Đơn vị tính: Tỷ đồng,%
Thời điểm Tổng nguồn vốn huy động (Tỷ đồng)
Tăng/Giảm so với năm liền trước Tuyệt đối
(Tỷ đồng) Tương đối(%)
Năm 2017 3.325 151 5,85
Năm 2019 3.704 208 5,95
Nguồn: Báo cáo tình hình huy động vốn các năm 2017-2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên
Qua bảng số liệu trên có thể nhận thấy rằng tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019 có nhiều chuyển biến. Cụ thể là trong năm 2017 tổng nguồn vốn huy động có sự tăng nhẹ là 5,85% tương đương với số tiền là 151 tỷ đồng. Con số này của năm 2018 là 171 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,14%. Đây là mức suy giảm gần như lớn nhất trong lịch sử tình hình huy động vốn 5 năm của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên. Điều này là dễ hiểu, bởi đây là giai đoạn tình hình kinh tế nhiều biến động, ảnh hưởng từ suy thối kinh tế và khủng hoảng tài chính, tiền tệ những năm trước đó vẫn để lại nhiều tác động tiêu cực, cộng với những vấn đề nội tại khiến kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn và chưa thể thốt khỏi đáy suy thoái. Mặt khác, đây cũng là giai đoạn nền kinh tế vĩ mô gặp nhiều bất ổn, lạm phát ở mức cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và người dân thì đổ xơ đi đầu cơ tích trữ vàng và ngoại tệ. Sang đến năm 2019, tình hình có nét khởi sắc hơn khi tổng nguồn vốn huy động đã có sự tăng trưởng là 5,95%, tương đương với 208 tỷ đồng.
Với khối lượng vốn huy động như vậy, Chi nhánh cũng phần nào đáp ứng được kịp thời nhu cầu để phát triển kinh tế trên địa bàn. Để có thể duy trì phát triển và huy động được một khối lượng nguồn vốn lớn như vậy, Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên đã đặc biệt chú trọng tới những khách hàng trùn thống, có uy tín với ngân hàng, tạo lập những mối quan hệ mới với những khách hàng tiềm năng. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất để có được chiến lược lãi suất hợp lý. Tất cả những cố gắng đó của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên hứa hẹn sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn huy động trong những năm tới.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Bên cạnh hoạt động huy động vốn thì một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của NHTM là khả năng sử dụng vốn vào hoạt động cho vay và đầu tư. Nếu như huy động vốn dồi dào nhưng sử dụng vốn không hiệu quả, không
tận dụng được tối đa nguồn vốn huy động thì sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn hay mất vốn, làm giảm hiệu quả kinh của ngân hàng. Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ cho nhau. Huy động vốn có tốt thì mới có vốn để tài trợ vào hoạt động cho vay, ngược lại, cho vay có chất lượng thì mới có lợi nhuận để bù đắp cho chi phí huy động vốn. Cho vay có hiệu quả, thì nên kinh tế mới phát triển, mới có nguồn vốn nhàn rỗi để huy động. Đối với Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên, sử dụng vốn để cấp tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất cho Chi nhánh.
Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM là dư nợ cho vay. Tổng dư nợ được tính bằng tổng của số dư nợ kỳ trước và doanh số cho vay trong kỳ trừ đi doanh số thu nợ trong kỳ và thường được tính cho thời điểm cuối tháng, quý hoặc năm. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu mang tính thời điểm, khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Dư nợ cho vay phản ánh số vốn mà ngân hàng đã cho vay mà vẫn chưa thu được nợ đồng thời cũng dự báo tương đối chính xác số tiền lãi mà ngân hàng sẽ thu được trong tương lai. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh được phản ánh chính xác qua bảng số liệu cụ thể như sau: