Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay của ngân

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 26)

thương mại

1.3.1. Khái niệm

Thẩm định tài chính dự án được coi là có chất lượng tốt khi nó thoả mãn được các yêu cầu mà ngân hàng và khách hàng đặt ra.

Yêu cầu của ngân hàng đối với việc thẩm định tài chính dự án là thời gian ngắn và chi phí thẩm định thấp, đánh giá được chính xác hiệu quả tài chính của dự án, làm căn cứ chính yếu nhất để ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng đắn: cho vay hay không, cho vay bao nhiêu, thời hạn vay bao lâu, phương thức giải ngân, hình thức thu nợ thế nào cho phù hợp…nhằm hạn chế tối đa được rủi ro nhưng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư với những dự án tốt.

Yêu cầu của khách hàng là được tài trợ đủ nhu cầu vốn với thời hạn và lãi suất phù hợp, thời gian thẩm định hợp lý không bị lỡ thời cơ kinh doanh, được ngân hàng cung cấp các tiện ích khác như tư vấn tài chính …

Vì dự án vừa là cơ hội đầu tư của khách hàng vừa là cơ hội đầu tư của ngân hàng nên việc thẩm định tài chính dự án được đánh giá là có chất lượng tốt khi nó đáp ứng đồng thời yêu cầu của cả hai bên. Do đó, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng chính là nâng cao sự thoả mãn hai yêu cầu nói trên. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án là các chỉ tiêu thể hiện mức độ thoả mãn yêu cầu đặt ra của ngân hàng và khách hàng.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án

Chất lượng thẩm định tài chính dự án thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:

- Thời gian thẩm định - Chi phí thẩm định

- Chất lượng của báo cáo thẩm định - Chất lượng các quyết định cho vay

- Việc cung cấp những tư vấn cho khách hàng

1.3.2.1. Thời gian thẩm định

Để thẩm định một dự án trước hết cần thu thập thơng tin, phân tích, đánh giá và tổng hợp các thơng tin đó nhằm đưa ra kết luận chính xác về tính khả thi của dự án. Để thực hiện được những cơng việc trên địi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định. Trong điều kịên cạnh tranh gay gắt như hiện

nay, chi phí cơ hội của dự án là rất lớn, thời gian đối với chủ đầu tư là vàng là bạc, các khách hàng khi đến với ngân hàng luôn mong muốn được ngân hàng trả lời sớm nhất dù cho vay hay khơng cho vay. Vì vậy u cầu đặt ra cho các ngân hàng là cần phải tổ chức thẩm định và thiết lập hệ thống công nghệ hỗ trợ phù hợp sao cho thời gian thẩm định phải đủ để tổ chức khâu thẩm định được kỹ càng nhưng không được quá dài sẽ làm mất cơ hội đầu tư của khách hàng. Có như vậy mới đảm bảo cơ hội đầu tư cho cả ngân hàng và khách hàng.

1.3.2.2. Chi phí thẩm định

Chi phí thẩm định bao gồm tất cả các chi phí cần thiết mà ngân hàng phải chi trả cho việc tiến hành thẩm định dự án như chi phí mua thơng tin, cơng tác phí của cán bộ đi thẩm định và các chi phí khác…Hơn nữa trong cùng một thời gian, ngân hàng phải trả lời cho vay hay không cho vay đối với nhiều dự án khác nhau vì vậy chi phí thẩm định của ngân hàng cịn bao gồm cả chi phí cơ hội đối với việc xem xét cho vay dự án khác cùng thời điểm.

Thu nhập của ngân hàng từ dự án là tiền lãi vay và các khoản phí dịch vụ cung ứng.

Là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy khi tiến hành thẩm định tài chính dự án ngân hàng cần phải so sánh thu nhập của ngân hàng từ dự án và chi phí thẩm định. Nếu chi phí thẩm định mà quá lớn so với thu nhập nhận được từ dự án thì ngân hàng vẫn có thể từ chối cho vay dù dự án hiệu quá.

1.3.2.3. Chất lượng báo cáo thẩm định

Báo cáo thẩm định là sự thể hiện kết quả cuối cùng của tồn bộ q trình thẩm định dự án. Báo cáo này có vai trị rất quan trọng vì nó là căn cứ hàng đầu để ngân hàng ra các quyết định cho vay, là cơ sở để tiến hành tái thẩm định.

báo cáo thẩm định có chất lượng tốt phải được trình bày khoa học, đầy đủ, chính xác và khách quan, sát với thực tế khi dự án đi vào hoạt động. Báo cáo thẩm định tốt phải giúp người đọc nắm bắt được những thông tin cơ bản nhất về hiệu quả tài chính của dự án, phải thể hiện được các quyết định và chứng minh được tính hợp lý của các quyết định tài trợ cho dự án.

1.3.2.4. Chất lượng các quyết định cho vay

Vì mục tiêu cuối cùng của thẩm định tài chính dự án là để ngân hàng đưa ra các quyết định cho vay một cách hợp lý nên chất lượng các quyết định cho vay cũng phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án.

Chất lượng các quyết định cho vay thể hiện thông qua hiệu quả hoạt động của các dự án được ngân hàng tài trợ và kết quả hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng.

Khi bỏ vốn tài trợ cho một dự án, ngân hàng bao giờ cũng mong muốn dự án hoạt động có hiệu quả để đảm bảo thu hồi được cả vốn và lãi. Thẩm định tài chính dự án là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay khơng. Điều đó có nghĩa là các dự án được ngân hàng tài trợ vốn là các dự án được ngân hàng thẩm định là có hiệu quả. Vì vậy các dự án đã được xét duyệt cho vay mà hoạt động tốt theo đúng dự kiến chứng tỏ ngân hàng đã ra quyết định đúng đắn hay chất lượng thẩm định tài chính dự án tốt. Ngược lại, nếu dự án được ngân hàng cho vay hoạt động không hiệu quả - điều đó thể hiện sự yếu kém trong chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng.

Hiệu quả hoạt động của các dự án tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động cho vay theo dự án của ngân hàng, hay nói cách khác kết quả hoạt động cho vay theo dự án phần nào cũng phản ánh chất lượng các quyết định cho vay. Nếu các quyết định cho vay đúng đắn, dự án hoạt động có hiệu quả sẽ làm tăng dư nợ, giảm tỷ lệ nợ quá hạn của hoạt động cho vay theo dự án. Nếu các quýêt định cho vay không hợp lý, dự án hoạt động khơng có hiệu quả sẽ làm tăng tỷ lệ nợ quá hạn, có thể làm cho ngân hàng bị mất vốn,…

1.3.2.5. Việc cung cấp những tư vấn cho khách hàng

Thẩm định tài chính dự án có chất lượng tốt sẽ mang lại cho cán bộ ngân hàng cái nhìn sâu sắc về dự án, từ đó có thể tư vấn cho khách hàng nhiều vấn đề hữu ích như: kế hoạch kinh doanh phù hợp, phương án về nguồn vốn sao cho hiệu quả,…Những tư vấn này sẽ giúp doanh nghiệp triển khai dự án được tốt hơn, đồng thời ngân hàng cũng có lợi ích hơn khi cho vay các dự án hiệu quả.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án

Để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính dự án địi hỏi cán bộ thẩm định phải nắm vững các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án. Các nhân tố này được chia thành hai nhóm chính: nhóm nhân tố về phía ngân hàng và nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng.

1.3.3.1. Nhóm nhân tố về phía ngân hàng.

 Tổ chức công tác thẩm định

Cơng tác thẩm định tài chính dự án bao gồm nhiều giai đoạn và được thực hiện bởi sự phối hợp của nhiều người nên tổ chức cơng tác thẩm định có ảnh hưởng khơng nhỏ tới thẩm định tài chính dự án. Nếu cơng tác này được tổ chức một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân phù hợp với trình độ chun mơn, có kiểm tra giám sát chặt chẽ, chất lượng thẩm định tài chính dự án sẽ tốt hơn.

 Chất lượng của đội ngũ cán bộ:

Đội ngũ cán bộ là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng thẩm định tài chính dự án. Do tính chất phức tạp, hàm chứa nhiều vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực trong cơng tác thẩm định tài chính dự án, địi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ chun mơn vững vàng, sự hiểu biết tồn diện về những vấn đề cần thẩm định như: hiểu biết về lĩnh vực doanh nghiệp đầu tư, hiểu biết về sự phát triển chung của nghành, của nền kinh tế,…cũng như phải nắm vững các quy định, quy chế liên quan đến hoạt động cho vay.

Bên cạnh yêu cầu có kiến thức chuyên sâu, hiểu biết rộng, các cán bộ thẩm định cần phải có phẩm chất đạo dức tốt nhằm giúp cho ngân hàng tránh gặp phải rủi ro đạo đức.

Chất lượng đội ngũ cán bộ là hết sức quan trọng nhưng nếu số lượng cán bộ thẩm định quá ít so với yêu cầu tất yếu xảy ra hiện tượng mỗi cán bộ phải thực hiện khối lượng cơng việc q tải, từ đó dẫn đến việc thẩm định thiếu kỹ càng, kém hiệu quả. Do đó số lượng cán bộ quá ít cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án.

 Thơng tin

Thẩm định tài chính dự án được thực hiện trên cơ sở phân các thông tin trực tiếp và gián tiếp liên quan đến dự án. Thơng tin càng đầy đủ, chính xác bao nhiêu thì việc thẩm định càng thuận lợi và chất lượng bấy nhiêu. Nếu thơng tin sai lệch thì kết quả thẩm định tài chính sẽ bị hạn chế, có thể dẫn đến những quyết định đầu tư sai lầm, gây tổn thất lớn và ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Chính vì vậy, yếu tố thơng tin có một vai trị rất quan trọng đối với chất lượng thẩm định tài chính dự án. Và vị trí của yếu tố này đang ngày càng được coi trọng trong thời đại thông tin hiện nay.

 Phương pháp thẩm định

Phương pháp thẩm định thể hiện thông qua hệ thống chỉ tiêu và cách áp dụng khi thẩm định tài chính dự án.

Mỗi chỉ tiêu đều có những ưu nhược điểm nhất định khi thẩm định dự án, do đó cán bộ thẩm định phải biết sử dụng kết hợp các chỉ tiêu để đưa ra các kết quả tồn diện và chính xác. Tùy theo đặc điểm tính chất của từng dự án mà đặt chỉ tiêu nào là quan trọng đối với việc ra quyết định cho vay.

 Trang thiết bị, công nghệ của ngân hàng:

Đây là nhân tố ảnh hưởng tới thời gian và độ chính xác của kết quả thẩm định tài chính dự án. Với trang thiết bị hiện đại, việc thu thập và xử lí các thơng tin sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và chính xác, dự báo

nhanh nhiều phương án, các cơ hội đầu tư sẽ được nắm bắt kịp thời. Nhờ vậy chất lượng cơng tác thẩm định tài chính dự án sẽ được nâng cao.

1.3.3.2. Nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng:

Đây là những nhân tố khơng thuộc tầm kiểm sốt của Ngân hang. Nhóm nhân tố bên ngồi ngân hàng bao gồm các nhân tố từ môi trường pháp lí, mơi trường kinh tế xã hội tác động tới q trình thẩm định tài chính dự án.

Về mơi trường pháp lý: đó là các cơ chế chính sách của nhà nước. Nếu cơ chế này nhất quán đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng khi thẩm định các yếu tố pháp lý của dự án.

Về môi trường kinh tế xã hội: Nền kinh tế chưa phát triển, sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp những thông tin xác thực phản ánh đúng mối quan hệ thị trường, những thơng tin dự báo tình trạng nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định và tăng trưởng của môi trường kinh tế xã hội sẽ hạn chế bớt rủi ro cho dự án. Nhờ đó Ngân hàng cũng lường trước các rủi ro được tốt hơn trong điều kiện cho vay thời hạn dài.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG CƠNG THƯƠNG BA ĐÌNH ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

NGÀNH XÂY DỰNG

2.1. Giới thiệu khái qt về ngân hàng Cơng thương Ba Đình

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh

Chi nhánh Ngân hàng Công thương - tiền thân là chi điếm ngân hàng Đội Cấn được thành lập từ năm 1959, là một trong những ngân hàng đầu tiên được thành lập trên địa bàn thủ đơ Hà Nội, có trụ sở chính tại số 126, phố Đội Cấn quận Ba Đình, Hà NỘi.

Ngày 01/07/1988, thực hiện Nghị định số 53 ngày 16 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng, ngành ngân hàng chuyển sang hoạt động theo mơ hình 2 cấp, lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong hoạt động kinh doanh, các Ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời, trong đó có Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Trong bối cảnh đó ngân hàng Ba Đình cũng được chuyển đổi thành một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi là chi nhánh ngân hàng Công thương quận Ba Đình trực thuộc ngân hàng Cơng thương thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận.

Ngày 24/03/1993, Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã ra quyết định số 93/NHCT-TCCB về việc giải thể Chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội, đồng thời chuyển giao hoạt động của các Chi nhánh NHCT trên địa bàn Thủ đơ trực thuộc NHCT Việt Nam. Từ đó, chi nhánh NHCT Thành phố Hà Nội tách ra làm 6 chi nhánh trực thuộc NHCT Việt Nam trong đó có ngân hàng Ba Đình mang tên gọi mới là Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình. Với quyết định này, hệ thống NHCT Việt Nam đã chuyển đổi mơ hình hoạt động từ hệ thống ngân hàng 3 cấp (Trung ương – Thành phố - Quận) thành hệ thống 2 cấp (bỏ đi cấp trung gian là ngân hàng thành phố).

Từ năm 1993 trở lại đây, chi nhánh NHCT Ba Đình đã khơng ngừng đổi mới, sắp xếp lại bổ máy tổ chức, đề bạt, bổ nhiệm các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, thực hiện cơ chế điều hành mới… Trải qua một giai đoạn không ngừng phấn đấu phát triển, ngày nay chi nhánh NHCT Ba Đình đã trở thành một trong những chi nhánh dẫn đầu của hệ thống NHCT Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng cho hệ thống NHCT Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Chi nhánh NHCT Ba Đình hiện có trên 300 cán bộ cơng nhân viên chức làm việc tại chi nhánh, phòng giao dịch và 11 quỹ tiết kiệm được đặt rải rác trên khắp địa bàn quận. Ngân hàng hoạt động dưới sự điều hành của ban lãnh đạo gồm một giám đốc và bốn phó giám đốc phụ trách các mảng cơng việc khác nhau.

Căn cứ quyết định 151/QĐ-HĐBT-NHCT1 ngày 20/10/2003 của hội đồng quản trị NHCT Việt Nam về việc phê duyệt mơ hình tổ chức của chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình theo dự án hiện đại hố ngân hàng được thể hiện qua sơ đồ sau đây:

Phòng khách hàng số 1: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách Giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng khách hàng 1 Phòng khách hàng 2 Phòng khách hàng cá nhân Phịng kế tốn giao dịch Phịng kế tốn tài chính Phịng thơng tin điện tốn Phịng tài trợ thương mại Phịng tổng hợp tiếp thị Phịng kiểm tra nội bộ Phịng tổ chức hành chính Phịng tiền tê kho quỹ

lên) để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại chi nhánh ngân hàng công thương ba đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w