Tình hình hoạt động cho vay giai đoạn 2017 2019

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 54 - 65)

Đơn vị tính: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) TỔNG DƯ NỢ 4.892 100 5.884 100 7.036 100

I. Theo thời gian 4.892 100 5.884 100 7.036 100

1. Cho vay ngắn hạn 2.473 50,55 2.887 49,07 3.403 48,37

2. Cho vay trung dài hạn 2.419 49,45 2.997 50,93 3.633 51,63 II. Theo đối tượng khách hàng 4.892 100 5.884 100 7.036 100

1. Hộ sản xuất và cá nhân 2.150 43,95 3.126 53,13 4.149 58,97

2. Doanh nghiệp 2.742 56,05 2.758 46,87 2.887 41,03

III. Theo loại tiền 4.892 100 5.884 100 7.036 100

2. Ngoại tệ (Quy đổi VNĐ) 173 3,54 174 2,96 174 2,47 IV. Theo chất lượng tín dụng 4.892 100 5.884 100 7.036 100

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay qua các năm 2017-2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Ngày 15 tháng 06 năm 2015, Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có Quyết định số: 666/QĐ-HĐQT-TDHo về việc ban hành “Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong hệ thống

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Theo QĐ này, các hình

thức cho vay gồm ngắn hạn (thời hạn cho vay đến 12 tháng), trung và dài hạn (thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng). Theo đó, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên quán triệt thực hiện. Với Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ và chỉ thị của NHNN, Chi nhánh tiếp tục mở rộng cho vay trên phương diện khác nhau với mục tiêu ổn định kinh tế và kiềm chế lạm phát, tích cực triển khai và đã đạt được kết quả khả quan như chúng ta có thể thấy từ bảng số liệu trên. Cụ thể, dự nợ cho vay của Chi nhánh qua các năm liên tục tăng, tổng dư nợ năm 2016 đạt 5.884 tỷ đồng, tăng 992 tỷ đồng, tương đương 20,3% so với năm 2015. Còn năm 2017, tổng dư nợ là 7.036 tỷ đồng, tăng 1.152 tỷ đồng tương đương với 19,6% so với năm 2015 và đạt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Để đạt được kết quả đó, một phần là do chính sách nới lỏng tín dụng của Chi nhánh, các thủ tục cấp tín dụng linh hoạt hơn, người vay dễ tiếp cận được nguồn vốn hơn.

- Xét cơ cấu cho vay theo thời gian:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu cho vay theo thời gian

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay các năm 2017 - 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Nhìn chung, tổng dư nợ tăng khá đều hàng năm và nhu cầu vay tiền trong trung hạn cao hơn so với nhu cầu vay trong ngắn hạn. Điều này là do trong tình trạng khó khăn về kinh tế như hiện nay, HGĐ &CN đều rất khó để phát triển, nhiều HGĐ &CN hoạt động chưa có hiệu quả nên việc cho vay trung hạn sẽ giúp cho HGĐ &CN vượt qua được giai đoạn khó khăn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu. Mặt khác, bản thân HGĐ &CN nếu vay ngắn hạn nhưng tình hình tài chính, quy trình sản xuất kinh doanh kém thì nợ ngân hàng có thể là gánh nặng tiếp tục kìm hãm sản xuất. Thời gian tới, khi HGĐ &CN hoạt động tương đối ổn định và có mức tăng trưởng khá, Chi nhánh có thể sẽ nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để phù hợp

với nhu cầu của HGĐ &CN và tình hình thực tế của nền kinh tế. - Xét cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng:

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay các năm 2017- 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Thông qua bảng số liệu và biểu đồ doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng, có thể thấy rõ hướng đầu tư chủ lực của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên là tín dụng hộ sản xuất và cá nhân với tỷ trọng khoảng 58,97% và liên tục tăng ổn định. Với chiến lược tập trung chủ yếu vào thành phần kinh tế hộ sản xuất - cá nhân, Chi nhánh đã khai thác được tiềm năng to lớn của địa phương và khơng ngừng phát triển tạo được uy tín vững chắc trong lịng khách hàng.

- Xét về chất lượng tín dụng: Chi nhánh đã đặt ra định hướng hoạt động tín dụng của mình theo ngun tắc: “Đảm bảo an tồn, hiệu quả và sinh lời”. Chi nhánh ln cố gắng bám sát khách hàng, một mặt giảm dần dư nợ từ việc xác định và thu hồi công nợ của khách hàng, một mặt vẫn rót vốn cho khách hàng để duy trì hoạt động kinh doanh trên cơ sở tái cơ cấu có hiệu quả và đảm bảo khả năng thu nợ. Mặc dù vậy nợ xấu tín dụng là khơng thể tránh khỏi. Tỷ lệ nợ xấu năm 2017 là 1,83%. Năm 2018, tỷ lệ nợ tăng nhẹ 1,94% và chất lượng tín dụng được nhận định là kém nhất trong vịng 3 năm (từ 2017 - 2019), năm 2019 đạt 1.43%. Dư nợ xấu tại Chi nhánh hầu hết tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng. Biểu đồ sau thể hiện rõ chất lượng tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn 2017 - 2019.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh

Nguồn: Báo cáo tình hình cho vay các năm 2017- 2019 của Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu tăng cao (90 tỷ đồng) đã gây nên sự nghi ngờ, lo ngại về về chất lượng tín dụng của Chi nhánh nhưng điều này là khó tránh khỏi bởi đây là tình trạng chung của thị trường tài chính ngân hàng. Trước tình hình đó, lãnh đạo Chi nhánh chỉ đạo chấp hành nghiêm quy trình tín dụng và thực hiện phân loại khách hàng theo tiêu chí của Agribank Việt Nam. Thẩm định món vay đồng thời chú trọng đến tính hiệu quả, khả thi của dự án và tài sản đảm bảo tiền vay. Kiên quyết từ chối các dự án thiếu hiệu quả và mức độ rủi ro cao. Tiếp tục mở rộng tín dụng theo phương châm “An tồn, hiệu quả, bền vững”.

2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017-2019

2.2.1. Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng các sản phẩm tín dụng hộ gia đình, cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Để đánh giá chất lượng tín dụng HGĐ &CN theo quan điểm khách hàng, tác giả luận văn đã sử dụng kết quả khảo sát khách hàng HGĐ &CN do Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thực hiện hàng năm (Xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Đánh giá của khách hàng về chất lượng tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên giai đoạn 2017 - 2019

T

T Tiêu chí Mụctiêu

2017 2018 2019 Kết

quả Đánhgiá quảKết Đánhgiá quảKết Đánhgiá

1 Tỷ lệ khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ tín dụng của Agribank (đánh giá từ mức tốt trở lên)

≥ 80% 53,2% Chưađạt 61,3% Chưađạt 72,1% Chưađạt

2

Điểm đánh giá của KH về giao dịch theo Bộ tiêu chuẩn Agribank

Đạt từ mức tốt

trở lên Tốt Đạt Tốt Đạt Tốt Đạt

3

Điểm đánh giá của KH về nhân viên theo Bộ tiêu chuẩn Agribank Đạt từ mức tốt trở lên Khá Chưa đạt Tốt Đạt Tốt Đạt

Nguồn: Kết quả khảo sát khách hàng do Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên thực hiện hàng năm

Từ kết quả trên có thể thấy: Đối với tiêu chí tỷ lệ hài lịng của khách hàng, mục tiêu đề ra là 80% trở lên khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng của Agribank từ mức tốt trở lên, trong khi kết quả đạt được qua các năm từ 2017 đến 2019 đều còn cách khá xa so với mục tiêu đề ra.

Như vậy, chất lượng dịch vụ tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên cần có sự thay đổi đáng kể cả về lượng lẫn về chất, ban lãnh đạo Chi nhánh và các cán bộ quản lý trung gian cũng như toàn thể cán bộ nhân viên tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên cần ý thức được tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ tín dụng và quản lý chất lượng dịch vụ tín dụng, đề từ đó có những hành động cụ thể và thiết thực để đạt được hiệu quả tốt nhất theo mục tiêu đã đề ra.

2.2.2. Chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên qua các chỉ tiêu đánh giá

2.2.2.1. Tổng dư nợ và kết cấu dư nợ

Dư nợ cho vay là thước đo tầm vóc về tín dụng của một ngân hàng nên các NHTM luôn quan tâm đến mức dư nợ cho vay. Tăng trưởng dư nợ cho vay trên tổng tài sản có, một mặt thể hiện khả năng sinh lời của các sản phẩm tín dụng của NHTM, mặt khác thể hiện khả năng phát sinh tổn thất từ các khoản cho vay đối với khách hàng. Trong giai đoạn 2017- 2019 Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên tuy cịn có nhiều khó khăn trên địa bàn kinh doanh nhưng mức dư nợ cho vay đối với HGĐ&CN vẫn tăng đều qua các năm, cụ thể tổng dư nợ đến 31/12/2019 đạt 4.149 tỷ đồng tăng so với năm 2018 là 1.023 tỷ đồng.

Bảng 2.5. Kết cấu dư nợ hộ gia đình và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2017 2018 2019 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọn g % Số tiền Tỷ trọn g Chênh lệch so với 2017 Số tiền Tỷ trọn g Chênh lệch so với 2018 Số tiền % tăng/ giảm Số tiền % tăng/ giảm Tổng dư nợ HGĐ&C N 2.15 0 100 3.12 6 100 976 45,4 4.14 9 100 1.02 3 32,73 Dư nợ ngắn hạn HGĐ&C N 973 45,53 1.48 7 47,57 514 52,8 3 1.99 3 48,04 506 34,03 Dư nợ trung, dài hạn HGĐ&C N 1.17 7 54,47 1.63 9 52,43 462 39,2 5 2.15 6 51,96 517 31,54

Nguồn: Báo cáo của Phòng Khách hàng Hộ SX và CN năm 2017, 2018, 2019

Nhìn vào bảng 2.5 ở trên ta thấy tổng dư nợ tăng đều qua các năm, cụ thể : Dư nợ ngắn hạn năm 2017 đạt 973 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 45,53%, năm 2018 đạt 1.487 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 47,57% tăng so với năm 2017 là 514 tỷ lệ tăng 52,83 %; năm 2019 đạt 1.993 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 48,04% trong tổng dư nợ, tăng so với năm 2018 là 506 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 34,03%.

Dư nợ trung và dài hạn năm 2017 đạt 1.177 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,47%, năm 2018 đạt 1.639 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 52,43%, tăng so với năm 2017 là 462 tỷ

đồng tỷ lệ tăng 39,25 %. Năm 2019 đạt 2.156 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 51,96 % trong tổng dư nợ, tăng so với năm 2018 là 517 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31,54%.

Như vậy tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn giảm dần qua các năm, còn tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm là do Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên điều chỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

2.2.2.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ xấu

Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của Chi nhánh thể hiện qua bảng 2.6 dưới đây.

Bảng 2.6. Dư nợ quá hạn hộ gia đình và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Đơn vị: Tỷ đồng; %

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Tổng dư nợ toàn Chi nhánh 4.892 5.884 7.036

2. Tổng dư nợ HGĐ&CN 2.150 3.126 4.149

- Dư nợ HGĐ&CN ngắn hạn 973 1.487 1.993

- Dư nợ HGĐ&CN trung, dài hạn 1.177 1.639 2.156

3. Tỷ trọng dư nợ HGĐ&CN /Tổng

dư nợ (%) 43,95 53,13 58,97

4. Dư nợ quá hạn HGĐ&CN 85 106 143

5. Tỷ trọng dư nợ quá hạn HGĐ&CN/Tổng dư nợ HGĐ&CN

(%) 7,22 6,47 6,63

6. Nợ xấu HGĐ&CN 21 24 18 7. Tỷ trọng nợ xấu

HGĐ&CN/Tổng dư nợ

HGĐ&CN 1,78 1,46 0,83

8. Nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ

xấu 0 0 0

Nguồn: Báo cáo của Phòng Khách hàng Hộ SX và CN năm 2017, 2018, 2019

Bảng 2.6 cho thấy năm 2017 dư nợ quá hạn HGĐ&CN là 85 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,22% trong tổng dư nợ HGĐ&CN; năm 2018 dư nợ quá hạn HGĐ&CN là 106 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 6,47% trong tổng dư nợ HGĐ&CN, tăng so với năm 2017 là 21 tỷ đồng; đến 31/12/2019 dư nợ quá hạn HGĐ&CN là 143 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,63% trong tổng dư nợ HGĐ&CN, tăng so với năm 2018 là 37 tỷ đồng. Qua đó có thể thấy dư nợ quá hạn tăng qua các năm nhưng tỉ trọng dư nợ quá hạn

trên tổng dư nợ HGĐ&CN lại giảm từ 7,22% vảo năm 2017 cịn 6,63% năm 2019. Để làm rõ hơn chất lượng tín dụng HGĐ&CN, có thể nhìn vào phân tích nợ q hạn xét theo thời gian quá hạn (nhóm nợ) tại bảng 2.7 dưới đây.

Bảng 2.7. Dư nợ quá hạn HGĐ&CN phân theo thời gian quá hạn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

Đơn vị: Tỷ đồng; %

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ quá hạn HGĐ&CN 85 100 106 100 143 100 Nợ quá hạn nhóm 2 64 75,29 82 77,36 125 87,41 Nợ quá hạn nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) 10 11,76 13 12,26 8 5,59 Nợ quá hạn nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) 8 9,41 8 7,55 8 5,59 Nợ quá hạn nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) 3 3,53 3 2,83 2 1,41 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%) 7,22 6,47 6,63

Nguồn: Báo cáo của Phòng Khách hàng Hộ SX và CN năm 2017, 2018, 2019

Theo bảng 2.7 có thể thấy Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên đã quan tâm đến việc xử lý đối với nợ quá hạn. Cụ thể như sau:

- Nợ quá hạn nhóm 2, năm 2017 là 64 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75,29%; năm 2018 là 82 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77,36%; năm 2019 là 125 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 87,41%.

- Nợ quá hạn nhóm 3, năm 2017 là 10 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,76%; năm 2018 là 13 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,26%; năm 2019 là 8 tỷ đồng chiếm tỷ

trọng 5,59%. Như vậy nợ quá hạn đến năm 2019 đã giảm đi đáng kể. Điều đó chứng tỏ cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ để tránh tình trạng các khoản nợ chuyển sang nợ dây dưa khó địi.

- Nợ quá hạn nhóm 4, năm 2017 là 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 9,41%, năm 2018 là 8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,55%; năm 2019 là 8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 5,59%.

- Nợ nhóm 5 năm 2017 là 3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 3,53%, năm 2018 là 3 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 2,83%; năm 2019 là 2 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 1,41%. Đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn, nguy hiểm nhất, song nhóm nợ này tại Chi nhánh đang giảm và hiện tại là rất thấp so với tổng dư nợ quá hạn HGĐ&CN.

Qua phân tích trên ta thấy nhìn chung tỉ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ HGĐ & CN tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2107- 2019 chưa có xu hướng giảm và cho đến năm 2019 vẫn chiếm tỷ trọng khơng nhỏ (6,63%), chứng tỏ chất lượng tín dụng HGĐ & CN tại Chi nhánh chưa được tốt, cần xem xét các biện pháp thích hợp để đơn đốc và thu hồi nợ.

2.3. Thực trạng quản lý chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân tại Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên

2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý chất lượng tín dụng hộ gia đình và cá nhân

Trong giai đoạn 2017- 2019, Agribank Chi nhánh tỉnh Điện Biên xây dựng kế hoạch theo hướng đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng HGĐ&CN, trong đó tập trung vào dư nợ ngắn hạn. Cụ thể kế hoạch năm 2017 dư nợ HGĐ&CN đề ra 2.200 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.000 tỷ đồng chiếm 45,45% tổng dư nợ HGĐ&CN; kế hoạch năm 2018 dư nợ HGĐ&CN đề ra 3.100 tỷ đồng trong đó dư nợ ngắn hạn là 1.500 tỷ đồng chiếm 48,39% tổng dư nợ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG HỘ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w