Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa bàn huyện bình chánh (Trang 43 - 48)

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Bình Chánh

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Qua 5 năm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX, kinh tế trên địa bàn huyện vẫn đƣợc giữ vững và tiếp tục tăng trƣởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực,

tỷ trọng khu vực kinh tế cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm.

Tăng trƣởng kinh tế: giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 21,03%/năm (tăng 5,03% so với chỉ tiêu kế hoạch) cao hơn bình qn tồn Thành phố (11,8%).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo hƣớng tích cực, ngành cơng nghiệp - xây

dựng ngày càng phát huy đƣợc thế mạnh, khẳng định đƣợc vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bảng 2. 2: Tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 2005 - 2015, huyện Bình Chánh

ST

T Chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội ĐVT

THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015

1 Giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) đồng Tỷ 2.073,22 5.384,67 6.443,21

-Nông lâm thủy sản " 292,63 365,40 393,12 -Công nghiệp- xây dựng " 1.348,93 4.009,38 4.825,60 -Thƣơng mại- dịch vụ " 431,65 1.009,89 1.224,49

2 Giá trị sản xuất (giá thực tế)

Tỷ

đồng 3.023,38 7.452,12 8.718,56

-Nông lâm thủy sản " 482,02 1.030,79 1.113,12 -Công nghiệp- xây dựng " 1.721,22 4.199,57 5.034,00 -Thƣơng mại- dịch vụ " 820,14 2.221,76 2.571,44

3 Cơ cấu giá trị sản xuất %

3.1

Cơ cấu giá trị sản xuất (giá cố

định) % 100,00 100,00 100,00

-Nông lâm thủy sản " 14,11 6,79 5,98 -Công nghiệp- xây dựng " 65,06 74,46 74,99 -Thƣơng mại- dịch vụ " 20,82 18,75 19,03

3.2

Cơ cấu giá trị sản xuất (giá

thực tế) % 100,00 100,00 100,00

-Nông lâm thủy sản " 15,94 13,83 12,68 -Công nghiệp- xây dựng " 56,93 56,35 57,79 -Thƣơng mại- dịch vụ " 27,13 29,81 29,52

ST

T Chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội ĐVT

THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 (điều tra mức sống) u đồng -Thành thị " 15,00 38,00 40,00 -Nông thôn " 9,00 32,00 34,00

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bình Chánh.

2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:

a. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

Giai đoạn 2011-2015, giá trị sản xuất tăng bình qn 24,34%/năm.

- Về khu cơng nghiệp và cụm công nghiệp: đã thành lập và đi vào hoạt động gồm 02 khu công nghiệp (KCN Lê Minh Xuân, KCN Vĩnh Lộc) và 01 cụm công nghiệp (cụm tiểu thủ công nghiệp Lê Minh Xuân).

- Ngồi ra trên địa bàn Huyện cịn các khu, cụm công nghiệp đang triển khai thực hiện: Khu công nghiệp (Lê Minh Xuân II 338ha; Lê Minh Xuân III 242ha; Lê Minh Xuân mở rộng 120ha, Vĩnh Lộc mở rộng 56,1ha; An Hạ 123,5ha; Phong Phú 148,4ha), Cụm công nghiệp (Tổng công ty nơng nghiệp Sài Gịn 89ha, Trần Đại Nghĩa 50ha, Quy Đức 70ha, Tân Túc 30ha, Đa Phƣớc 90ha).

b.Thƣơng mại - dịch vụ:

Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trƣởng bình quân 18,53%/năm.

Nhìn chung, hoạt động thƣơng mại - dịch vụ đang có xu hƣớng phát triển mạnh về số lƣợng và chất lƣợng, nhất là lĩnh vực dịch vụ.

c. Nông lâm thủy sản:

Nông nghiệp vẫn là một thế mạnh và không thể coi nhẹ trong một số năm trƣớc mắt, vấn đề quan trọng là phải thúc đẩy nông nghiệp phát triển đúng hƣớng để vừa tạo việc làm cho lực lƣợng lao động, vừa theo kịp đƣợc trình độ tiên tiến trong nƣớc và khu vực, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với tôn tạo và làm đẹp cảnh quan, góp phần xứng đáng vào phát triển kinh tế xã hội của Huyện.

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và mức sống dân cư:

Năm 2016, dân số trung bình tồn Huyện khoảng 467,46 ngàn ngƣời, chiếm 6,22% dân số tồn Thành phố. Mật độ dân số trung bình của Huyện vào khoảng

1.851ngƣời/km2.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn (71,33% tổng dân số). Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện chuyển dịch theo đúng định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng “công nghiệp - thƣơng mại; dịch vụ - nông nghiệp”, lao động trong ngành nông -lâm - nuôi trồng thủy sản ngày một giảm, lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thƣơng mại, công nghiệp ngày một tăng nhanh.

Bảng 2. 3: Thống kê dân số - lao động trên địa bàn qua các năm

CHỈ TIÊU Đơn vị tính

THỰC HIỆN QUA CÁC NĂM Năm 2005 Năm 2010 Năm 2016 Tổng số hộ Hộ 83.146 118.682 128.750

Dân số trung bình Ngƣời 311.702 446.084 467.459 Số ngƣời trong độ tuổi lao động Ngƣời 222.031 318.075 333.419

Tỉ lệ so với dân số % 71,23 71,30 71,33

Số LĐ đang làm việc Ngƣời 121.252 165.704 173.644 T/ đó: + Lao động NL nghiệp Ngƣời 38.515 13.879 12.581 + Lao động CN+XD Ngƣời 46.929 87.515 80.545 + Lao động dịch vụ Ngƣời 35.808 64.310 80.519 Tỉ lệ so với nguồn lao động % 54,61 52,10 52,08

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Chánh)

Tỷ lệ tăng dân số trong độ tuổi lao động trong những năm qua luôn tăng. Nguyên nhân là do các khu công nghiệp Lê Minh Xuân, Vĩnh Lộc… thu hút đƣợc nguồn lao động lớn từ nội thành và các tỉnh khác đến.

Nhìn chung, trong thời gian qua cơng tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm luôn đƣợc địa phƣơng quan tâm, tăng cƣờng công tác giải quyết việc làm, tạo ra

nhiều việc làm mới, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trƣờng…

2.1.2.4. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

a. Khu vực đô thị

Theo thống kê đất đai năm 2017, diện tích đất đơ thị của huyện Bình Chánh có 855,40 ha (thị trấn Tân Túc), chiếm 3,39% diện tích tự nhiên của huyện. Dân số

đô thị 15.119 ngƣời, mật độ dân số bình quân 1.767 ngƣời/km2, diện tích đất ở

67,34 ha, bình quân đất ở trên ngƣời là 44,54 m2/ngƣời, con số này phù hợp so với

quy định về tiêu chuẩn đất ở đô thị.

Thị trấn Tân Túc có chức năng trung tâm của huyện Bình Chánh và khu vực. Thị trấn đƣợc xác định là một đô thị phụ cận vệ tinh, là trung tâm hành chính, văn hố, thể dục thể thao, cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; thƣơng mại dịch vụ, khu dân cƣ tập trung xây dựng mới … chủ yếu phân bố ngay trên các tuyến đƣờng trung tâm của thị trấn. Trong những năm gần đây, khu vực đơ thị có nhiều thay đổi. Các cơng trình xây dựng nhƣ trụ sở làm việc của các cơ quan, cơng trình phúc lợi xã hội, mạng lƣới điện chiếu sáng đô thị, mạng lƣới thông tin, bƣu điện, phát thanh truyền hình, dịch vụ ngân hàng, thƣơng mại, du lịch… nhà ở đang đƣợc cải tạo, nâng cấp với kiến trúc khang trang.

Tỷ lệ nhà kiên cố, bán kiên cố tăng lên đáng kể. Hệ thống công viên, vƣờn hoa, khu vui chơi giải trí hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng. Đây là hạn chế trong việc nâng cao đời sống tinh thần của ngƣời dân, cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới.

b. Khu vực nơng thơn

Diện tích đất khu vực nơng thơn của huyện là 24.399 ha, chiếm 96,61% diện tích tự nhiên. Dân số nơng thơn có 428.838 ngƣời, chiếm 96,13% dân số của huyện,

bình quân 1.758 ngƣời/km2, diện tích đất ở nơng thơn là 2.470 ha, bình qn có 57,6

m2/ngƣời.

Các điểm dân cƣ nông thôn phân bố tập trung thành từng ấp dọc theo các trục giao thơng chính, gần chợ, ven sông, rạch để thuận lợi cho việc sinh hoạt và trồng trọt, chăn nuôi. Điều kiện nhà ở của ngƣời dân trong huyện còn thấp, số nhà đơn sơ chiếm tỷ lệ cao, trong khi loại nhà kiên cố chỉ chiếm tỷ lệ thấp, mật độ xây

dựng bình qn thấp. Tuy nhiên tại các khu vực đơ thị giáp ranh nội thành, có nơi mật độ xây dựng dân cƣ rất cao.

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thơng, điện, bƣu chính viễn thơng, cơ sở văn hố xã hội phục vụ công cộng trong các khu dân cƣ, đã có nhiều đổi mới và từng bƣớc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sinh hoạt, phân gia súc chƣa tốt, đặc biệt là việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học đã gây nên ô nhiễm cục bộ cho từng khu vực [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa bàn huyện bình chánh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)