2.4.2.1 .Hạn chế
3.3. Kiến nghị
3.3.5. Kiến nghị với chủ dự án đầu tư
Để giúp cho ngân hàng có thể nâng cao chất lượng thẩm định dự án,cần có sự hợp tác giữa chủ đầu tư và ngân hàng. Chủ đầu tư cần phải cung cấp đầy đủ những tài liệu cần thiết cho ngân hàng đúng như quy định, đảm bảo chính xác, trung thực. Ngược lại, với kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, ngân hàng có thể tư vấn cho nhà đầu tư việc lập dự án chính xác, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Các chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư, cần nhận thức đúng vai trị, vị trí của cơng tác thẩm định dự án khi quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Chủ đầu tư cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định của các văn bản pháp luật vì khâu lập dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của dự án sau này. Nếu một dự án được lập cẩn thận sẽ giúp khi phân tích dự án có thể đưa ra quyết định đầu tư chính xác, đồng thời chỉ ra được những rủi ro có thể xảy ra để chủ dự án có biện pháp hạn chế rủi ro khi thực hiện dự án.
Các chủ dự án phải tuân thủ nghiêm túc những cam kết với ngân hàng, khi thực hiện dự án cần đảm bảo thực hiện đúng những nội dung trong dự án, nếu có sửa đổi gì hay có những trục trặc thì cần phối hợp với ngân hàng để có biện pháp giải quyết hợp lý.
KẾT LUẬN
Tăng trưởng tín dụng bền vững là mục tiêu quan trọng của các Ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh ngân hàng Cơng thương Ba Đình nói riêng. Muốn đạt được điều đó ngân hàng cần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vì kết quả thẩm định chính là thước đo quan trọng hàng đầu để ngân hàng đưa ra các quyết định tài trợ đúng đắn. Tuy nhiên thẩm định tài chính dự án hiện nay tại các ngân hàng cịn chứa đựng nhiều hạn chế, địi hỏi các ngân hàng cần có sự nghiên cứu và có những giải pháp khắc phục để nâng cao hơn chất lượng công tác này.
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tại Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương Ba Đình, luận văn “Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự
án tại chi nhánh ngân hàng Cơng thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng.” đã đề cập được những vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về
chất lượng thẩm định dự án của Ngân hàng thương mại, nội dung, chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tài chính dự án.
Thứ hai, luận văn đã đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án
trong hoạt động cho vay tại chi nhánh ngân hàng Cơng thương Ba Đình đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, rút ra những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó.
Thứ ba, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
thẩm định tài chính dự án dựa trên định hướng cho vay của chi nhánh đối với các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng. Đồng thời luận văn cũng đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, NHNN, NHCTVN và Bộ xây dựng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chi nhánh trong q trình thực hiện thẩm định tài chính dự án có hiệu quả.
Với kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cơ giáo và những người có kinh nghiệm quan tâm đến đề tài này để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, ĐHKTQD, NXB Tài chính.
2. PTS Vũ Duy Hào, TS Đàm Văn Huệ, ThS Nguyến Quang Ninh (1997),
Quản trị tài chính doanh nghiệp, ĐHKTQD
3. PGS. TS Lưu Thị Hương (2003), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, ĐHKTQD, NXB Thống kê
4. Ngân hàng Công thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng
5. Nguyễn Văn Đáng, Quản lý dự án xây dựng, NXB Tổng hợp Đồng Nai 6. Chi nhánh ngân hàng Cơng thương Ba Đình, Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh 2003, 2004, 2005
7. Thông tư số 03/2005/ TT – BXD ngày 4 /3/ 2005 của Bộ xây dựng,
Hướng dẫn điều chỉnh dự tốn cơng trình xây dựng cơ bản
8. Thơng tư số 04/ 2005/ TT – BXD ngày 01/ 04/ 2005 của Bộ xây dựng,
Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng cơng trình
9. Nghị định số 16/ 2005/ NĐ – CP ngày 07/02/ 2005 của Chính phủ, Quản lý dự án