ngƣời dân còn thấp. Việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức, các thành phần kinh tế, nguồn vốn trong dân để đầu tƣ cho xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tƣ cho phát triển sản xuất cịn gặp nhiều khó khăn.

Văn hóa, thể thao: Phong trào văn hóa thể dục thể thao một số môn chƣa phát triển đồng đều giữa các xã vùng lịng chảo và xã vùng ngồi; chất lƣợng hoạt động của một số bản văn hóa cịn thấp.

Y tế: Số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân còn thấp; tỷ lệ ngƣời dân khám, chữa bệnh vƣợt tuyến cịn cao.

Cơng tác chỉ đạo, điều hành: Năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành của một số phòng ban, cơ quan chun mơn, chính quyền cơ sở cịn hạn chế, chƣa chủ động tham mƣu, đề xuất các giải pháp để quản lý, chỉ đạo điều hành; nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, công chức chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ.

Kết cấu hạ tầng còn thiếu và chƣa đồng bộ; nguồn vốn đầu tƣ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển. Các văn bản hƣớng dẫn chi tiết để thi hành còn chƣa kịp thời; do thay đổi về cơ chế chính sách, Luật xây dựng, Luật đầu tƣ cơng, Luật đất đai; trình độ dân trí của một bộ phận nhân dân cịn thấp cùng với những tác động của thời tiết khí hậu diễn biến bất thƣờng .... đã tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện trong 5 năm vừa qua.

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở cơ sở về thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc để nhân dân đồng thuận, ủng hộ còn hạn chế. Chƣa huy động đƣợc nhiều nguồn lực để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

- Sự đôn đốc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của một số cơ quan, đơn vị có lúc chƣa cao, cịn tƣ tƣởng ngại va chạm, sợ sai, điều hành chƣa cụ thể, chƣa bám sát. Tính chủ động xử lý của cấp cơ sở còn yếu, huy động nguồn lực của một số cơ sở cịn khó khăn. Trách nhiệm của một số ngƣời đứng đầu các đơn vị còn hạn chế. Chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở ở một số xã còn yếu.

- Một bộ phận nhân dân cịn tâm lý ỷ lại, trơng chờ vào sự đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc; chƣa thực sự cầu thị và vƣơn lên để thốt nghèo, làm giàu chính đáng.

- Kỹ năng hành chính một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn yếu; phƣơng thức, kỷ cƣơng và lề lối làm việc ở một số cơ quan, đơn vị chậm đƣợc đổi mới.

- Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cấp, các ngành chƣa nghiêm túc, một số báo cáo của các ngành không đánh giá đƣợc nguyên nhân các chỉ tiêu còn tồn tại, hạn chế, những vƣớng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện; không đề xuất đƣợc phƣơng án tham mƣu giải quyết theo thẩm quyền, còn đùn đẩy lên cấp trên giải quyết.

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Các loại hình sử dụng đất nơng nghiệp tại huyện Điện Biên:

- Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Bao gồm các loại đất nơng nghiệp theo diện tích tự nhiên trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đánh giá tài nguyên đất và đề xuất sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, nhằm xác định khả năng đất đai cho các loại hình sử dụng đất đai (LHSDĐĐ), trong đó chú trọng các yếu tố địa mạo và thổ nhƣỡng. Nội dung đánh giá theo hƣớng đánh giá bán định lƣợng phản ánh các yêu cầu của LHSDĐĐ với đặc điểm của đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) và đƣợc xét trên quan điểm địa lý tự nhiên ứng dụng.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí của huyện Điện Biên trong tỉnh Điện Biên

2.2. Nội dung, nghiên cứu

- Điều tra thực trạng và biến động sử dụng đất chính của huyện Điện Biên. - Đánh giá đặc điểm tài nguyên đất của huyện Điện Biên.

- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất chính (hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu qủa môi trƣờng)

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý trên cơ sở kết quả nghiên cứu đánh giá LHSDĐ của huyện Điện Biên

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phƣơng pháp thu thập tổng hợp, phân tích, kết quả các nghiên cứu liên quan

Đề tài phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan về ảnh hƣởng của phát triển kinh tế - xã hội đến chất lƣợng, số lƣợng đất sản xuất nơng nghiệp và chính sách của nhà nƣớc, của địa phƣơng có liên quan. Sử dụng để đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đánh giá thích nghi đất đai cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp sử dụng hợp lý đất đai của huyện.

2.3.2. Phƣơng pháp điều tra số liệu sơ cấp

Phƣơng pháp đánh giá nơng thơn có ngƣời dân tham gia (Particpatory Rural Appraisal, PRA): Sử dụng 50 phiếu điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất để phỏng vấn và khảo sát tình hình sản xuất nơng nghiệp cùng với ngƣời dân.

2.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu điều tra

Xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê và sử dụng phần mềm Excel

2.3.4. Phƣơng pháp phân tích mẫu đất

Đào và lấy mẫu đất theo và TCVN 9487 : 2012, tiến hành lấy 10 phẫu diện, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích theo các phƣơng pháp phân tích theo bảng sau:

Bảng 2.1. Các phương pháp phân tích mẫu đất

TT Chỉ tiêu/đơn vị tính Phƣơng pháp phân tích

1 pHKCl pH – mét

2 Chất hữu cơ (%) Tiurin/Walkley Black)

3 Đạm tổng số (%) Kjeldahl

5 Kali tổng số (%) Quang kế ngọn lửa 6 Lân dễ tiêu (mg/100g đất) Oniani

7 Kali dễ tiêu (mg/100g đất) Quang kế ngọn lửa (chiết bằng H2SO4 0,1N)

8 Ca2+ (lđl/100g đất) Complexon

9 Mg2+ (lđl/100g đất) Complexon

10 CEC (lđl/100g đất) Amoni – Axetat [pH7]

11 Fe2+ + Fe3+ (mg/100g đất) Complexon

12 Al3+ (mg/100g đất) Sokolop

13 TP cấp hạt (3 cấp theo FAO) Pipet

2.3.5. Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế

Để tính hiệu quả sử dụng đất trên 1 ha của các LUT trên 1 năm, đề tài sử dụng các chỉ tiêu sau:

Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong 1 kỳ nhất định (một năm).

Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thƣờng xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.

Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.

GTGT = GTSX – CPGT

Thu nhập hỗn hợp trên 1 ha đất nông nghiệp (TNHH/1 ha) TNHH = GTGT – T- A- Clđ

Trong đó: T: thuế sử dụng đất và thuế khác A: khấu hao tài sản cố định

Clđ: chi phí lao động đi th (nếu có)

+ Hiệu quả kinh tế tính trên 1 đồng chi phí trung gian (GTGT/CPTG, GTHH/CPTG): Đây là chỉ tiêu tƣơng đối của hiệu quả, nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi và thu dịch vụ.

+ Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi (TNHH/LĐ). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tƣ lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của ngƣời lao động.

Các chỉ tiêu phân tích đƣợc đánh giá định lƣợng (giá tƣơng đối) đƣợc tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mực độ cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

Hiệu quả xã hội

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lƣợng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, do thời gian có hạn, chúng tơi chỉ để cập đến một số chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất nông nghiệp huyện điện biên, tỉnh điện biên (Trang 34)