Các cơ hội và thách thức đối với công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PHARBACO Trung Ương 1 giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 74 - 80)

C. CÁC CHỈ TIÊU HUY ĐỘNG VỐN

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠ

3.2.3 Các cơ hội và thách thức đối với công ty

3.2.3.1 Cơ hội ( O-Oppotunities)

Trong thời gian tới, quá trình hội nhập của nền kinh tế diễn ra sâu rộng hơn bao giờ hết. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động của công ty dược

trong việc tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm hoạt động ngành công

nghiệp dược hiện đại, tiếp cận những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, mở ra khả năng phát triển các sản phẩm dược phong phú, chất lượng cao dựa vào những thành tựu cơng nghệ đó.

Nhận thức của người dân Việt Nam về chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về y tế ngày càng tăng. Sự phát triển về giáo dục dẫn đến nhận thức cao hơn của

người dân về việc chăm sóc sức khỏe. Vì vậy, khi có điều kiện để tiếp cận với thị trường thuốc và dược phẩm, thì nhu cầu ngày càng cao của người dân tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dược phát triển. Theo dự báo mức tăng trưởng của ngành dược Việt Nam cho đến năm 2020 dự kiến trung bình khoảng 17- 20%/năm. Tổng giá trị dược Việt Nam đến năm 2017 khoảng hơn 5 tỷ USD bình quân mỗi người dân Việt Nam dành khoảng 42 USD/năm cho thuốc. Dự kiến dân số và chi phí bình qn của người Việt Nam sẽ tăng, thị trường thuốc Việt vào năm 2020 đạt khoảng 10 tỷ USD. Chủ trương của chính phủ đến năm 2020 thốc nội chiếm 80% thị phần, do vậy triển vọng của ngành dược Việt Nam là rất lớn

để Công ty phát triển.

Việt Nam đang tiến đến đạt chuẩn GMP-WHO cho các công ty trong ngành Dược

Ngày 13/1/2004, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 3886/2004/QĐ-BYT việc triển khai áp dụng các quy tắc, tiêu chuẩn ‘thực hành tốt sản xuất thuốc’ của tổ chức Y tế thế giới GMP -WHO. Theo đó, đến hết 2006, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải đạt chuẩn. Đến năm 2010, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thuốc dùng ngoài và thuốc dược liệu phải đạt chuẩn này. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mới chỉ có 79 doanh nghiệp trong số khoảng 105 doanh nghiệp tân dược, và 5 doanh nghiệp đôngdược trong tổng số 80 doanh nghiệp đạt chuẩn GMP WHO. Vì vậy, dự kiến, trong thời gian sắp tới, Bộ Y tế sẽ mạnh tay hơn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đạt chuẩn hoặc loại bỏ các doanh nghiệp khơng có khả năng đạt chuẩn. Số lượng doanh nghiệp do đó có khả năng giảm đi đáng kể.

Việc gia nhập WTO và hỗ trợ áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất thuốc theo hướng dẫn của nước ngoài từ tổ chức WHO và ICH đã và đang tạo nên điều kiện cho dược phẩm trong nước được hội nhập, tiếp cận công nghệ tiên tiến, chuyển giao công nghệ.

Quan niệm của người Việt Nam về sử dụng sản phẩm nội và ngoại đã dần được thay đổi: Tâm lý của người Việt Nam, bao gồm cả bác sĩ và dược sĩ

vẫn ưa chuộng hàng ngoại. Thống kê chính thức cho thấy, bác sĩ Việt Nam chỉ kê 30% thuốc nội trên tổng số thuốc cho bệnh nhân. Trong tiềm thức của người Việt, thuốc đắt là thuốc tốt. Mà hiển nhiên rằng, thuốc nhập khẩu vẫn thường đắt hơn thuốc nội. Vì vậy, thuốc nội vẫn đang bị lép vế ở thị trường nội địa do những quan niệm sai lầm này. Tuy nhiên theo báo cáo năm 2013 của Vụ Thị trường thuộc Bơ Cơng Thương, thói quen này đang dần được thay đổi. Tỉ lệ người Việt dùng hàng Việt nói chung đã tăng lên 70% trong khi trước đó tỉ lệ này chỉ dừng lại ở 30%. Vì vậy, nhóm mặt hàng dược phẩm nói riêng cũng kì vọng một sự thay đổi.

Nhu cầu về các loại dược phẩm chức năng của người tiêu dùng đang tăng cao rõ rệt qua các năm vì sự bùng nổ của nhu cầu bảo vệ sức khoẻ. Chất lượng vệ sinh thực phẩm và tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam là vấn đề luôn được quan tâm vì chúng ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân. Do đó nhu cầu về các sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng đang ngày một gia tăng.

3.2.3.2 Thách thức ( T-Threats)

Môi trường cạnh tranh trong ngành Dược ngày càng khốc liệt với nhiều đối thủ hơn, trên phạm vi rộng hơn, sâu hơn.

Sự gia nhập ngành của các công ty sản xuất dược nội địa làm gia tăng sức ép cạnh tranh trong ngành dược Việt Nam. Đặc biệt sau khi gia nhập WTO, các sản phẩm dược trong nước cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nước ngoài. Với việc gia nhập WTO, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường Việt Nam theo các hình thức như đầu tư trực tiếp xây dựng nhà máy, liên doanh liên kết, hoặc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng qua trung gian trong nước với các mức thuế nhập khẩu thấp. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế suất đối với 47 dòng thuế chủ yếu là kháng sinh, vitamin, xuống mức trung bình là 2.5% vào năm 2012, trong khi trước đó trung bình là 10-15%. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp dược phải cạnhtranh về chất lượng, chủng loại và giá cả dược phẩm khốc liệt hơn.

Hệ thống văn bản luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, thường thay đổi

Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam vẫn đang trong q trình hồn thiện, vì thế các luật và văn bản dưới luât trên có thể cịn được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, những sự thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách trong nước có thể ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dược.

Nạn thuốc giả còn tràn lan do quản lý chưa chặt chẽ

Nạn thuốc giả vẫn đang lan tràn trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Điều mà, ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh và hình ảnh của các cơng ty có thuốc bị làm giả. Thống kê từ Cục Quản lý dược cũng cho thấy, hàng năm, hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước đã lấy 30.000 - 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Tỷ lệ thuốc kém chất lượng ở Việt Nam hiện dao động ở mức 3% và thuốc giả khoảng 0,1%. Việc buôn bán thuốc giả, đặc biệt, tập trung chủ yếu ở các vùng biên giới với Lào, Campuchia hay Trung Quốc.

Rủi ro khi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc từ nước ngồi

Hoạt động kinh doanh các cơng ty dược liên quan đến nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc. Do đó, biến động kinh tế đã tác động tới tỷ giá của đồng ngoạitệ, giá USD liên tục biến động theo xu thế tăng, gây ảnh hưởng đến những doanh nghiệpxuất nhập khẩu hàng hóa, trong đó có các doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất dượcphẩm. Ngồi ra, các cơng ty còn phải chịu các rủi ro như rủi ro

đối tác, rủi ro giao nhận, rủi ro quá trình vận chuyển...

Kinh tế nước ta đang dần rơi vào khủng hoảng khi lạm phát cao, dễ bị ảnh hưởng biến động của kinh tế thế giới do nhập siêu. Hơn nữa do chênh lệch về tỷ giá dẫn đến việc giảm giá trị của sản phẩm.

Bảng 3.1 Ma trận SWOT của công ty dược phẩm Pharbaco – TW1

Ma trận SWOT

Cơ hội (O)

- Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận với kiến thức, kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới.

- Nhận thức của người dân Việt Nam về chăm sóc sức khỏe và nhu cầu về y tế ngày càng tăng

- Mặt hàng dược phẩm nội kì vọng có sự thay đổi tăng về nhu cầu.

- Việt Nam đang tiến đến đạt chuẩn GMP-WHO cho các công ty trong ngành Dược. Trong thời gian sắp tới, Bộ Y tế sẽ mạnh tay hơn trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đạt chuẩn hoặc loại bỏ các doanh nghiệp khơng có khả năng đạt chuẩn. Số lượng doanh nghiệp do đó có khả năng giảm đi đáng kể.

Thách thức (T)

- Môi trường cạnh tranh trong ngành Dược ngày càng khốc liệt với nhiều đối thủ hơn, trên phạm vi rộng hơn, sâu hơn.

- Nạn thuốc giả còn tràn lan do quản lý chưa chặt chẽ

- Chịu rủi ro khi nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc từ nước ngoài: rủi ro tỷ giá, rủi ro đối tác, rủi ro giao nhận, rủi ro quá trình vận chuyển... - Hệ thống văn bản luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, thường thay đổi.

Điểm mạnh (S)

- Uy tín thương hiệu Cơng ty dần khẳng định trên thị trường, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang các

Phối hợp S/O

- Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang các nước bạn quốc tế - Đầu tư nhà máy sản xuất đông dược đạt tiêu chuẩn

Phối hợp S/T

- Tiếp tục đầu tư marketing các sản phẩm thế mạnh của công ty để phát triển thị trường. - Mở rộng xuất khẩu sản

nước.

- Cơng ty có các sản phẩm thế mạnh là các sản phẩm truyền thống như nguyên liệu chiết xuất bán tổng hợp, dược liệu.

- Pharbaco đã có bộ phận quản lý sản xuất chuyên nghiệp để kiểm sốt chất lượng tại các nhà máy, có 02 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-EU và 06 dây chuyền sản xuất thuốc tiên tiến.

- Có nguồn nhân lực có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong ngành - Có hệ thống phân phối hầu khắp các tỉnh thành

GMP.

- Tăng cường quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo sản phẩm của công ty ln tốt, nâng cao uy tín thương hiệu Cơng ty trên thị trường trong và ngồi nước.

- Duy trì, mở rộng năng lực kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có thế mạnh của cơng ty trên thị trường trong nước và nước ngoài.

phẩm của công ty đến các bạn hàng quốc tế, trong đó tập trung phát triển thị trường Myanma, Lào, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc.

- Tăng cường quản lý chất lượng toàn diện, đảm bảo sản phẩm của công ty luôn tốt, nâng cao uy tín thương hiệu Công ty trên thị trường trong và ngoài nước. - Cần chú trọng nghiên cứu, nắm bắt các quy định của Nhà nước để từ đó xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp. - Bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì và quan tâm hơn đến thương hiệu và đăng ký bản quyền nhãn hiệu hàng hóa.

Điểm yếu (W)

- Nhà máy dược phẩm của Cơng ty đang xây dựng nên chưa triển khai các hoạt động đem lại lợi nhuận.

- Nguồn nhân lực hiện nay còn thiếu đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, chưa có nhiều nhân

Phối hợp W/O

- Đẩy nhanh tiến độ cơng trình và bắt đầu tính đến các kế hoạch triển khai sắp tới để hoạt động sản xuất bắt đầu một cách nhanh nhất.

- Cơ cấu lại các đơn vị phòng ban nhằm giảm lao động gián tiếp, quản lý giản tiếp, tăng cường nhân sự các khâu trực

Phối hợp W/T

- Cơ cấu đầu tư hợp lý, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều mảng giúp giảm rủi ro. Cần có kế hoạch chủ động cân đối ngoại tệ phục vụ hoạt động hoạt động nhập khẩu thuốc và nguyên liệu.

sự trẻ kế cận lớp nhân sự có thâm niên, kinh nghiệm

- Quản lý nguồn nhân lực chưa tốt, còn nhiều lao động gián tiếp, chưa phát huy được hết năng lực lao động.

tiếp bán hàng, trực tiếp sản xuất.

- Xây dựng chính sách lương thưởng hồn tồn theo vị trí chức danh cơng việc và chất lượng công việc để nâng năng suất lao động.

- Đào tạo và nâng cao công tác quản lý sản xuất và lập kế hoạch sản xuất phù hợp trang thiết bị đã đầu tư

- Thực hiện trẻ hóa nguồn nhân lực.

- Tiếp tục nghiên cứu nâng cao chất lượng các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm đông dược, từng bước đổi mới đặc tính sản phẩm để cho ra đời những sản phẩm có chứa hàm lượng chất xám cao, mang lại lợi nhuận cao.

3.3 Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại công ty dượcphẩm Pharbaco – TW 1

Một phần của tài liệu Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm PHARBACO Trung Ương 1 giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w